Cách làm máy sấy quần áo

KINH NGHIỆM HAYVật dụng gia đình

Tủ sấy quần áo 800w- Khung nhôm- Tấm cách nhiệt- 4 Đèn 200w x 4 = 800w [ 15k/1 cái]- 1 quạt hút 18v- 2 mô tơ- Nguồn 12v- Dây thép- Ốc, vít các loại- Dây, ổ cắm- Keo dán- v...v...Khả năng chịu lực đến 50kg, khoảng 20 bộ quần áo lớn nhỏ, sấy trong vòng 1h tùy vào chất liệu.Vận hành : hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra được đẩy lên cao, hơi ẩm được đẩy ra ngoài thông qua quạt hút phía trên. Vừa sấy vừa hút ẩm tránh làm đọng nước trên tấm cách nhiệt. Mô-tơ chạy êm, không nghe ồn. Đèn dễ dàng thay mới nếu cháy.Tiết kiệm điện.Nếu bạn sợ để qua đêm không kiểm soát được thì tắt đèn, chỉ để quạt tới sáng vẫn khô như bạn hong trước quạt lớn.So với các tủ sấy bán trên thị trường, chất liệu phủ ngoài tuy kín nhưng lại dễ đọng nước, nhiệt tỏa ra ngoài nhiều. hư hỏng khó thay thế, giá thành cao, hao điện, số lượng quần áo ít.Với tủ sấy Handmade, bạn có thể dùng làm tủ đựng quần áo, tủ sưởi, tủ mát.Lưu ý :- Vắt quần áo kĩ- Tắt nguồn điện trước khi cho vào tủ sấy- Nhiệt độ bóng đèn cao có thể gây bỏng- Không để bóng đèn hoạt động qua đêm, tắt mở liên tục- Tránh dùng công tắt cho bóng đèn, chỉ nên dùng phích cắm, cầu dao- Tránh đóng mở tủ nhiều lần khi hoạt động.Rất vui nếu bạn góp ý để mình dần hoàn thiện chiếc tủ này.

//youtu.be/5hvYGfjS1Os

Máy sấy quần áo có giá thành không hề rẻ nên không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế để mua. Sau đây Phân phối điện máy Akira sẽ hướng dẫn bạn cách tự làm máy sấy đơn giản tiết kiệm chi phí tại nhà.

Cách tự làm máy sấy quần áo đơn giản tại nhà

Nếu bạn không nhiều có nhu cầu và không đủ tài chính để mua một chiếc máy sấy. Khi đó bạn có thể sử dụng máy sấy quần áo tự chế ngay tại nhà để giảm bớt thời gian phơi đồ hàng ngày.

Bạn cần chuẩn bị những thứ rất đơn giản như sau để tự làm máy sấy quần áo:

✅Thùng giấy dày hình chữ nhật đứng bằng carton. Có thể tận dụng vỏ thùng máy giặt, tủ lạnh,…

✅Hai thanh sắt hoặc gỗ có chiều dài bằng với chiều rộng của thùng carton để treo quần áo.

✅4 bóng đèn sợi đốt tròn công suất 200W.

✅Dây điện, phích cắm và đui điện.

Máy sấy quần áo Sanaky SNK-10T
750.000đ

Máy sấy quần áo Sanaky SNK-10T cho hiệu quả sấy khô quần áo, đảm bảo độ mới của trang phục, khắc phục thời tiết mưa ẩm khi giặt đồ

Máy sấy quần áo Electrolux EDS7051 7kg
6.900.000đ

Máy sấy quần áo Electrolux EDS7051 có kiểu dáng hiện đại và sang trọng hơn. Với bảng điều khiển điện tử, màn hình hiển thị Led sẽ cho bạn cảm giác thích thú khi vận hành má

Các bước tự làm máy sấy quần áo

Khi chuẩn bị đủ vật dụng như trên, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

✅Bước 1: Nối dây điện với phích cắm và đui đèn. Việc này để thử xem bóng đèn có sáng hay không. Sau đó bạn cắm 4 đèn vào 4 phích cắm khác nhau chứ không cắm nối tiếp.

✅Bước 2: Mở thùng carton để gắn 2 thanh sắt hoặc gỗ. Chúng giữ vai trò là thanh treo quần áo. Sau khi lắp thanh treo xong, bạn hãy đóng phần nắp sát với hai thanh đó và để mở nắp còn lại.

✅Bước 3: Khoét 1 lỗ có đường kính 10cm ở giữa nắp để hơi nước bên trong thùng thoát ra bên ngoài.

✅Bước 4: 4 góc của thùng mỗi góc đặt một bóng đèn. Nên đặt thùng sấy trên miếng inox hoặc sắt chứ không trực tiếp đặt xuống đất. Điều này sẽ đảm bảo khoảng cách giữa các bóng đều nhau.

