Cách kẹp tay khi cho con bú

Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú vô cùng hiệu quả

Vik News17/06/2022

0 2.383 9 minutes read

Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú chắc chắn là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Bởi việc chảy quá nhiều sữa không những gây khó khăn khi cho con bú mà còn có thể gây nguy hiểm cho các bé trong quá trình ti mẹ. Nếu bạn cũng đang lo lắng về việc này và đang loay hoay tìm kiếm cách ngăn sữa nhất định đừng bỏ qua bài viết này của Viknews Việt Nam nhé!

Video cách chặn tia sữa khi cho con bú

Related Articles

  • Thực đơn cho bé 15 tháng tuổi giúp bé hết biếng ăn

    04/10/2022

  • Thực đơn cho trẻ 15 tháng tuổi rất hấp dẫn và bổ dưỡng

    04/10/2022

  • Bé mấy tháng biết lật, mẹ không được bỏ lỡ điều này!

    04/10/2022

Vì sao phải chặn sữa khi cho con bú?

Nếu có những người bị tắc sữa, tìm mọi cách để kích sữa thì có nhiều chị em lại khổ sở vì sữa quá nhiều. Lúc này, sữa sẽ chảy bất thường, mất kiểm soát. Có nghĩa là bình thường, mẹ không cho bé bú mà sữa vẫn chảy. Bên cạnh đó, sữa chảy quá nhiều và mạnh sẽ khiến bé dễ bị sặc.

Sữa chảy quá nhiều và mạnh sẽ khiến bé dễ bị sặc.

Khi nào cần ngăn sữa?

Đầu tiên, chúng ta phải nhận biết được như thế nào là sữa nhiều. Từ đó mới có thể tìm cách ngăn sữa hiệu quả.

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết như thế nào là sữa nhiều:

Dấu hiệu của mẹ

  • Bầu ngực luôn có cảm giác căng tức
  • Cảm giác đau nhức nhẹ ở bầu ngực và đầu vú
  • Sữa rỉ ra ngoài áo, thậm chí là thấm ướt cả khăn
  • Cho bé bú ở một bên ngực và bầu ngực còn lại vẫn tiết sữa

Dấu hiệu của bé

Bên cạnh những dấu hiệu của mẹ, bên cạnh đó dựa vào biểu hiện của bé chúng ta cũng có thể biết được mẹ có nhiều sữa quá mức hay không.

  • Bé thường xuyên bị sặc, khó chịu vì dòng sữa ra quá nhanh và mạnh
  • Bé bú và no rất nhanh, chỉ tầm 10 phút
  • Bé đói, quấy khóc nhưng không chịu bú
  • Bé thường xuyên bị ọc sữa

Những dấu hiệu này sẽ rất bình thường ở những tuần đầu. Tuy nhiên, sau 1 tháng nếu tình trạng sữa chảy nhiều và mất kiểm soát thì cần tìm cách ngăn sữa. Để thuận tiện trong việc cho con bú cũng như đảm bảo an toàn cho bé.

Vì sao mẹ lại có sữa nhiều?

Đây là vấn đề thuộc về cơ địa, những chị em có sữa nhiều đa số có tuyến sữa phát triển. Lượng tuyến sữa trong bầu ngực khảng 100.000 – 300.000 tuyến. Con số này dường như đã đạt tối đa.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng góp phần giúp tuyến sữa của chị em phát triển.

Những cách ngăn sữa khi cho con bú không bị chảy nhiều và Làm sao để bé bú đều 2 bên

Sau đây là những cách ngăn sữa đơn giản, được xem là một trong những mẹo vặt cần thiết dành cho cho mẹ và bé. Nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!

  • Dùng máy hút sữa

Máy hút sữa là trợ thủ đắt lực cho những chị em không muốn cho con ti trực tiếp. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về thiết bị hiện đại này. Tuy nhiên, đối với những chị em có quá nhiều sữa thì máy hút sữa quả là một vị cứu tinh.

Dùng máy để hút bớt lượng sữa ra bên ngoài

Ngoài những giờ cho con bú trực tiếp, chị em có thể dùng máy để hút bớt lượng sữa ra bên ngoài. Sữa có thể dự trữ được trong tủ lạnh trong thời gian khá lâu. Do đó, chúng ta không cần lo lắng về vấn đề sữa sẽ hư hỏng.

  • Cho bé bú đúng cách

Như đã trình bày ở những bài trước, sữa mẹ sản sinh theo quy tắc cung – cầu. Nếu ngực bị kích thích nhiều quá, cơ thể sẽ hiểu rằng bé cần nhiều sữa hơn và tiếp tục tiết sữa. Do đó, bạn nên đánh thức trẻ dậy và cho bú khi trẻ chưa đói lắm. Để hạn chế tác động của bé lên đầu vú.

