Cách học Writing Task 1 hiệu quả

Writing là một trong hai kỹ năng khó nhất của IELTS, đánh giá khả năng hiểu đề bài, sử dụng từ vựng, ngữ pháp, trình bày ý tưởng mạch lạc. Cùng tìm hiểu về phần đầu tiên của Writing để các bạn có những bước luyện viết tiếng Anh đúng nhé.

Writing task 1 là phần thi để đánh giá năng lực của thí sinh trong việc lựa chọn và phân tích các đặc điểm chính của biểu đồ, bảng biểu, bản đồ; khả năng so sánh, xác định xu hướng của dữ liệu được cho trong biểu đồ, bảng biểu, bản đồ; khả năng miêu tả 1 quá trình thông qua hình vẽ.

Trong bài thi IELTS tất nhiên không thể thiếu phần thi Writing [viết]. Đây là phần thi sẽ diễn ra sau khi thi Listening và Reading. Phần thi này có thời gian là 60 phút, kể cả thời gian đọc đề. 

Dạng bài trong phần thi IELTS Writing có 2 phần trong 60 phút, thì task 1 có thể hiểu là câu hỏi số 1 có thời gian 20 phút. Bài Writing task 1, bạn phải viết tối thiểu 150 từ. Các thể loại trong bài Writing task 1 có thể kể đến như báo cáo tóm tắt, nhận xét đánh giá sơ đồ, bản đồ…

Trong khi đó, phần bài thi Writing task 2 sẽ có thời gian thi 40 phút với số từ quy định tối thiểu 250 từ.  Dạng bài thi này thường là thể loại bài luận về một quan điểm, một ý tưởng, 1 hiện tượng nào đó. Phần bài thi này đòi hỏi bạn không chỉ vận dụng ngữ pháp, mà còn phải có tư duy, lập luận.

Chính vì tính chất của 2 phần thi Writing task 1 và task 2 khác nhau nên mức điểm cũng khác nhau. Task 1 sẽ chiếm ⅓ số điểm và task 2 chiếm ⅔ số điểm của bài thi Writing. Theo các giảng viên có kinh nghiệm chấm thi IELTS sẽ có 4 tiêu chí đánh giá:

  • Task Response: Việc đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài
  • Coherence & Cohesion: Việc gắn kết, mạch lạc của bài viết cả về mặt ngữ pháp lẫn từ vựng. Bạn có thể hiểu là khả năng lập luận, tính logic của bài viết.
  • Lexical Resource: Việc đa dạng từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ đa dạng, phong phú
  • Grammatical Range & Accuracy: Việc dùng đúng và dùng đa dạng nhiều hình thức ngữ pháp.

Phần thi Writing task 1 để đánh giá năng lực của các bạn về việc lựa chọn và phân tích. Cho nên, phần thi này thường tập trung vào các đặc điểm chính của biểu đồ, bảng biểu, bản đồ. Thí sinh phải thể hiện khả năng so sánh, xác định xu hướng của dữ liệu được cho trong biểu đồ, bảng biểu, bản đồ; khả năng miêu tả 1 quá trình thông qua hình vẽ.

Bố cục của bài thi Writing task 1 sẽ chia thành 3 phần chính, các thí sinh có thể tham khảo:

  • Phần Introduction: phần mở đầu, dùng để giới thiệu nội dung.
  • Phần Overview: Phần nhận định chung. Từ đề bài đưa ra, thí sinh tổng kết lại thành một nhận định chung của mình.
  • Phần Details: Phần mô tả chi tiết. Phần liệt kê những dẫn chứng, những nhận định bổ sung làm rõ cho nhận định chung. Phần này có thể chia làm 2 đoạn nhỏ.

Writing task 1 có các dạng đề cơ bản như sau: biểu đồ đường [line graph], biểu đồ cột [bar chart], biểu đồ tròn [pie chart], bảng biểu [table], miêu tả quy trình [process], bản đồ [map], kết hợp hai biểu đồ khác nhau [mixed]. 

Đây là dạng biểu đồ mà số liệu sẽ được thể hiện bằng các cột đơn, cột đôi hoặc cột chồng và có thể là cột đứng hoặc cột ngang nhưng cách trình bày số liệu sẽ không có nhiều sự khác biệt giữa các loại. 

Bên trong đó, các điểm thể hiện số liệu sẽ được nối thành các đường khác nhau và chỉ ra một xu hướng nào đó. Đối với dạng này thì sẽ thường có yếu tố thời gian đi kèm.