Treo quần áo cách bóng đèn 40cm trở lên khi sử dụng. Chỉ với các bước đơn giản như vậy là bạn đã có chiếc máy sấy quần áo tự chế với công suất 800W. Sản phẩm này này sẽ giúp bạn làm khô quần áo trong những ngày mưa ẩm. Đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian và không gian phơi đồ.

Máy sấy quần áo tự chế có những hạn chế gì?

Tự làm máy sấy quần áo từ những thứ đơn giản và dễ chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc mua máy sấy quần áo. Hơn nữa điện năng tiêu thụ của 4 bóng đèn là 800W trong khoảng 1-2h mà không tiêu tốn quá nhiều điện năng. Tuy nhiên máy sấy quần áo tự chế cũng có nhiều hạn chế:

✅Máy sấy quần áo tự chế không có quạt gió nên sẽ khiến hơi nóng không được lưu thông.

✅Nhiệt lượng từ bóng đèn không thể bằng các thanh nhiệt điện trở. Nên không hiệu quả bằng các loại tủ sấy của hãng

✅Độ an toàn không cao khi nước ở quần áo có thể nhỏ vào bóng đèn gây cháy nổ.

Hi vọng bài viết trên đây của Phân phối điện máy Akira đẽ giúp bạn nắm được cách để tự chế một chiếc máy sấy quần áo đơn giản tại nhà. Cũng như ưu nhược điểm của nó. Nếu có nhu cầu mua máy sấy quần áo hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sản phẩm với giá thành ưu đãi nhất nhé.

Nếu như đã tìm hiểu về cách tự chế máy sấy quần áo trên internet hoặc qua người thân hay những người quen biết, bạn sẽ thấy có nhiều chia sẻ về phương pháp sáng chế này. Việc tự thiết kế và chế tạo thiết bị sẽ mang lại hiệu quả tốt cho những ngày mưa gió, độ ẩm cao. 

Tuy nhiên, việc tự chế thiết bị này cũng có một số điểm hạn chế so với những chiếc tủ hay máy sấy được sản xuất bằng dây chuyền và công nghệ của nhà máy. Để giúp mọi người phân tích được những mặt lợi và hại của sản phẩm tự chế, mời bạn tham khảo qua bài viết này. 

Tự chế máy sấy quần áo có tốt hay không?

Nếu như nhu cầu sử dụng không nhiều, bạn chỉ dùng cho những ngày ẩm thấp, mưa gió. Bên cạnh đó, bạn không đủ kinh tế để mua một chiếc tủ hoặc máy sấy trang phục. Khi đó, bạn cũng có thể tự chế máy sấy quần áo công nghiệp ngay tại nhà mình để làm giảm bớt thời gian phơi đồ và quần áo không bị ẩm vào mùa mua.

Mặt khác, nếu đánh giá về thiết kế, hiệu suất sấy, độ bền và giá thành thì máy sấy quần áo công nghiệp tự chế ở mức khá tốt. Cấu tạo của máy có phần vỏ thường được làm từ thùng carton nên về mặt thẩm mỹ nó hơi thô, theo cảm quan cũng có thể chấp nhận được. Về hiệu năng sấy của thiết bị không có quạt gió, vì thế công suất sấy chỉ ở mức trung bình, dẫn tới thời gian sấy quần áo sẽ dài hơn so với bình thường.

Máy sấy quần áo tự chế cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Dẫu vậy, nếu vỏ thùng carton đủ dày thì hệ thống cách nhiệt cũng khá tốt. Qua đó, hiệu suất sấy quần áo cũng ổn. Sau cuối là chi phí bỏ ra mua dụng cụ, nguyên liệu để sáng chế máy sấy quần áo cũng khá rẻ, chỉ bằng khoảng 10% so với số kinh phí bạn bỏ ra để mua tủ sấy chuyên dụng. 

Tóm lại từ những những yếu tố trên, có thể thấy thiết bị sấy quần áo tự chế cũng có chức năng làm khô đồ và mang lại hiệu quả khá tốt.

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi chế thiết bị sấy quần áo

Để tự làm máy sấy quần áo, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ đơn giản như:

  • Thùng giấy carton loại dày, có hình dạng chữ nhật đứng [ví dụ như vỏ thùng tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…].
  • 4 bóng đèn sợi đốt có công suất 200W [thường là bóng đèn tròn].
  • Hai thanh sắt hoặc gỗ có chiều dài bằng với kích thước chiều rộng của chiếc thùng đó để làm nơi treo quần áo.
  • Phích cắm, dây điện và đui điện.

Vì thế, để chế tạo ra được một chiếc tủ làm khô quần áo bằng nhiệt từ năng lượng điện, người sáng chế cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ và nhiên liệu cần thiết như trên. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có những chiếc tua vít hay dao, kéo phụ trợ giúp việc lắp đặt thuận tiện hơn.

