Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ

Cá chim hồ dịch vụ là loại cá được nhiều anh em cần thủ ưa thích, hôm nay, Mồi Thuốc Câu Cá sẽ chia sẻ cho anh em cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ cực kì đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.

 

1.Đặc tính của cá chim hồ dịch vụ

Cá chim hồ dịch vụ là loài cá chim trắng nước ngọt, Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 – 32 0C. Chúng thường sinh sống tại các vùng nước chật hẹp như ao, hồ, đầm, trong tầng nước giữa và đáy. Cá chim hồ dịch vụ có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy.

Về đặc điểm hình thái, cá chim hồ dịch vụ có đường kính mắt bằng 1/4,5 chiều dài đầu. Răng có hai hàm, hàm trên và hàm dưới. Hàm trên có hai hàng răng và hàm dưới cũng có hai hàng răng. Mặt răng có dạng răng cưa. Do vậy, khi đi câu anh em nên chú ý dùng dây cáp kim loại hoặc là dây siêu bền cho đoạn dây thẻo câu cá. Các vây bụng và vây hậu môn của cá chim hồ dịch vụ có màu đỏ, vây đuôi có điểm vân đen ở diềm đuôi. Cá chim hồ dịch vụ có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường sống.

Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ

2. Thức ăn ưa thích của cá chim hồ dịch vụ

Cá chim hồ dịch vụ là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật (như hạt ngủ cốc, mùn bã hữu cơ, cám,…), cho đến động vật (như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể, giun đất, nhộng tằm, tôm cá nhỏ, ốc, thịt phế phẩm… ).. và rất thích bắt mồi. Khi dính câu cá thường sàng ngang, rị mạnh tạo cảm giác hứng khởi cho cần thủ.

Tuy nhiên, anh em cần thủ nên chú ý, câu cá chim ở ngoài sông hồ tự nhiên dể hơn nhiều so với câu hồ dịch vụ vì cá trong hồ dịch vụ bị vận chuyển, bị câu lên thả xuống nhiều lần, do vậy chúng đã "trải nghiệm" qua nhiều loại mồi khác nhau nên mới có hiện tượng "bể mồi". Anh em cần phải có bí kíp bài mồi câu cá chim hồ dịch vụ để đi câu không bị lỗ vốn.

Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ

3. Hướng dẫn làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ

CÔng thức câu cự kì đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ít dế, trứng cút luộc hoặc đậu phộng luộc, sau đó nhúng vào Mồi Thuốc Câu Cá Chim là câu dính ào ào. Mánh khóe dính cá ở đây chính là Mồi Thuốc Câu Cá Chim-đây chính là thần dược được chế tạo từ công thức bí truyền, chỉ cần nhúng mồi câu đã chuẩn bị vào thuốc, cá chim hồ dịch vụ có “bể mồi” đến mức nào cũng không thể cưỡng lại hương vị hấp dẫn này.

Mồi câu cá chim nào hiệu quả nhất? Câu hỏi này nhiều bác hay đặt làm tiêu đề trên mấy cái diễn đàn bề mồi câu hay hội câu cá.

Bản thân tôi thấy rằng mỗi một kiểu câu, mỗi một mùa câu, mỗi một khu vực câu sẽ có những bài mồi riêng hiệu quả.

Cá chim sống trong ao, hồ, sông là loại cá chim trắng nước ngọt. Đối với những người đi câu, mỗi khi câu được cá lớn là niềm vui lớn nhất.

Vậy cách làm mồi câu cá chim ao, sông, hồ hiệu quả nhất như thế nào, hãy cùng Vua Câu Cá tìm hiểu nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Đăc Điểm Môi Trường Sống Của Cá Chim
  • 2 Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Chim
  • 3 Chia Sẻ Công Thức Làm Mồi Câu Cá Chim
  • 4 Kỹ Thuật Câu Cá Chim

Đăc Điểm Môi Trường Sống Của Cá Chim

Cá chim hồ dịch vụ là loài cá chim trắng nước ngọt, Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 – 32 0C.

Chúng thường sinh sống tại các vùng nước chật hẹp như ao, hồ, đầm, trong tầng nước giữa và đáy.

Cá chim hồ dịch vụ có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy.

Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Chim

Cá chim gồm nhiều loại khác nhau nhưng loại nuôi trong ao, hồ, sông là loại cá chim trắng nước ngọt.

