Cách kiểm tra mắt cận bao nhiêu độ tại nhà

Đo mắt cận thị là bước cần thiết để xác định mắt có cận hay không? Cận bao nhiêu độ? Sau khi có kết quả sẽ dựa vào đó để cắt kính và dùng kính đúng cách. Có điều khi tìm hiểu về cách đo độ cận thị – Nhiều người cảm thấy hoang mang vì có quá nhiều cách. Không chỉ vậy, nhiều trang tin còn khẳng định có thể tự đo mắt tại nhà.

Vậy chính xác thì đo mắt cận có bao nhiêu cách? Có nên tự áp dụng cách đo mắt cận tại nhà? Mắt kính Titan sẽ giúp bạn làm rõ những câu hỏi này. Tham khảo ngay nhé!

Đo mắt cận thị là bước cần thiết để xác định mắt có cận hay không

Trong các tật khúc xạ, cận thị được xem là phổ biến nhất. Do vậy, chẳng có gì lạ khi đây là chủ đề được nhiều người thảo luận. Từ cách đo mắt cận, cắt kính đến cách dùng kính sao cho tốt nhất… Cam đoan bạn có dành thời gian cả ngày cũng chẳng thể đọc hết những thông tin này được đâu.

Trong các câu hỏi về cận thị, một vấn đề thu hút nhiều lượt tìm kiếm nhất chính là các đo độ cận của mắt. Thực tế, không phải một mà có khá nhiều cách; dựa vào máy móc hay thủ công đều có. Ngay cả khi bạn muốn đo mắt tại nhà thì vẫn có phần mềm đo mắt cận chỉ dẫn. Một số cách đo độ cận phổ biến như:

  • Bảng đo thị lực với nhiều loại khác nhau. Như: bảng thị lực vòng tròn hở Landolt, bảng chữ E của Armaignac, bảng chữ cái L F D O I E của Snellen. Hoặc bảng thị lực hình với các loại động vật/con vật dành cho trẻ em, người không biết chữ…
  • Máy đo thị lực điện tử dùng để đánh giá tình trạng mắt. Để có được độ cận chính xác phải tiến hành đo nhiều lần. Trên bảng kết quả sẽ có những ký hiệu như R – Đo thị lực mắt phải và L – Đo thị lực mắt trái. Sau khi đo bằng máy, các kỹ thuật viên sẽ dùng kính mẫu để xác định lại lần nữa.
Máy đo thị lực, bảng đo mắt cận… Là những cách giúp đánh giá tình trạng mắt, đưa ra độ cận của từng mắt

Có nên tự đo mắt cận tại nhà không?

Hiện tại, vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều người chưa thể tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên về mắt để khám và đo mắt được. Thêm nữa, một vài địa phương chưa có nhiều cửa hàng kính mắt chuyên nghiệp. Dù nhận thấy mắt nhìn mờ, có dấu hiệu bị cận thị, nghi đã bị tật khúc xạ… Thì họ vẫn chưa thể khẳng định mắt bị vấn đề gì, có chăng cũng chỉ nghi ngờ mà thôi.

Đặc biệt trong khoảng thời gian bị dịch bệnh, nhiều nơi tạm ngừng kinh doanh. Tong đó các cả các cửa hàng chuyên đo mắt và cắt kính. Lúc này, những bài viết hướng dẫn tự đo mắt cận tại nhà được rất nhiều bạn tìm đọc. Thậm chí, họ không ngần ngại áp dụng ngay vào thực tế và tự “mặc định” độ cận của mình.

Tuy nhiên, các bảng chữ cái đo mắt cận thị hay phần mềm đo mắt cận… Chỉ có tính tham khảo mà thôi. Dù có làm theo thì các bạn cũng chỉ “dự đoán” được mắt mình gặp vấn đề khi nhìn. Còn về độ cận hay các bệnh lý khác về mắt thì không thể biết chính xác được. Chính vì thế, hãy kiểm tra mắt tại những nơi có chuyên môn về lĩnh vực này. Ngay cả khi mắt bình thường thì các bạn cũng nên duy trì thói quen định kỳ khám mắt. Nó sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về thị giác để có hướng điều trị kịp thời.

