Cách kiểm tra tiểu đường tại nhà

Theo thống kê, cứ 5 giây lại có một bệnh nhân mắc tiểu đường và cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh này. Bởi vậy, việc kiểm tra đường huyết là vô cùng cần thiết. Ngày nay, bạn có thể xét nghiệm tiểu đường tại nhà để kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn mà không cần đến bệnh viện.

Menu xem nhanh:

1
  • 1. Những trường hợp nào nên xét nghiệm tiểu đường?
    • 1.1. Có triệu chứng bất thường
    • 1.2. Người bị huyết áp cao, chỉ số triglycerides cao
    • 1.3. Không thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, vận động
    • 1.4. Tình trạng kháng insulin
    • 1.5. Phụ nữ có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiểu đường thai kỳ
  • 2. Các cách phát hiện tiểu đường
    • 2.1. Xét nghiệm HbA1c
    • 2.2. Kiểm tra ngẫu nhiên đường trong máu
    • 2.3. Kiểm tra lượng đường máu khi đói
    • 2.4. Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường miệng
    • 2.5. Xét nghiệm nước tiểu
  • 3. Các cách xét nghiệm tiểu đường tại nhà
    • 3.1. Test nhanh bằng máy đo đường huyết
    • 3.2.  Xét nghiệm tiểu đường tại nhà
  • 3. Cần làm gì nếu mắc tiểu đường?

1. Những trường hợp nào nên xét nghiệm tiểu đường?

1.1. Có triệu chứng bất thường

Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường có thể có hoặc không gây ra nhiều triệu chứng. Một số người nên xét nghiệm tiểu đường ngay cả khi không có dấu hiệu. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên nên kiểm tra tiểu đường nếu bạn thừa cân (chỉ số BMI cao hơn 25). Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng khuyến nghị bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn trên 45 tuổi, vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên theo tuổi tác nên việc xét nghiệm có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ phát bệnh.

Ngoài ra, bạn nên đi khám hoặc xét nghiệm tiểu đường tại nhà nếu gặp các triệu chứng ban đầu sau đây:

– Luôn cảm thấy rất khát

– Trong người luôn mệt mỏi

– Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi đã ăn

– Mắt kém hơn, thị lực mờ

– Đi tiểu nhiều hơn bình thường

– Có vết thương hoặc vết cắt không lành trên da

Cách kiểm tra tiểu đường tại nhà

Nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường, bạn nên thực hiện xét nghiệm đều đặn.

1.2. Người bị huyết áp cao, chỉ số triglycerides cao

Hội chứng trao đổi chất có một loạt triệu chứng gây hại cho sức khỏe như: đường huyết cao, huyết áp cao, triglycerides cao, chỉ số HDL cholesterol thấp… Nếu triglycerides cao kết hợp với các yếu tố kể trên có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Chỉ số trong máu và huyết áp bất thường chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đường huyết và sau đó là tiểu đường.

1.3. Không thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, vận động

Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng cho thấy 30% người trưởng thành thiếu hoạt động vận động. Theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Lười tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và một số bệnh khác như tim mạch, ung thư; đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong khi còn trẻ.

1.4. Tình trạng kháng insulin

Tình trạng kháng insulin có thể phát triển thành bệnh gai đen và có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Không may là tình trạng kháng insulin không có triệu chứng rõ rệt, thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Bởi vậy, nếu cơ thể bạn đang gặp vấn đề kháng insulin thì bạn nên thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu của mình hơn.

1.5. Phụ nữ có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiểu đường thai kỳ

Người bị đa nang buồng trứng hoặc bà bầu là những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường. Các bác sĩ cho biết khi phụ nữ mang thai, một số hooc-môn do nhau thai tiết ra tác động đến quá trình bài tiết, gây kháng insulin và làm tăng đường trong máu. Do vậy, nhóm này cũng cần xét nghiệm tiểu đường tại nhà hoặc tại bệnh viện để nắm được tình hình.

Cách kiểm tra tiểu đường tại nhà

Phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn bệnh chuyển nặng.

2. Các cách phát hiện tiểu đường

2.1. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm chỉ số HbA1c hay còn gọi là xét nghiệm A1c là xét nghiệm máu cho phép bác sĩ xác định mức đường huyết trong cơ thể. Đây là một trong những cách xét nghiệm phổ biến nhất vì kết quả ước tính lượng đường trong máu theo thời gian và bạn không cần phải nhịn ăn. Xét nghiệm chỉ yêu cầu thu thập một lượng máu nhỏ, kết quả đo được tính bằng phần trăm:

– Kết quả dưới 5,7%: đây là chỉ số của người bình thường

– Kết quả từ 5,7 đến 6,4%: bệnh nhân đang trong giai đoạn tiền tiểu đường

– Kết quả bằng hoặc lớn hơn 6,5%: bệnh nhân đã bị mắc tiểu đường

2.2. Kiểm tra ngẫu nhiên đường trong máu

Xét nghiệm đường trong máu ngẫu nhiên là việc lấy máu vào thời điểm bất kỳ, kể cả sau khi bạn đã ăn. Kết quả bằng hoặc lớn hơn 180 mg/dL tức là bệnh nhân đã bị tiểu đường.

2.3. Kiểm tra lượng đường máu khi đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là lấy máu của bạn sau khi đã dừng nạp thức ăn từ 8 – 12 tiếng hoặc nhịn qua đêm để tiến hành xét nghiệm. 