Bạn nên cho bé ti lúc bé chưa đói lắm

Bên cạnh đó, khi sử dụng máy hút sữa bạn cũng nên chọn hút ở chế độ nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nên hút nhanh và mạnh.

  • Thay đổi tư thế cho con bú

Thay vì nằm, bạn có thể để bé ngồi và bụng áp vào bụng mẹ. Như thế sẽ ngăn dòng sữa chạy chậm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nằm nghiêng rồi dùng một cái khăn lót bên dưới để ngăn sữa chảy ra ngoài. Thậm chí bạn còn có thể lót một lớp khăn mỏng vào bên trong áo ngực để tránh tình trạng rỉ sữa ra bên ngoài.

  • Giữ tâm trạng thoải mái, không căng thẳng

Tâm lý của các mẹ bỉm sữa trong giai đoạn này thường không ổn định, nhất là khi gặp phải trục trặc trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, chị em cần phải giữ tâm lý thoải mái. Không nên quá căng thằng vì stress cũng là nguyên nhân khiến dòng sữa bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Tắm gì cho trẻ sơ sinh trắng hồng xinh yêu

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết được vì sao mình lại có nhiều sữa đến vậy. Cũng như cách ngăn sữa khi cho con bú vô cùng hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn về cách chăm sóc cũng như nuôi dạy con trong những năm đầu đời, hãy theo dõi những bài viết trên website Viknews. Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều bổ ích giúp quá trình nuôi con của bạn trở nên dễ dàng hơn đấy!

  • Cách ngăn sữa chảy ra áo và Bú 1 bên 1 bên chảy sữa

Dùng nhiều miếng lót thấm sữa: Trong những tuần đầu tiên của thời kỳ hậu sản, chúng ta phải thay rất nhiều miếng lót thấm sữa thường xuyên. Cũng giống như thay tã cho bé, những miếng lót này nên được thay mỗi khi chúng bị ướt. Nếu thấy sữa chảy ướt áo vào ban đêm thì hãy lót khăn tắm trước lúc ngủ để bảo vệ giường. và hơn nữa dưới đây là Cách làm cho sữa về đều 2 bên

  • Mặc đồ có thể che vết ướt do chảy sữa: Thay vì lo lắng làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy thì chúng ta nên chủ động mặc đồ có sơn hình trước ngực để giấu đi. Hoặc luôn mang theo áo len, áo khoác ngoài để có thể mặc nhanh vào khi thấy có biểu hiện chảy sữa.
  • Cho bé bú thường xuyên hơn hoặc vắt bớt sữa: Vắt sữa bằng tay hoặc máy có thể giúp ngực đỡ căng tức. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng hút cạn sữa hai bên ngực chỉ bởi ngăn chảy sữa. Bởi hành động này không những không kiểm soát được tình trạng chảy sữa, mà thay vào đó sữa càng vắt kiệt nhiều lần thì chúng lại càng sản xuất ra nhiều hơn và tình trạng sữa rỉ ra càng nặng hơn.
  • Giữ một thế tư thế cho bú: Hành động này sẽ giúp bé đối phó với dòng sữa mẹ tốt hơn. Chúng ta có thể thử cho bé bú ở tư thế ngồi, đặt vùng bụng áp với bụng mẹ còn mẹ thì ngồi dựa ra sau để làm chậm dòng sữa mẹ nhờ trọng lực. Đây cũng là một trong những cách cho con bú sữa mẹ  rất hiệu quả.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ: Việc giữ tinh thần tốt sẽ giúp chúng ta đối phó thành công tình trạng khó chịu này, thay vì lo lắng làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy thường trực. Hơn nữa khi việc cho bé bú đã vào nếp và sữa đã sản xuất ổn định thì chúng ta có thể lấy lòng bàn tay ấn vào đầu vú ở góc nào kín đáo. Hoặc choàng tay chặt trước ngực khi có cảm giác sữa sắp chảy ra.

Sữa căng đau quá phải làm sao

1. Chườm ấm

Tác dụng nhiệt trong thời gian ngắn để giúp làm mềm núm vú và để sữa chảy ra ngay khi bắt đầu cho bé bú. Để làm điều này, bạn hãy nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đặt nó lên quầng vú, hoặc bạn cũng có thể xông hơi từ một bát nước ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể khuyến khích dòng chảy của sữa bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp vú khi cho bé bú.