Loại cá này có tên khoa học là Pampus argenteus. Chúng có thân hình thoi ngắn, đầu dẹt, khá nhỏ, phần bắp đuôi ngắn và cao.

Mắt của cá chim trắng nước ngọt tương đối lớn. Miệng chúng rất bé, gần như thẳng đứng, phía hàm dưới ngắn hơn hàm trên.

Mồm của cá rất ngắn, tù, tròn. Bên trong hàm của loại các này córăng rất nhỏ, hơi dẹt nhưng rất sắc, nhọn.

Toàn thân của cá này trừ phần mồm cá được phủ vầy tròn, nhỏ. Khe mang của cá nhỏ, lược mang tròn, dài và nhọn. Vây lưng của chúng dài, có hình lưỡi liềm, gai cứng ẩn dưới da.

Phần vây hậu môn cùng dạng với vây lưng chúng không có vây bụng. Phần vây đuôi được phân thành hai thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên. Toàn thân có màu trắng, không có màu sắc đặc biệt.

Cá chim trên ao, sông, hồ là loài cá ăn tạp. Tất cả những loại thực vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con và các loài nhuyễn thể đều là những thứ mà chúng có thể ăn được.

Loại cá này rất tích cực tìm kiếm con mồi và nuốt rất nhanh.

Chia Sẻ Công Thức Làm Mồi Câu Cá Chim

Cá chim chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như hạt ngủ cốc, mùn bã hữu cơ, cám, cho đến động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể, giun đất, nhộng tằm, tôm cá nhỏ, ốc, thịt phế phẩm và rất thích bắt mồi.

Cách 1:

Nguyên liệu mồi câu

  • Tàu hũ trắng 500gr
  • Tàu hũ chiên 2-3 bìa
  • Chế biến mồi câu

Tàu hũ trắng đem bỏ vào hộp kín. Phơi nắng 5 ngày. Sau 5 ngày, tán nhuyễn tàu hũ ra trong hộp rồi lại phơi thêm 2 ngày nữa. Tổng cộng 1 tuần phơi nắng. Nếu gặp trời mưa thì cất đi vào đợi nắng mới phơi ra nhé. Đủ 7 ngày.

Khi ấy mới đủ độ “mùi” của mồi câu cá chim. Chống chỉ định kiểm tra mồi trước và sau các bữa ăn

Tàu hũ chiên đem ép cứng lại, sử dụng vật đè nặng như kiểu muối cà ý. Sau khoảng 5 tiếng thì miếng tàu hũ sẽ bị nén lại khá chắc. Lúc này dùng dao cắt nhỏ miếng tàu ra thành các viên nhỏ kiểu hạt lựu nhỏ.

Trộn những hạt tàu hũ chiên này với hộp đậu trắng phơi. Đậy nắp tiếp tục để phơi khoảng 5 tiếng là dùng câu được ngon lành.

Dùng mồi lưỡi đơn thì móc những viên tàu hũ vào lưỡi. Nếu dùng câu lục thì dùng làm mồi dụ cá.

Cách 2:

Nguyên liệu mồi câu

  • Xúc xích túi 1 gói
  • Mồi thính cá chép
  • Chế biến mồi câu

Xúc xích thái thành từng miếng tròn. Độ dầy khoảng 1 cm. Móc trực tiếp vào lưỡi câu kép làm mồi câu cá chim hiệu quả.


Cách 3:

  • 1 ít nước mắm nhĩ
  • cái hộp quẹt xì đèn chống gió
  • dế

Trước khi câu,móc dế vào và nhúng nước mắm ở đầu con dế. Sau đó dùng hộp quẹt nướng đầu con dế cho thơm lừng lên rồi câu, khá dễ dàng và cách đây 1 tháng đã làm gần 5 con chim trong 1 suất ở đồng diều, 3 con ở Bình mĩ.

Cách 4:

  • Ruột vịt mua về để trong bao nilon 3-4 lớp để 24h câu được.
  • Tép mua về để trong bao nilon 3-4 lớp để 48h câu được.
  • Tàu hũ
  • Mắm cá linh 100g.
  • Chao 3 hũ.
  • Hột vịt thúi (ung) 5 trái.
  • Trộn ủ làm cốt 24h bắt đầu dùng được.

– Sử dụng:

+ Tàu hũ chiên mua về, ép hết nước dùng giấy báo lót trên dưới 10 tờ tuổi trẻ cả quảng cáo, để cái thớt mỏng lên trên, để tiếp 1 nồi bự (10 lít) lên cái thớt. Châm 1lit nước vào nồi sau mỗi 15′, sắt nhỏ vừa móc lưỡi câu vuông 1,5cm.