Dạng biểu đồ này thường được chia thành các phần trong một hình tròn và từng phần thể hiện số liệu [dưới dạng phần trăm: %]. Mỗi phần sẽ được thể hiện bằng màu sắc khác nhau.

Tên và màu sắc từng phần sẽ được liệt kê trong phần chú thích ở bên cạnh hoặc bên dưới biểu đồ. Thí sinh cũng có thể phải giải quyết 2 đến 3 biểu đồ tròn để đưa ra sự thay đổi số liệu qua từng thời kỳ.

Khác với các dạng biểu đồ được thể hiện bằng hình ảnh sẽ dễ nhìn thấy xu hướng tăng/ giảm thì bảng số liệu có ưu thế riêng biệt của nó: đó chính là các thông tin, số liệu được liệt kê rất rõ ràng, chi tiết.

Tuy nhiên, chính vì bảng số liệu không được thể hiện bằng hình ảnh nên thí sinh bắt buộc phải chọn lọc số liệu tư tìm ra xu hướng tăng/ giảm.

Đây là một dạng biểu đồ đặc biệt vì nó sẽ kết hợp 2 trong 4 dạng biểu đồ ở trên, biểu đồ thứ nhất sẽ bổ trợ để làm rõ các số liệu về một khía cạnh thông tin ở biểu đồ thứ 2.

Vì vậy, thí sinh phải trình bày được mối quan hệ giữa 2 biểu đồ. Các dạng biểu đồ kết hợp có thể gặp là: biểu đồ cột – biểu đồ tròn, biểu đồ cột – bảng,…

Khác với các dạng biểu đồ nêu trên thì quy trình sẽ không cung cấp số liệu mà nó sẽ thể hiện một quá trình để tạo ra một sản phẩm, một cơ chế làm việc của một hệ thống, sự sinh trưởng của một đối tượng nào đó.

Thí sinh sẽ cần liên kết các giai đoạn với nhau theo một trình tự hợp lý tạo thành bài viết hoàn chỉnh. Có thể học viên sẽ phải giải quyết 1 hoặc 2 quy trình, tương tự như biểu đồ kết hợp thì quy trình 1 sẽ làm rõ hơn một giai đoạn nào đó trong quy trình còn lại.

Dạng đề này sẽ yêu cầu thí sinh mô tả về những thay đổi trong hình vẽ, thường là một địa điểm cụ thể [một ngôi làng hoặc khu dân cư,…]. Những thay đổi này sẽ biểu thị qua các mốc thời gian khác nhau. Thông thường chỉ tối đa 3 giai đoạn

Để đạt yêu cầu bài thi writing task 1, bài viết của bạn cần có đủ ba phần: giới thiệu [introduction], tổng quan [overview] và chi tiết [detail].

Cách viết introduction: Mục đích của phần mở bài là cho biết biểu đồ này trình bày vấn đề gì và trong thời gian nào [nếu có], nên bạn chỉ cần viết lại đề bài bằng các câu từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc ngữ pháp khác [paraphrase].

Overview [phần tổng quan]: chọn ra 2-3 đặc điểm nổi bật nhất hoặc của biểu đồ và viết ngắn gọn trong 2-3 câu để thể hiện đặc điểm, xu hướng chính của toàn bộ biểu đồ. 

Đối với overview cho dạng bài miêu tả quy trình, chúng ta cần viết được ít nhất 2 ý cơ bản: quy trình này gồm mấy giai đoạn, bắt đầu bởi giai đoạn gì và kết thúc bởi giai đoạn gì. Chú ý phần này không được viết số liệu cụ thể của biểu đồ vào.

Detail paragraph: thân bài gồm 2 đoạn miêu tả chi tiết biểu đồ, mỗi đoạn từ 3-4 câu. Bạn cần xác định điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa các thông tin của biểu đồ và chia chúng thành 2 đoạn, mỗi đoạn là 1 nhóm các dữ liệu có đặc điểm tương đồng nhau.

Ví dụ:

Trong biểu đồ cột này, ta thấy lượng chi tiêu của Germany và Britain là gần như đối lập nhau, còn Italy và France có sự khác biệt nhau ở đặc điểm: chi tiêu cho toys là bằng nhau, chi tiêu cho CDs và Photographic film thì France cao hơn Italy, và ngược lại khi chi cho personal stereos, tennis racquets và perfumes thì Italy cao hơn France. Nên để báo cáo biểu đồ cột này 1 cách logic, chúng ta sẽ nhóm Germany và Britain vào đoạn 1, Italy và France vào đoạn 2 như sau:

People in Britain spent just over £170,000 on photographic film, which is the highest figure shown on the chart. By contrast, Germans were the lowest overall spenders, with roughly the same figures [just under £150,000] for each of the six products.

