Cách kiểm tra Nghị định còn hiệu lực không

Trường hợp nào văn bản pháp luật hết hiệu lực? Cách thức xác định hiệu lực của văn bản pháp luật như thế nào?Hiện nay, việc xác định hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản hướng dẫn của luật này, cụ thể nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định tịa điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Như vậy có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật như sau:1. Đối với văn bản thông thường thì được quy định tại văn bản đó nhưng:– Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương;– Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;– Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

2. Trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Thời điểm áp dụng văn bản pháp luật và hiệu lực được quy định như sau:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.4. Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Đối với văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm [khoản  4 điều 38 Nghị Định 34/2016/NĐ-CP]:– Công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;

– Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại điều khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.

Như vậy, muốn biết văn bản đó hết hiệu lực có một số phương pháp sau:
Thứ nhất, tìm xem văn bản đó đã có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.
Thứ hai, tìm trong danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực.

Đáng lưu ý trong khi xác định hiệu lực của văn bản pháp luật là trường hợp: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.” Khi mà một văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì thì các văn bản quy định chi tiết thì hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Mặc dù vậy khác với văn bản quy định chi tiết thi hành thì vẫn có các văn bản hướng dẫn quy định của văn bản đó vẫn còn hiệu lực.

Ví dụ: Thông tư 19/2003/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Thông tư trên hướng dẫn quy định của luật Doanh nghiệp 1999 mà hiện nay đã có Luật Doanh nghiệp 2014.

Vậy lý do vì sao các văn bản đó còn hiệu lực ?

Các văn bản này thường hướng dẫn một số điều luật cụ thể. Khi ban hành các văn bản mới thay thế mà điều luật vẫn giữ nguyên hoặc tinh thần của điều luật đó không thay đổi [bằng cách thay đổi câu chữ và từ ngữ ] dẫn đến không cần thiết để văn ban hành văn bản mới thay thế. Mặc dù vậy, vẫn có các trường hợp cơ quan nhà nước ra các văn bản thay thế để đồng nhất với văn bản pháp luật hiện hành.

Có nên hay không áp dụng các văn bản đó?– Các văn bản hướng dẫn quy định pháp luật cũ mặc dù tinh thần của văn bản đó giống với điều luật mới ban hành nhưng các từ ngữ được sử dụng trong văn bản đó không còn phù hợp hoặc gây khó hiểu.

– Việc áp dụng các văn bản đó trên thực tế cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Ví dụ như quy định: Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ quy định tại Nghị định 19 thuộc các trường hợp tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. Nhưng trong luật doanh nghiệp hiện hành lại không có quy định cụ thể về việc kết chuyển vốn thặng dư. Mặc dù thông tư hiện có hiệu lực nhưng doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ như quy định trên thì không thực hiện được bởi cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối chấp thuận hình thức tăng vốn trên.

Bài viết liên quan

Có nhiều doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay các cá nhân rất muốn tự tìm hiểu luật trước khi quyết định tìm những nhà tư vấn về luật, hay tự ra quyết định liên quan đến những vấn đề nhỏ.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải là dân trong nghề luật, việc tìm hiểu chi tiết và đầy đủ các điều luật tại Việt Nam là khá khó khăn do có quá nhiều văn bản pháp luật cùng một lúc tồn tại. Và còn phức tạp cho bạn hơn nữa, khi mà bạn không chắc văn bản nào, nghị định nào, luật nào còn hiệu lực; mà nếu còn hiệu lực thì liệu có văn bản nào khác hướng dẫn hay bổ sung chúng không. Sau đây Đại Lý Thuế VTAX xin giới thiệu mọi người một cách rất đơn giản và nhanh chóng để tìm hiệu lực và các thông tin khác của một văn bản pháp luật.

Bước 1: Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ: //moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx

Bước 2: Tại đây bạn sẽ thấy mục tìm kiếm. Hãy lấy ví dụ, bạn muốn tìm hiểu thêm về quy định xử phạt giao thông và bạn tìm thấy được trên mạng có Nghị định 34/2010 của Chính phủ nói về vấn đề này. Bạn hãy gõ lại đúng số hiệu của Nghị định đó, trong trường hợp này số hiệu là: 34/2010/NĐ-CP

Khi ấn vào nút tìm kiếm, có thể sẽ ra nhiều kết quả, nhưng bạn sẽ tìm được đúng văn bản mà bạn đang tìm.

Bước 3: Như hình dưới, bạn sẽ thấy thông tin về trạng thái hiệu lực của văn bản ở cột ngoài cùng bên phải. Trong trường hợp này thì Nghị định 34/2010/NĐ-CP mà bạn đang tìm hiểu đã hết hiệu lực.

Vậy làm sao để tìm được văn bản mới thay thế cho văn bản đã hết hiệu lực này ?

Hãy ấn vào từ “lược đồ” ngay dưới phần tên văn bản tại cột Văn bản

Bước 4: Sau đó, bạn sẽ được đưa tới một trang mới có nhiều ô bảng màu sắc khác nhau. Đây có thể gọi là một bản đồ xung quanh văn bản mà đang tìm [được tô màu xanh, ở giữa]. Tại phần bản đồ này, bạn có thể tìm được tất cả những văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mà bạn đang tìm hiểu, kể cả là văn bản thay thế nó. Thông thường, văn bản thay thế sẽ nằm ở bên tay phải của văn bản đang được tìm hiểu.

Bước 5: Hãy ấn vào ô “văn bản thay thế/bãi bỏ/hủy bỏ/đình chỉ” để được đưa tới văn bản thay thế văn bản đã hết hiệu lực. Hãy nhớ kiểm tra xem văn bản thay thế này còn hiệu lực hay không. Trong trường hợp này Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho NĐ 34/2010/NĐ-CP là còn hiệu lực. Ngoài ra, bạn có thể ấn vào chữ “Lược đồ” để xem bản đổ của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mới này.

Sau khi ấn vào chữ “lược đồ”, ngoài phần văn bản thay thế [nếu có], bạn sẽ thấy các văn bản quan trọng liên quan khác như: văn bản hướng dẫn, văn bản sửa đổi bổ sung, văn bản được hướng dẫn, văn bản căn cứ, v.v…như hình dưới

Hãy tự tìm hiểu luật Việt Nam cùng Đại Lý Thuế VTAX.

Mời các bạn xem thêm: Cách tra cứu thay đổi đăng ký kinh doanh

Video liên quan

Chủ Đề