2. Chườm lạnh

Hãy chườm nước đá sau khi cho bé bú để làm giảm tình trạng căng sữa. Bạn có biết, lá bắp cải ướp lạnh cũng có thể có hiệu quả giảm sưng đáng ngạc nhiên. Bạn có thể dùng lá bắp cải to, rửa sạch, lau khô và khoét một lỗ ở trung tâm lá cho mỗi núm vú. Hoặc bạn có thể sử dụng áo ngực được thiết kế với chức năng làm mát đặc biệt.

3. Trang phục phù hợp

Mặc áo ngực loại dành riêng cho những đối tượng nuôi con bằng sữa mẹ và chọn loại vừa vặn với bạn [các loại này thường có dây đai rộng và không có viền nhựa]. Áp lực tạo ra bởi bộ ngực đang căng sữa và sưng phồng có thể khiến bạn cảm thấy rất đau, vậy nên hãy chắc chắn rằng áo ngực mà bạn đang mặc không quá chật. Ngoài ra hãy mặc quần áo rộng để không gây cọ xát quá nhiều lên bộ ngực đang rất nhạy cảm của bạn.

4. Sữa căng đau quá phải làm sao? Hãy thử cho con bú nhé

Cách giảm đau khi căng sữa tốt nhất là để bé bú thường xuyên, vậy nên bạn đừng cố bỏ qua hay né tránh cho bé bú vì đau. Bé càng ít bú, ngực của bạn sẽ càng căng và bạn lại càng đau. Bạn cho bé bú càng nhiều sẽ thì hiện tượng căng sữa sẽ càng nhanh hết. Nếu con của bạn bú không hết cả hai vú và bé vẫn không thể giúp bạn giảm bớt hiện tượng căng sữa, hãy dùng máy hút sữa. Nhưng bạn cần chú ý đừng hút quá nhiều mà chỉ nên vừa đủ để làm giảm căng sữa. Nếu không, ngực sẽ sản xuất nhiều hơn lượng sữa mà bé cần, và khi bé sẽ không có khả năng uống hết sữa, vú của bạn sẽ còn căng hơn.

5. Dùng tay bóp sữa ra trước khi cho con bú

Dùng tay bóp một ít sữa ra trước khi cho bé bú để làm giảm sự căng sữa. Điều này còn giúp sữa chảy ra và làm mềm núm vú để bé có thể mút tốt hơn.

6. Thử các tư thế cho con bú khác nhau

Cách giảm đau khi căng sữa là bạn nên thay đổi các vị trí bú khác nhau trong những lần cho bú. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa được dọn sạch và có thể giúp làm giảm bớt cơn đau cho bạn.

7. Dùng thuốc

Đối với những cơn đau nặng hơn, bạn có thể xem xét việc dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc giảm đau nhẹ khác được kê bởi bác sĩ. Nếu bạn cần sử dụng thuốc giảm đau, hãy dùng sau khi đã cho bé bú xong.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng và có những thắc mắc khác, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao

Thông thường, tình trạng ngực không đều nhau sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang lo lắng và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao. Hãy thử các biện pháp giúp cải thiện hiện tượng cho con bú ngực bên to bên nhỏ, chẳng hạn như:

  • Tập nâng tạ dưới sự tư vấn của các chuyên gia.
  • Cân bằng thời gian bé được bú mẹ ở cả hai bên ngực.
  • Massage nhẹ nhàng bầu ngực vào mỗi tối sẽ giúp cải thiện kích thước.
  • Khi nghỉ ngơi, hãy tránh nằm nghiêng về phía ngực mà bạn cần cải thiện kích thước.
  • Nếu em bé chỉ thích bú mẹ một bên, hãy cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau để có cách khắc phục.
  • Cho bé bú mẹ bằng bên ngực hiện đang có kích thước nhỏ hơn. Sau một vài ngày, bầu ngực của bạn sẽ bắt đầu tạo ra nhiều sữa mẹ hơn và bạn sẽ nhận thấy hai bầu ngực của mình trở nên cân đối hơn.
  • Sau khi cho bé bú, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích vòng 1. Biện pháp này đồng thời có thể làm tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.

Tags

be bú 1 bên sữa chảy một bên cách chặn sữa khi cho con bú cách chặn tia sữa khi cho con bú cách cho bé bú khi sữa về nhiều cách dùng tay chặn sữa cách để sữa không chảy ướt áo cách kẹp đầu vú ngăn sữa xuống cách kẹp tia sữa cách làm sữa mẹ xuống nhiều cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú cách ngăn sữa chảy ra áo cách ngăn sữa khi cho con bú Mẹ và bé ngăn sữa chảy khi cho con bú sữa chảy nhiều phải làm sao sữa mẹ chảy nhanh tia sữa mạnh phải làm sao

Chủ Đề