+ Để cho ráo chừng nào đi câu đổ 1 ít nước cốt vào, lắc đều, đi từ nhà tới hồ là câu đươc.

Cách 5:

Con này thì dễ câu rồi vì nó tham còn hơn rô phi và đi thành bầy đàn rất hung hãn và là thủ phảm khiến anh em ta thiệt hại về lưỡi.

Có thể câu em nó bằng trùn hổ tuy nhiên nếu là cá mới và cá từ 1kg đổ lại. Loại to hơn sử dụng tép ủ thúi , gan gà vịt ruột có thể câu được hàng 2 3kg đấy.

Còn các loại cá già hàng 4 5 6 7 8 thì tóm lại là hên xui các cụ cá này nó tùy hứng nói vui như con người chúng ta.

Trẻ đi nhậu an đùi dê nướng già móm đi nhậu làm nồi cháo gà. Đôi khi nó lại ăn cơm câu cá tra ko chừng.

Bài mồi bí quyết của mình khi câu chim ngày xưa: Cám tanh nặng loại đen thui, hỗn hợp hôi thối bất kỳ tùy anh em chọn xay nhuyễn, ra chợ hoặc lò heo mổ xin tí tiết về bóp vào đem đi câu.

Tàu hủ : ra chợ mua tàu hủ đã chiên về rồi gói vào tờ báo hay cái gì thấm nước được tùy ý, lấy gạch đè lên đến khi miếng tàu hủ khô đi rồi cắt nhỏ hình vuông móc vào lưỡi đem câu, trước khi câu mua tàu hủ tươi bỏ vào cái hũ ủ thúi rồi trước khi ném mồi nhúng vào dung dịch thúi đó.

Kỹ Thuật Câu Cá Chim

Kỹ thuật câu cá chim ở ngoài tự nhiên dể hơn nhiều so với câu hồ dịch vụ vì cá trong hồ dịch vụ bị vận chuyển, bị câu lên thả xuống nhiều lần và do vậy chúng đã “trải nghiệm” qua nhiều loại mồi khác nhau nên mới có hiện tượng “bể mồi”.

Cần câu cá chim thường dùng cần máy dài 2m đến 3m, độ cứng trung bình. Máy câu cở 4000 đến 6000. Nếu câu dây cước thì đường kính trong khoảng 0,37mm đến 0,45mm.

Thẻo câu thường dùng theo kiểu mẹ bồng con để câu cá ở cả tầng đáy và tầng lửng.

Do hàm răng sắc bén kiểu răng cưa và khi dính câu cá hay sàng qua lại nên dây buộc lưởi phải là dây siêu bền hoặc kim loại chuyên dùng nếu không sẽ bị cưa đứt ngay.

Do đặc tính ăn theo đàn nên dính cá chổ nào thì bạn phải tranh thủ thay mồi thật nhanh và ném chính xác vào chổ củ để câu được càng nhiều càng tốt trước khi đàn cá tản đi nơi khác.

Khi dính cá cần luôn căng dây để cá luôn há miệng không cắn đứt dây và lưởi không bị tự gở do dây chùng.

Khi gở lưởi không được cho ngón tay vào miệng cá nếu không bạn sẽ bị cú táp chảy máu ra trò.

Chọn thời tiết: Bạn cần chọn thời tiết bình thường, râm mát. Bởi khi trời quá nắng, ánh sáng chiếu gay gắt, cá sẽ không ra ăn mồi. Khi trời mưa to, gió lớn, cá cũng thường tìm nơi trú ẩn và cũng không ra ăn.

Chọn mùa: Thời điểm mùa xuân là lúc cá thường nổi lên mặt nước, vì thế rất dễ bị mắc câu.

Sau những cơn mưa, trời hửng sáng, không khí mát mẻ hơn, cá sẽ đi tìm mồi, lúc đó bạn sẽ câu được nhiều cá.

Chọn địa điểm: Những nơi mặt nước tĩnh thường sẽ không có cá, vì thế bạn nên chọn những nơi cây rậm rạp, cành lá rộng, vỉa đá nhô ra và yên tĩnh ít người qua lại.

Chọn mặt nước: Bạn nên chọn nơi mặt nước có gợn sóng, luôn sủi bong bóng bởi ở đó là nơi cá hay bơi lại.