Sau khi biết chính xác độ cận thì sẽ tiến hành chọn gọng và tròng kính phù hợp

Quy trình đo độ cận chuẩn tại Mắt kính Titan

Có thể hiểu, kiểm tra mắt cận là quy trình giúp xác định khả năng nhìn của một người. Tại Mắt kính Titan, quy trình chuẩn sẽ gồm các bước sau:

Bước 1 – Đo thị lực bằng máy điện tử. Nếu bị cận thị thì kết quả sẽ có ký hiệu dấu “-”, vị viễn thị sẽ là dấu “+”. Các chữ cái R – L có nghĩa là kết quả thị lực mắt phải – trái, PD là khoảng cách giữa 2 đồng tử mắt. Chữ S.E là số độ kính cận kiến nghị nên dùng.

Bước 2 – Người khám mắt sẽ được dùng kính thử để đọc các chữ cái/ký tự trên bảng thị lực.

Bước 3 – Đeo thử kính và di chuyển trong vài phút để thích nghi với số độ kính cận đang đeo.

Bước 4 – Nếu dùng kính xảy ra tình trạng như: chóng mặt, nhức mắt… Thì các bạn sẽ báo lại với kỹ thuật viên để được điều chỉnh lại số độ phù hợp.

Tại TPHCM, Mắt kính Titan là một trong những nơi cắt kính chuyên nghiệp được nhiều khách hàng đánh giá cao

Kết thúc quá trình đo mắt, các bạn sẽ được tư vấn chọn gọng và tròng kính. Tại TPHCM, Mắt kính Titan là một trong những nơi cắt kính chuyên nghiệp được nhiều khách hàng đánh giá cao. Tất cả các sản phẩm đều cam kết chính hãng, đúng giá và bảo hành lâu dài. Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.

Phong Linh

1. Độ cận thị là gì?

Có thể hiểu đơn giản, cận thị là tật khúc xạ ở mắt, khiến mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần và mờ dần khi vật càng xa. Ở trẻ không cận thị, hình ảnh của vật hội tụ lên võng mạc giúp mắt nhìn rõ vật. Còn ở mắt trẻ cận thị, hình ảnh của vật hội tụ trước võng mạc làm cho mắt gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa.

Các cách tính độ cận thị của mắt đều nhằm mục đích xác định chỉ số, mức độ trẻ cận thị nặng hay nhẹ, từ đó, tìm biện pháp khắc phục phù hợp. Đơn vị để đo độ cận thị là Diop - độ cong của loại thấu kính được sử dụng để đeo giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. D là kí hiệu viết tắt của Diop.

Đo độ cận thị để xác định mức độ trẻ cận thị nặng hay nhẹ. Ảnh Internet

Ngoài ra, nếu để ý, chúng ta thường thấy kí hiệu ghi trên mặt kính là –D. Dấu “ – “ là chỉ báo cho tật cận thị, còn kí hiệu dấu “ + “ là dùng cho viễn thị. Ví dụ như -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ, 3 độ.

2. Một số cách tính độ cận thị tại bệnh viện

2.1. Dùng bảng đo độ cận thị của mắt

Khi đến các bệnh viện, trung tâm khám mắt, trẻ thường được bác sĩ/ hoặc kĩ thuật viên cho ngồi trước bảng đo độ cận thị. Sau đó, kỹ thuật viên đề nghị bé che một bên mắt - thay phiên mắt trái, phải - rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn. 

Có nhiều loại bảng đo thị lực như:

  • Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt
  • Bảng thị lực chữ E của Armaignac
  • Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
  • Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ

Tùy vào từng đối tượng mà dùng cách tính độ cận thị với bảng đo khác nhau.

Có nhiều loại bảng đo thị lực. Ảnh Internet

Công thức tính độ cận thị được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm trong giới hạn 2 điểm đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng. Với trẻ cận thị, điểm cực viễn thường là 2m, tương đương với cận -1D, điểm cực viễn là 1m tương đương cận -1.5D. Còn nếu điểm cực viễn là 50cm thì tương ứng độ cận thị của mắt là -2D. Từ cách đo như vậy, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của trẻ.

2.2. Dùng máy đo độ cận thị của mắt

Ngày nay, công nghệ hiện đại, các cách tính độ cận thị có thể tiến hành nhanh chóng và chính xác bằng máy móc. Quá trình kiểm tra thị lực bằng máy tiến hành qua hai bước là đo độ cận thị bằng máy điện tử và đo mắt bằng lắp kính mẫu.