– Kết quả dưới 100 mg/dL là tình trạng bình thường

– Kết quả từ 100 đến 125 mg/dL là giai đoạn tiền tiểu đường

– Kết quả bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL sau hai lần xét nghiệm tức là đã bị tiểu đường

2.4. Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường miệng

Cách xét nghiệm này tốn kha khá thời gian, khoảng 2 giờ đồng hồ. Đầu tiên, bạn sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc đói, sau đó bạn được uống nước đường để kiểm tra sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. Sau hai tiếng, bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra lại lần nữa.

– Kết quả dưới 140 mg/dL là trạng thái bình thường.

– Kết quả từ 140 – 199 mg/dL là tiền tiểu đường. 

– Kết quả bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL cho thấy bị tiểu đường.

2.5. Xét nghiệm nước tiểu

Không phải lúc nào, xét nghiệm nước tiểu cũng được áp dụng. Các bác sĩ thường dùng phương pháp này khi họ cho rằng có thể bạn đã mắc tiểu đường tuýp 1. Phương pháp này được áp dụng để kiểm tra nồng độ xeton và glucose trong nước tiểu. Xeton cũng thường xuất hiện trong nước tiểu của người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Chỉ số trung bình của xeton trong nước tiểu là 0,5 mmol/l. Nếu kết quả cho thấy mức 0,6 – 1,5 mmol/l tức là đã bị tiểu đường.

3. Các cách xét nghiệm tiểu đường tại nhà

3.1. Test nhanh bằng máy đo đường huyết

Kiểm tra đường huyết tại nhà với sự hỗ trợ của máy móc cũng là cách được nhiều người sử dụng, tuy nhiên bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Để thực hiện, bạn làm theo các bước sau:

– Rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện bằng nước rửa tay hoặc cồn. Lưu ý, bạn cần lau tay khô trước khi chuyển sang bước tiếp theo

– Lấy que thử từ lọ đựng que thử, cắm que vào máy đo

– Lắp kim lấy máu vào bút, sau đó bạn điều chỉnh độ nông, sâu của kim sao cho phù hợp với da của bạn

– Bấm nắp bút vào ngón tay để lấy máu. Lưu ý khi bấm bạn nên thả lỏng ngón tay để tránh bị đau

– Khi kim đã ghim vào da, bạn nặn giọt máu rồi đưa vào que thử

– Trong lúc chờ kết quả, bạn dùng khăn sạch hoặc bông gòn ấn vào ngón tay để cầm máu và làm sạch

– Kết quả sẽ hiện sau vài giây, bạn nên ghi chép lại để tiện cho việc theo dõi. Các dụng cụ đo cũng cần vệ sinh sạch sẽ trước khi cất, bảo quản

Kiểm tra bằng máy đo đường huyết có thể cho bạn biết kết quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng cần thực hiện đúng cách mới cho kết quả chuẩn xác. Bởi vậy tốt nhất, bạn nên sử dụng dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tại nhà nếu có điều kiện.

3.2.  Xét nghiệm tiểu đường tại nhà

Nhiều người ngại đến bệnh viện vì phải xếp hàng, chờ đợi nên các hoạt động kiểm tra sức khỏe bị trì hoãn, gián đoạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xét nghiệm tiểu đường tại nhà. Hiện nay, có nhiều bệnh viện đã triển khai dịch vụ này, trong đó có Thu Cúc TCI. 

Dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tại nhà được ra đời nhằm phục vụ những người không thể đến tận bệnh viện thăm khám. Đối tượng mà dịch vụ hướng đến là người cao tuổi, người bị hạn chế hạn chế khả năng vận động hoặc những người quá bận rộn cho công việc và gia đình, không có thời gian đi lại. 

Đội ngũ nhân viên y tế của Thu Cúc TCI sẽ đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm tiểu đường tại nhà bạn. Thay vì tự thực hiện các thao tác, nhân viên y tế sẽ giúp bạn lấy mẫu đúng cách để xem bạn có bị tiểu đường hay trong giai đoạn tiền tiểu đường hay không. Việc lấy mẫu đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn. Nhiều khách hàng ưa thích, lựa chọn dịch vụ này vì tính nhanh chóng, tiết kiệm được khá nhiều thời gian vì không phải đến bệnh viện mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác.

Cách kiểm tra tiểu đường tại nhà

Xét nghiệm tiểu đường tại nhà phù hợp với người già hoặc người không thể tới bệnh viện.

3. Cần làm gì nếu mắc tiểu đường?

Sau khi xét nghiệm tiểu đường tại nhà hoặc tại bệnh viện, nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1, bạn cần theo dõi lượng đường trong cơ thể thường xuyên. Bạn sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ để có thể tự theo dõi ngay tại nhà. 

Những người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất khám bệnh. Ngoài ra, người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng có thể cần kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên bởi insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho glucose duy trì ở mức thích hợp. 

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu không theo dõi và duy trì nghiêm ngặt chế độ ăn uống, lượng đường huyết thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng liên quan tới tim mạch. Bởi vậy, việc xét nghiệm tiểu đường đều đặn vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên tái khám và xét nghiệm tiểu đường định kỳ để kịp thời theo dõi sự biến đổi của các chỉ số, từ đó có hướng xử trí phù hợp, tránh nguy hiểm về sau.