Cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm

  • Khỏe & Đẹp
  • Bệnh & thuốc
Thứ tư, 03/05/2017 08:40 (GMT+7)

Đảm bảo hết nhiệt miệng sau 1 đêm mà không phải uống thuốc tây

Đảm bảo hết nhiệt miệng ngay sau 1 đêm mà không hề tốn tiền cũng chẳng phải uống thuốc tây.

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần. Triệu chứng cơ bản của bệnh là xuất hiện mụn nước nhỏ và khi vỡ sẽ để lại vết lở nông với đường kính khoảng 2-10 mm. Vết lở này có đường viền màu đỏ xung quanh và đáy màu vàng nhạt, tuy không gây nguy hiểm nhưng rất đau khi ăn uống, cản trở sinh hoạt bình thường.

Cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm

Nguyên nhân gây nhiệt miệng?

Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn cay nóng là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người biết đến chủ yếu gây nhiệt miệng. Cùng với đó, thói quen ăn uống khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, B6, B2; các rối loạn nội tiết ở phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt, dị ứng thời tiết dễ gây nhiệt miệng.

Do chấn thương trong miệng: Đây là những va chạm gây chấn thương do đánh răng quá mạnh, cắn phải.

Do bị loét áp-tơ (tổn thương loét đau ở miệng): Nguyên nhân này thường là do chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt, tâm lý căng thẳng, môi trường sống (chủ yếu là nguồn nước) có nhiều độc chất kim loại nặng, nghề nghiệp độc hại

Theo Đông y, nhiệt miệng là do nóng trong người, cơ thể nhiễm độc tố mà chưa được thải ra hết.

Bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng không khỏi nhưng bạn đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn vài cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất chỉ trong 2 ngày để có thể chấm dứt ngay tình trạng đau đớn, khó chịu này nhé!

Tác hại của nhiệt miệng

Không những gây đau đớn, ăn uống kém mà nhiệt miệng còn gây nên tình trạng hôi miệng, hạn chế giao tiếp cho người bệnh.

Thường thì khi bị nhiệt miệng người bệnh sẽ ngại mở miệng, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên đây là một sai lầm lớn với bạn.

Bởi khi ít mở miệng sẽ khiến lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn, không có sự lưu thông nước bọt gây nên hiện tượng hôi miệng. Và lại kéo theo hệ quả nữa là tình trạng giao tiếp của bạn càng bị hạn chế hơn.

Một sai lầm thường gặp nữa của những người bị nhiệt miệng đó là không súc miệng bằng nước muối. Vì khi tiếp xúc với muối sẽ khiến các vết loét bị sót.

Trên thực tế thì nước muối có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi. Không chỉ giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn mà nó còn giúp các vết loét nhanh lành hơn.

Mẹo chữa nhiệt miệng

- Bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng rau ngót.

Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

- Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

Lan Ngọc/ tiêu dùng 24h

  • Những 'thần dược' giúp bạn chữa nhiệt miệng, nướu răng
  • Hết nhiệt miệng chỉ sau 1 đêm bằng phương pháp đơn giản
  • Trị nhiệt miệng bằng những nguyên liệu rẻ tiền trong bếp
  • bài thuốc
  • nhiệt miệng
  • thuốc tây