Tự chế máy sấy quần áo giúp bạn tiết kiệm chi phí

Các bước thực hiện chế tủ sấy quần áo 

Phương pháp thực hiện tự chế máy sấy quần áo theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nối dây điện với đui đèn, cùng với phích cắm. Sau đó bạn thử bóng đèn xem có sáng hay không. Bạn hãy cắm 4 đèn với 4 phích cắm riêng biệt chứ không nên lắp nối tiếp.

Bước 2: Gắn 2 thanh sắt/gỗ vào thùng carton, để làm giá treo quần áo và đóng một bên nắp thùng sát vào hai thanh sắt/gỗ, một nắp còn lại để mở cho nhiệt và không khí ẩm đi ra ngoài.

Bước 3: Ở thùng carton, bạn khoét 1 lỗ nhỏ với đường kính khoảng 10cm tại vị trí ở giữa nắp thùng, sao cho nắp vừa đóng lại, để thoát hơi nước ở bên trong thùng.

Bước 4: Bạn đặt 4 bóng đèn vào trong 4 góc của thùng. Bạn chú ý đặt trên inox  hoặc miếng sắt, không nên đặt trực tiếp xuống đất. Vị trí đặt bóng đèn cần đảm bảo khoảng cách giữa các bóng đều nhau. 

Khi sấy quần áo, bạn nên treo quần áo với khoảng cách tới bóng đèn từ 40cm trở lên. Khi đó, bạn đã có một chiếc tủ sấy tự chế đạt công suất 200*4=800W. Chiếc máy sấy trang phục tự chế này sẽ giúp làm khô quần áo trong những ngày thời tiết mưa nồm, độ ẩm cao, tiết kiệm không gian phơi đồ đáng kể.

Do vậy, khi thực hiện các thao tác chế tủ sấy quần áo, bạn cần áp dụng theo lần lượt các bước để việc lắp đặt dễ dàng và đưa trang phục vào bên trong nhanh gọn. Cùng với đó là khoảng cách giữa quần áo với bóng đèn sợi đốt có nhiệt lượng rất cao an toàn, không gây ra tình trạng cháy nổ đáng tiếc xảy ra. Qua đó, kết quả thu được là bạn sẽ có những bộ quần áo thơm tho.

Quần áo sau khi được sấy xong vẫn giữ được mùi hương của bột giặt xả 

Những điểm cần hạn chế của tủ sấy quần áo tự chế

Khi tự sáng chế máy sấy quần áo từ những vật liệu đơn giản và dễ dàng tìm kiếm như trên sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí đầu tư hơn rất nhiều so với việc mua máy hoặc tủ sấy quần áo chuyên dụng. 

Bên cạnh đó, nguồn điện năng tiêu thụ của 4 chiếc bóng đèn là 800W, nếu sấy trong khoảng thời gian 1-2 tiếng thì cũng tốn không quá nhiều tiền điện mỗi ngày. Thế nhưng, việc sử dụng tủ sấy quần áo tự chế cũng có nhiều điểm hạn chế như:

  • Nếu quần áo ướt bị nhỏ nước vào bóng đèn sợi đốt, làm cho nóng gặp lạnh đột ngột, rất dễ gây ra tình trạng cháy nổ, mất an toàn.
  • Hơi nóng khó lưu thông khi máy sấy quần áo tự chế không có quạt gió tản nhiệt ra bên ngoài.
  • Nhiệt lượng từ bóng đèn không thể cao bằng nhiệt lượng của các thanh điện trở ở máy sấy quần áo chuyên dụng. Khi đó, hiệu quả sấy quần áo không thể bằng những loại tủ sấy của hãng.

Hạn chế của việc dùng máy sấy tự chế là có thể gây cháy nổ

Có nên tự sáng chế máy sấy quần áo không?

Thông qua những ưu điểm và hạn chế của việc tự chế máy sấy quần áo ở trên. Có thể thấy rằng, những chiếc tủ sấy tự chế được làm ra không quá khó khăn. Tuy nhiên, xét về tính tiện lợi và hiệu quả khi tự làm thiết bị sấy quần áo mang lại thì không được tốt như những dòng máy chuyên dụng.

Do đó, nếu nhu cầu sử dụng của gia đình bạn không nhiều. Đồng thời số lượng quần áo sấy không quá lớn, thời gian sấy chỉ vào những ngày trời nồm, ẩm và thời tiết mưa nhiều thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư chế tạo sản phẩm này. Song nếu nhu cầu sấy quần áo nhiều và thường xuyên hơn thì bạn hãy cân nhắc đến vấn đề mua tủ hoặc máy sấy chính hãng, như thế sẽ tốt và tiết kiệm chi phí hơn.

Chọn máy sấy tự chế hoặc sản phẩm của hãng tùy theo nhu cầu sử dụng 

Như vậy, việc tự chế máy sấy quần áo vô cùng đơn giản và dễ dàng, bạn chỉ cần tìm hiểu qua các kênh thông tin và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để sáng chế một chiếc tủ sấy có chức năng, cũng như công dụng tương tự như một thiết bị chuyên dụng có thương hiệu.

Video liên quan

Chủ Đề