The figures for spending on toys were the same in both France and Italy, at nearly £160,000. However, while French people spent more than Italians on photographic film and CDs, Italians paid out more for personal stereos, tennis racquets and perfumes. The amount spent by French people on tennis racquets, around £145,000, is the lowest figure shown on the chart.

Đối với dạng bài Process, ta sẽ chia 2 đoạn thân bài thành 2 nhóm các giai đoạn. Sẽ có những dạng bài đã phân ra 2 quy trình khác nhau, nhưng cũng có dạng bài chỉ có 1 quy trình thì chúng ta cần chia quy trình ấy thành 2 đoạn thân bài.

Ví dụ: Quy trình sản xuất gạch dưới đây có 7 giai đoạn, chúng ta chia 3 giai đoạn đầu làm đoạn 1 và 4 giai đoạn cuối làm đoạn 2.

At the beginning of the process, clay is dug from the ground. The clay is put through a metal grid, and it passes onto a roller where it is mixed with sand and water. After that, the clay can be shaped into bricks in two ways: either it is put in a mould, or a wire cutter is used.

At the fourth stage in the process, the clay bricks are placed in a drying oven for one to two days. Next, the bricks are heated in a kiln at a moderate temperature [200 – 900 degrees Celsius] and then at a high temperature [up to 1300 degrees], before spending two to three days in a cooling chamber. Finally, the finished bricks are packaged and delivered

Thí sinh nên bắt đầu luyện viết đoạn mở bài bằng cách nêu lại những thông tin đã được đưa ra trong phần đề bài, hội đủ các yếu tố: tên biểu đồ [biểu đồ đang thể hiện nội dung gì], các mốc thời gian, đơn vị đo lường số liệu [nếu có]. Chỉ cần viết 1-2 câu là đủ. 

  • Tips viết: Paraphrase nội dung đề bài là cách tốt nhất.
  • Ví dụ:

Question:

The graphs below give information about computer ownership as a percentage of the population between 2002 and 2010, and by level of education for the years 2002 and 2010.

Introduction:

The bar charts show data about computer ownership, with a further classification by level of education, from 2002 to 2010.

Overview là sự tóm tắt ngắn gọn số liệu/ thông tin trong bảng và biểu đồ và chỉ ra xu hướng chung của biểu đồ đó.

Tips viết: 

  • Đối với các dạng bài mà có nhiều số liệu thì không thể chỉ ra được ngay xu hướng chung. Thí sinh có thể tìm ra điểm thấp nhất hoặc cao nhất để nêu trong Mô tả chung. Bên cạnh đó trong một số dạng biểu đồ số liệu, học viên có thể chọn ra mốc thời gian mà số liệu thay đổi nhiều nhất để chỉ ra xu hướng tăng/ giảm trước và sau mốc thời gian đó. 
  • Đối với dạng quy trình, thì khi viết Mô tả chung sẽ tìm điểm có thể chia quy trình ra thành 2 phần chính. 
  • Đối với dạng bản đồ, thì tìm ra những đối tượng thay đổi nhiều nhất.

Lưu ý: Việc viết Mô tả chung chính xác và hợp lý sẽ giúp cho phần Thân bài viết đúng hướng.

Không hề có một cấu trúc cụ thể nào cho phần Thân bài, tùy vào dạng bài và cách tiếp cận của người viết để quyết định xem có bao nhiêu chi tiết sẽ được triển khai trong bài. Thông thường, phần Thân bài này sẽ có 2 đoạn, mỗi đoạn từ 3 – 4 câu. 

Tips viết: Trong đó quan trọng nhất là loại thì được sử dụng trong bài. Để xác định đúng loại thì cần dùng trong bài hãy nhìn vào thời gian của số liệu. Số liệu được thu thập ở quá khứ thì dùng thì quá khứ, số liệu dự đoán tương lai thì dùng thì tương lai. Còn nếu biểu đồ, bảng số liệu không đề cập đến thời gian thì dùng thì hiện tại.