Bước 1. Đo mắt bằng máy điện tử

Bước này dùng để đánh giá tình trạng của mắt. Một số kí hiệu thường thấy khi kiểm tra mắt tại các bệnh viện thường gặp:

  • R [Right] hoặc OD là kết quả đo thị lực mắt phải.
  • L [Left] hoặc OS là kết quả đo thị lực mắt trái.
  • S [SPH/Sphere/Cầu] là số độ của tròng kính. Kèm theo đó, kí hiệu "-" là dấu hiệu trẻ cận thị  và kí hiệu "+" là viễn thị.
  • Muốn lấy được độ cận chính xác thì bước này phải được thực hiện nhiều lần, để lấy số AVG [số đo trung bình] làm căn cứ xác định độ cận.
  • S.E là số độ kính kiến nghị sử dụng.
  • PD là khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính là milimet [mm].

Với bước đầu trong cách tính độ cận thị bằng máy đo, chúng ta chỉ mới xác định được trẻ có bị cận hay không. Sau đó, cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng mắt của trẻ.

Bước 2. Đo mắt bằng lắp kính mẫu

Gắn miếng kính mẫu vào đeo thử, nếu trẻ nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển, thì độ kính đó thích hợp. Với cách kiểm tra độ cận thị này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận là bao nhiêu. Cuối cùng, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ bắt đầu cắt kính phù hợp cho trẻ.

3. Hướng dẫn cách tính độ cận thị tại nhà

Nếu gia đình không có đủ thời gian và điều kiện để đưa con đến bệnh viện kiểm tra thị lực, hoặc muốn tự theo dõi thêm tình trạng của con, thì có thể thực hiện theo công thức tính độ cận thị chuẩn quốc tế dưới đây.

3.1. Dụng cụ chuẩn bị để đo độ cận thị tại nhà

Phụ huynh cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết: Bảng đo thị lực, 1 cây thước đơn vị cm, 1 sợi dây trắng dài 105 đến 110 cm, 2 cây viết màu mực khác nhau, 1 bìa giấy cứng in chữ bất kì không dấu - phông chữ Times New Roman với kích cỡ chữ 14 - và in đậm. Cách tính độ cận thị này yêu cầu phải có 2 người thực hiện phép đo.

3.2. Các bước tiến hành 

Hướng dẫn con dùng 1 tay che mắt lại, tay còn lại cầm 1 đầu dây đặt dưới mắt cần đo ở vị trí ngang bằng với mũi, và cánh mũi 1cm. Trong 2 người thực hiện phép đo, 1 người dùng một tay căng dây, một tay cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa chầm chậm trên sợi dây. Mục đích của bước này là xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt.

Cách đo thị lực cho bé bằng dụng cụ đơn giản tại nhà. Ảnh Internet

Khi kéo bìa giấy từ từ ra xa, phụ huynh cho con đọc chữ trên giấy, rồi xác định khoảng cách xa nhất mà trẻ nhìn thấy rõ là vị trí nào. Sau đó, dùng viết đánh dấu lại. Cho bé thư giãn mắt 3 phút mới thực hiện đo cho mắt còn lại. Cách thực hiện vẫn giống như vậy, chỉ cần dùng viết màu khác đánh dấu để phân biệt.

Khi đã đo xong, có thể bắt đầu tính độ cận cho trẻ. Phụ huynh lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm vừa đánh dấu khi nãy của 2 mắt. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ cho ra kết quả độ cận thị của mắt. 

Độ cận = 100/ khoảng cách [cm]

Ví dụ: Khoảng cách trẻ nhìn rõ là 40 cm, thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ. Để có kết quả chính xác nhất, hãy cho thực hiện phép đo này cho con ở nơi đủ sáng. Tốt nhất nên đo ban ngày.

Cách tính độ cận thị của mắt tại nhà đơn giản trên đây sẽ giúp bố mẹ xác định mức độ cận ở trẻ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đưa bé đến bệnh viện để được nhà chuyên môn kiểm tra thị lực chính xác. Có như vậy, mới đảm bảo trẻ cận thị được can thiệp sớm và khắc phục với phương pháp chữa trị cận thị phù hợp.

Nguyên Bình tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề