Cách làm sạch lưỡi tại nhà

  • *

    Tác giả: hakhong

  • *

    3369 lượt xem

Cách vệ sinh lưỡi đúng cách, đơn giản bằng cách thè lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể, chải lưỡi từ gốc lưỡi ra trước, lặp lại động tác đến khi bạn cảm thấy lưỡi và khoang miệng được làm sạch, thực hiện nạo lưỡi 2-3 lần/ngày. Sau đó súc lại miệng bằng nước sạch để rửa trôi hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn trên lưỡi, vệ sinh sạch dụng cụ nạo lưỡi trước và sau mỗi lần sử dụng

Những cách vệ sinh lưỡi đơn giản bằng bàn chải, dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, dung dịch vệ sinh lưỡi, làm sạch lưỡi bằng mật ong, muối, bột nghệ và baking soda.

I – Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi đúng cách

Vệ sinh lưỡi tưởng chừng như một công việc đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho mỗi người. Chịu khó chăm sóc, vệ sinh lưỡi đều đặn sẽ mang đến những ý nghĩa tích cực như sau:

♦ Cải thiện sức khỏe răng miệng

Cạo lưỡi giúp bạn loại bỏ được các mảng bám, thức ăn và những gì còn sót lại trên lưỡi sau khi ăn uống. Nhờ vậy sẽ triệt tiêu điều kiện phát triển, sinh sôi của nấm miệng và các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó, vệ sinh lưỡi đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng hiệu quả.

vệ sinh lưỡi Cải thiện sức khỏe răng miệng

♦ Giảm tình trạng lưỡi trắng

Lưỡi trắng là do việc vệ sinh lưỡi và răng miệng đúng cách. Khi đó, vụn thức ăn, mảng bám, vi khuẩn sẽ tích tụ lại ở các kẽ niêm mạc lưỡi dẫn đến hiện tượng lưỡi trắng.

vệ sinh lưỡi giúp giảm tình trạng lưỡi trắng

Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. Bởi vậy, cạo lưỡi đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng lưỡi trắng rất tốt.

♦ Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống

Cảm giác ngon miệng khi ăn uống đều bắt đầu từ cơ chế tiết nước bọt. Nếu lưỡi bị bẩn, bốc mùi sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến vị giác khi ăn. Thậm chí một số trường hợp còn không thể “thẩm thấu” được mùi vị của các món ăn.

Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống sau khi vệ sinh lưỡi

Chính vì vậy, vệ sinh lưỡi đúng cách mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác khi ăn uống để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của các món ăn khoái khẩu.

♦ Cạo lưỡi để giảm mùi hôi miệng

Hơi thở của bạn sẽ có mùi hương như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách bạn chăm sóc răng miệng. Nếu bạn vệ sinh lưỡi và răng miệng đúng cách hơi thở sẽ có mùi thơm mát, dễ chịu.

Cạo lưỡi để giảm mùi hôi miệng

Khi lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn khu trú ở gốc lưỡi sẽ tăng sinh, phát triển và phân hủy thức ăn còn bám đọng trên bề mặt lưỡi. Từ đó gây ra mùi hôi rất khó chịu. Đây chính là lý do vì sao bạn nên cạo lưỡi đúng cách và thường xuyên.

♦ Nạo lưỡi kích thích các cơ quan khác trong cơ thể

Nạo lưỡi giúp bạn làm sạch bề mặt lưỡi một cách toàn diện, tốt ưu. Đồng thời kích thích tuyến nước bọt làm việc hiệu quả và sản sinh agni giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ quan tiêu hóa. Lúc này các cơ quan khác cũng được “đánh thức” và làm việc tốt hơn.

Nạo lưỡi kích thích các cơ quan khác trong cơ thể

II – Có những cách vệ sinh lưỡi hàng ngày nào?

♦ Làm sạch lưỡi bằng bàn chải

Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải là cách dễ dàng, đơn giản nhất bạn có thể thực hiện. Thông thường, ở mặt sau phần đầu lông bàn chải sẽ có các gờ, rãnh để cạo lưỡi. Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy dùng hết sức có thể để từ từ đưa lưỡi ra ngoài
  • Đặt bàn chải có lông mềm ở phía cuống lưỡi bắt đầu chải nhẹ dọc theo lưỡi, lặp lại động tác cho đến khi cảm thấy lưỡi đã được vệ sinh sạch sẽ

Làm sạch lưỡi bằng bàn chải

  • Súc lại miệng bằng nước sạch để loại bỏ nước bọt và chất bẩn vừa được nạo từ lưỡi ra.
  • Rửa sạch bàn chải đánh răng bằng nước ấm rồi cất cẩn thận để sử dụng lần sau.

♦ Dùng các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng

Dụng cụ nạo lưỡi được sản xuất với thiết kế, tính năng phù hợp cho việc cạo lưỡi. Phổ biến nhất là dạng que nhựa hoặc que có hình vòng cung oval. Cách thực hiện như sau:

  • Lựa chọn dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng phù hợp với mình
  • Cố gắng đẩy hết lưỡi ra bên ngoài rồi đặt dụng cụ cạo lưỡi vào phần cuống lưỡi.

Dùng các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng

  • Bắt đầu nhấn cạo lưỡi và di chuyển nhịp nhàng từ cuống lưỡi ra ngoài đầu lưỡi. Thực hiện liên tục cho đến khi bề mặt lưỡi đã được làm sạch
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vệ sinh lưỡi để sử dụng lần sau.

♦ Dùng dung dịch vệ sinh lưỡi

Làm sạch lưỡi bằng dung dịch vệ sinh lưỡi cũng là cách làm được áp dụng khá phổ biến. Bạn có thể tìm mua sản phẩm ở những cửa hàng tạp hóa hoặc các phòng khám nha khoa để súc miệng mỗi ngày.

Dùng dung dịch vệ sinh lưỡi

Hàng ngày, bạn uống một ngụm nhỏ nước súc miệng, súc họng và khoang miệng thật mạnh trong khoảng 2 phút rồi nhổ ra. Sau đó bạn súc lại miệng bằng nước sạch.

Thường xuyên áp dụng cách này sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng và làm sạch lưỡi hiệu quả.

III – Những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách

♦ Có nên nạo lưỡi thường xuyên không?

Nên nhớ rằng, cạo lưỡi là một phương pháp bổ trợ cho việc vệ sinh răng miệng trở nên tốt hơn. Do đó khi nạo lưỡi hàng ngày thì bạn chỉ có lợi, không có hại.

Tuy nhiên bạn phải phân biệt rõ, cạo lưỡi hàng ngày không giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, không triệt tiêu hoàn toàn bệnh lý răng miệng. Nạo lưỡi chỉ hỗ trợ giảm tỷ lệ, giảm sự ảnh hưởng của vi khuẩn với khoang miệng.

Có nên nạo lưỡi thường xuyên không?

Quan trọng nhất là bạn nên chọn dụng cụ cạo lưỡi chuẩn, gia công cẩn thận để tránh bị tổn thương trong khi nạo lưỡi.

♦ Hướng dẫn cạo lưỡi cho sạch đúng cách

Cạo lưỡi mang lại nhiều tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh lưỡi đúng cách. Do đó, việc chăm sóc lưỡi và răng miệng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cạo lưỡi đúng cách dưới đây

  • Bước 1: Thè lưỡi ra ngoài: Mục đích để bạn có thể tiếp xúc nhiều nhất với lưỡi khi vệ sinh. Vì vậy, bạn hãy thè lưỡi hết sức có thể
  • Bước 2: Chải lưỡi từ gốc lưỡi ra trước: Lặp lại động tác cho đến khi bạn cảm thấy lưỡi và khoang miệng đã được làm sạch. Mỗi ngày thực hiện nạo lưỡi 2-3 lần

Hướng dẫn cạo lưỡi cho sạch đúng cách

  • Bước 3: Súc lại miệng bằng nước sạch sau mỗi lần nạo lưỡi để khoang miệng được làm sạch tối đa và rửa trôi hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn trên lưỡi.
  • Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nạo lưỡi trước và sau mỗi lần sử dụng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

2.492 lượt đăng ký.

♦ Một số dụng cụ cạo lưỡi phổ biến nhất

Đồ cạo lưỡi bằng inox

Đồ cạo lưỡi bằng inox thường khá nhẹ và tiện dụng. Đầu sản phẩm được làm bằng inox có độ bền cao, khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn axit rất tốt.

Đồ cạo lưỡi bằng inox

Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đưa đồ cạo lưỡi bằng inox lên bề mặt lưỡi rồi làm sạch theo mong muốn. Sản phẩm giúp người sử dụng ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh về răng miệng.

Giá bán tham khảo: 20.000vnđ- 30.000 VND

Que cạo lưỡi bằng nhựa

Que cạo lưỡi bằng nhựa được thiết kế với tay cầm nhựa có độ dẻo cao, mang lại sự tiện dụng và linh hoạt cho mọi người.

Que cạo lưỡi bằng nhựa

Bên cạnh đó, sản phẩm còn được thiết kế sinh học khá sáng tạo, mang lại cảm giác dễ chịu và êm ái cho người sử dụng. Que cạo lưỡi bằng nhựa giúp bạn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.

Giá bán tham khảo: 15.000 VND

Dụng cụ làm sạch lưỡi silicon

Dụng cụ làm sạch lưỡi bằng silicon thường được sử dụng cho trẻ em. Sản phẩm được thiết kế bằng silicon mềm, không có chứa chất BPV nên được đánh giá là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Dụng cụ làm sạch lưỡi silicon

Giá bán tham khảo: 10.000 VND

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

IV – Một vài mẹo làm sạch lưỡi dân gian

♦ Làm sạch lưỡi bằng mật ong

Mật ong được biết đến là một loại thảo mộc tự nhiên có mùi thơm ngọt dễ chịu. Với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành tổn thương hiệu quả, mật ong thường được sử dụng phổ biến để làm sạch lưỡi và răng miệng, phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi do viêm nhiễm

Làm sạch lưỡi bằng mật ong

Bạn hãy pha mật ong với nước ấm và súc miệng 2 lần sáng/tối mỗi ngày. Biện pháp này rất an toàn cho sức khỏe nên bạn có thể áp dụng với cả trẻ nhỏ.

♦ Dùng muối vệ sinh lưỡi

Muối có tính sát khuẩn, khử mùi và thấm hút tốt nên có thể làm sạch lưỡi rất hiệu quả. Quan trọng hơn, muối luôn có sẵn trong bếp hoặc dễ dàng mua ngoài tạp hóa nên rất thuận tiện để sử dụng.

Cách vệ sinh lưỡi bằng muối tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần pha muối với nước sạch [loãng hay đặc tùy bạn]. Sau đó sử dụng hỗn hợp nước muối để súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút.

Dùng muối vệ sinh lưỡi

Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh lưỡi bằng cách dùng muối hạt chà xát lên bề mặt lưỡi trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn súc lại miệng bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối để đạt được kết quả tốt nhất.

♦ Làm sạch lưỡi bằng bột nghệ

Nghệ là thảo dược có tính kháng khuẩn, sát trùng và bảo vệ niêm mạc rất tốt. Vì vậy, làm sạch lưỡi bằng bột nghệ là biện pháp khá đơn giản được dân gian lưu truyền rộng rãi.

Làm sạch lưỡi bằng bột nghệ

Cách làm sạch lưỡi với nghệ không quá khó, bạn chỉ cần trộn bột nghệ với nước lọc rồi chà xát và rửa lưỡi hàng ngày. Bề mặt lưỡi sẽ được làm sạch tối đa.

♦ Vệ sinh lưỡi với baking soda

Baking soda là một loại muối y khoa có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Đồng thời góp phần giảm axit trong khoang miệng và ngăn cản sự hình thành mảng bám răng, lưỡi.

Vệ sinh lưỡi với baking soda

Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng 1 thìa bột baking soda pha với 500ml nước ấm rồi súc miệng trong vòng 5 phút. Lưỡi sẽ được làm sạch một cách bất ngờ.

V – Một số thực phẩm giúp làm sạch lưỡi tốt nhất

Bên cạnh việc sử dụng các dụng cụ vệ sinh lưỡi thì xung quanh chúng ta cũng có rất nhiều thực phẩm có tác dụng làm sạch lưỡi rất tốt. Có thể kể đến như:

Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm có chứa đến hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của con người. Vì vậy, thường xuyên ăn sữa chua cũng là cách vệ sinh lưỡi tại nhà an toàn và hiệu quả.

sữa chua giúp làm sạch lưỡi tốt nhất

Táo: Bên trong táo chứa rất nhiều axit kích thích tiết nước bọt. Do vậy khi ăn táo, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, hỗ trợ rửa trôi vi khuẩn trên lưỡi.

Bánh mì + Nước lọc: Bánh mì có tính hút ẩm, hút mùi khá tốt. Do đó ăn một chút bánh mì và uống nước lọc sẽ giúp lưỡi trở nên sạch hơn.

bánh mì giúp làm sạch lưỡi tốt nhất

Nước chanh: Cốt chanh tươi có tính axit cao, mùi hương thanh mát nên vừa kích thích lưỡi tiết nước bọt và vừa giảm thiểu mùi hôi. Bạn chỉ cần một cốc nước chanh uống hàng ngày là được.

Kiên trì thực hiện các cách vệ sinh lưỡi hàng ngày là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh bệnh răng miệng. Nếu bạn có mẹo làm sạch lưỡi nào muốn chia sẻ, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này

Chủ Đề