  • Không được chép lại toàn bộ đề bài. Hãy diễn đạt lại đề bài bằng ngôn từ và văn phong của bạn.
  • Đừng quên viết Mô tả chung trong Task 1, Mô tả chung phải được viết ngay sau Mở bài và chỉ tóm tắt ngắn gọn trong 2 câu. Bài viết sẽ không đạt điểm cao nếu thiếu Mô tả chung.
  • Không mô tả mọi số liệu có trong bảng/ biểu đồ. Kỹ năng quan trọng khi làm Task 1 Writing IELTS chính là biết chọn lọc thông tin một cách chính xác và hợp lý nhất. Chỉ đề cập đến những số liệu thật sự cần thiết trong đề.
  • Không viết lan man, dài dòng vì Task 1 chỉ có 20 phút làm bài. Hãy luyện viết IELTS Task 1 trong thời gian quy định. Vì phần Task 2 cần nhiều thời gian và quan trọng hơn.
  • Không đề cập ý kiến hay quan điểm cá nhân ở trong Task 1 vì Task 1 mục đích chính là diễn đạt số liệu.

Hãy tạo ra cho mình một kho writing task 1 bằng cách chia theo từng dạng đề, mỗi dạng đề [line graph, bar chart, map, process,…] bạn thu thập các đề tương ứng trong bộ sách Cambridge IELTS hoặc trong bộ đề IELTS Recent actual test, tự mình làm các bài văn task 1 cho mỗi đề rồi thu thập các bài văn mẫu trả lời các đề ấy mà có band điểm từ 7 trở lên đặt cùng với bài văn của mình để so sánh, rút ra những ý hay, từ vựng chuyên sâu và cấu trúc ngữ pháp hay của bài mẫu và rút kinh nghiệm cho bài văn của mình.

Sau khi rút kinh nghiệm xong các bạn có thể viết lại bài văn của mình 1 lần nữa cho chỉn chu hơn, đảm bảo được tiêu chí Coherence [rõ ràng, dễ hiểu] và tiêu chí Cohesion [tính liên kết của toàn bài văn].

Việc này sẽ giúp các bạn cải thiện khả năng viết IELTS Writing task 1 rất hiệu quả và giúp bạn nâng band điểm IELTS một cách chắc chắn, đồng thời giúp bạn truy cập, tra cứu các tài liệu ôn tập cho kỳ thi Task 1 một cách nhanh chóng và khoa học.

Tập viết lại các bài mẫu task 1 nhiều lần: cách này giúp cải thiện văn phong viết task 1 của chúng ta được cải thiện trở nên tự nhiên hơn và khả năng viết văn task 1 của chúng ta cũng trở nên nhanh hơn.

Nếu bạn là một tuýp người không thể tự học, bạn nên tìm đến một trung tâm luyện thi IELTS tốt để rèn luyện những bốn kỹ năng cần thiết để thi IELTS và đạt điểm tối ưu. Ở tại thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều trung tâm anh ngữ luyện thi IELTS, một trong những trung tâm uy tín tốt nhất ở Sài Gòn chính là trung tâm anh ngữ ETEST.

Tại đây, có tới  90% học viên có bằng IELTS được nhận vào các trường Đại học mong muốn. Các khóa học luyện thi IELTS tại ETEST được phát triển dựa trên mô hình Bloom’s Taxonomy, Mỹ giúp học viên nắm vững kỹ thuật làm bài, định dạng đề.

Vận dụng bài học để phân tích và kiến tạo giải pháp làm bài tốt nhất. Trang bị kiến thức tổng quát và kỹ năng tiếng Anh nền tảng giúp học viên hòa nhập tốt trong môi trường học thuật quốc tế. Nâng cao khả năng ứng dụng tiếng Anh vào các dự án thực tế trên lớp, rèn luyện kỹ năng thuyết trình và phản biện.

Lớp học nhỏ 2 giáo viên kèm 6 học viên

Trang bị toàn diện kiến thức, chiến thuật làm bài và làm chủ thời gian

Thực hành online / offline liên tục với kho bài tập bám sát đề thi thật

Giáo trình định chuẩn cập nhật mới nhất từ Cambridge

Giáo viên kinh nghiệm làm Giám khảo kỳ thi IELTS

Dễ dàng liên thông với các khóa học cao hơn như SAT / ACT

Địa chỉ:

  • Address:     Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Anh Dang Building, P.7, Q.3.  [093 380 6699]
  • Address 2: Lầu 6, 79-81-83 Hoàng Văn Thái, Sai Gon Bank Building, P.Tân Phú, Q.7   [093 780 6699]

Website:  etest.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề