Cách lắp máy bơm tăng áp cho gia đình

Skip to content

Hướng dẫn cách lắp bơm tăng áp cho nhà tắm, bình nóng lạnh, bồn nước, máy giặt làm tăng áp lực nước sử dụng trong gia đình chuẩn nhất.

HOTLINE 0906.765.021 – 0911.048.049.

Nguồn nước máy cung cấp nước cho nhà bạn có áp lực nước yếu? Bạn muốn tăng áp lực nước sử dụng của các thiết bị trong nhà như máy giặt, vòi sen, vòi rửa chén bát, bình nóng lạnh…Nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng nước chảy yếu? Bạn muốn biết cách xử lý áp lực nước yếu như thế nào? Lắp máy bơm tăng áp để khắc phục tình trạng nước chảy yếu cũng là một phương án hay được đa số các thợ điện nước áp dụng.

Bài viết này còn trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng và lựa chọn máy bơm tăng áp cũng như hướng dẫn bạn cách tăng áp lực nước không cần máy bơm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm lắp máy bơm tăng áp từ Gọi Thợ 24/7 nhé!

Cách lắp đặt máy bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp là gì?

Là máy bơm dùng để tăng áp lực nước từ nguồn cấp đến nguồn ra, ở những nơi áp lực nước yếu hay ở từ dưới đất lên cao. Được dùng chủ yếu ở cá hộ gia đình, chung cư, những nơi có áp lực nước yếu.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp dựa vào sự điều chỉnh áp lực trong ống một cách hoàn toàn tự động. Sự thay đổi áp suất trong ống sẽ làm cho áp lực ở các vị trí trên ống sẽ khác nhau. Khi áp suất bị giảm xuống thấp thì hệ thống cảm biến bên trong ống sẽ truyền tín hiệu cho tới bộ phận công tắc áp suất và làm máy bơm hoạt động. Công tắc áp suất chỉ bị tắt đi khi áp suất tăng lên cao đồng thời áp lực giảm xuống.

Khái niệm máy bơm nước tăng áp?

Nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp là gì?

Nguyên lý làm việc của máy bơm tăng áp dựa vào sự thay đổi áp suất trong đường ống nước. Một khi áp suất thay đổi dẫn đến áp lực ở các vị trí trong đường ống nước khác nhau, cụ thể:

  • Khi mở van xả nước áp xuất sẽ giảm xuống thấp, hệ thống cảm biến trong ống sẽ truyền tín hiệu tới công tắc áp suất. Khi đó, máy bơm nước tăng áp hoạt động.
  • Khi đóng van xả nước áp suất sẽ tăng cao, công tắc sẽ tự động ngắt điện và máy bơm tăng áp sẽ ngưng hoạt động.

Cấu tạo máy bơm nước tăng áp:

Cũng giống như máy bơm nước khác, máy bơm tăng áp cũng có đầu hút và đầu đẩy. Nhưng cấu tạo của bơm tăng áp còn có rơ le và bình tích áp. Vì vậy, máy bơm tăng áp có cấu tạo đơn giản gồm 4 thành phần chính:

Đầu hút Đầu hút của máy bơm tăng áp dùng để hút nước từ nguồn cấp.
Đầu đẩy Đầu đẩy của máy bơm tăng áp dùng để đẩy nước lên bồn chứa hay đẩy nước trực tiếp đến các thiết bị.
Bình tích áp Có nhiệm vụ nén chứa và tích lũy năng lượng thủy lực. Nguồn năng lượng này dùng để cân bằng và cung cấp lại khi áp suất thay đổi.
Rơ le Có vai trò đóng ngắt tự động. Khi tích hợp vào máy bơm tăng áp thì nó có vai trò là chiếc công tắc và phụ thuộc vào lực tạo ra từ ống đẩy.
Cấu tạo máy bơm tăng áp lực nước gia đình

Nguyên nhân khiến cho áp lực nước yếu cần sự hỗ trợ của máy bơm tăng áp?

Để có được cách lắp đặt máy bơm tăng áp phù hợp, bạn cũng nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến áp lực nước yếu, cụ thể:

Lắp máy giặt ngang với bồn nước:

Nguyên nhân:

  • Việc lắp đặt bồn nước và máy giặt trên sân thượng là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống cấp nước yếu, dẫn đến đường cấp nước không đủ áp lực cho máy giặt hoạt động.
  • Do vị trí giữa máy giặt và bồn nước gần và ngang nhau, không đủ độ cao 3 mét sẽ khiến cho áp lực nước yếu, không đủ cung cấp cho máy.

Cách khắc phục:

  • Để khắc phục tình trạng này, phải đặt sao cho khoảng cách từ máy giặt đến bồn nước phải tối thiểu là 3 mét.
  • Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện bởi một số gia đình có sân thượng được thiết kế có mái che, vướng mắc không gian… nên khó có thể nâng cao bồn nước lên trên 3m. Trong trường hợp này giải pháp tốt nhất là sử dụng máy bơm tăng áp.
  • Không chọn máy bơm tăng áp có áp lực quá mạnh vì có thể làm hư hỏng thiết bị.
Nguyên nhân khiến áp lực nước yếu?

Đường ống dẫn nước nhiều gấp khúc:

Nguyên nhân:

  • Do lắp đặt đường ống nước quanh co và gấp khúc quá nhiều.
  • Các cắn bận, rác lá cây từ bồn nước dẫn đến có thể gây tắc nghẽn tại các co ống, khiến nước cấp yếu.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế lắp đặt đường ống nước nhiều gấp khúc, quanh co. Chỉ sử dụng co ống tại các vị trí cần thiết.
  • Thường xuyên vệ sinh đường ống nước, đặc biệt chú trọng tại các co ống, đoạn gấp khúc.

Việc sử dụng bơm tăng áp lực nước có hiệu quả?

Trong những khó khăn mà nguồn nước cấp bị yếu mang lại. Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng máy bơm tăng áp để khắc phục sự cố này.

Nhưng hiệu quả khắc phục được nằm ở mức cao hay thấp hay khắc phục hoàn toàn vẫn là câu hỏi mà nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc.

Mức độ cần được khắc phục này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:

  • Căn cứ vào độ cao giữa bồn nước dưới đất [nguồn nước dưới đất] và bồn nước trên cao:nếu khoảng cách này dưới 10m thì có thể chỉ cần sử dụng bơm tăng áp lực, nếu trên 20m thì nên sử dụng bơm chuyên đẩy.
  • Căn cứ vào thể tích của mỗi bồn chứa: Điều này quyết định đến khả năng dùng máy phù hợp. Với thể tích như thế nào thì sẽ yêu cầu loại công suất của máy bơm như thế ấy. Ví dụ với bồn chứa được lượng nước từ 1 – 3 mét khối thì sẽ dùng máy với công suất 125 – 200W…

Khi nào cần sử dụng máy bơm tăng áp cho bồn nước?

  • Trong quá trình sử dụng máy bơm của gia đình hay tại các đơn vị sản xuất. Việc tình trạng nước chảy từ vòi ra quá yếu, nước chảy ra không đủ mạnh là điều không thể tránh.
  • Với sự cố khó khăn này, sẽ gây ra nhiều cản trở cho gia đình trong việc sinh hoạt và sản xuất. Thời gian chờ nước lâu, nước cấp ra yếu, khiến việc sinh hoạt và sản xuất bị gián đoạn gây nên những ức chế, bực mình trong quá trình sử dụng nước.
  • Trong những trường hợp này, thông thường các gia đình sẽ trang bị cho mình một chiếc máy bơm tăng áp riêng cho bồn nước. Tuy nhiên, với nhu cầu thực tế thì bạn chỉ cần sử dụng 1 chiếc bơm tăng áp có công suất lớn, lực nước mạnh để có thể đẩy được nước lên bồn nước một cách nhanh nhất.
Khi nào cần sử dụng máy bơm tăng áp cho bồn nước?

Những điều cần chuẩn bị trước khi lắp máy bơm tăng áp:

Trước khi tìm hiểu về kinh nghiệm lắp máy bơm tăng áp thì bạn nên biết những chú ý khi lắp đặt đảm bảo quá trình lắp đặt máy bơm tăng áp đúng kỹ thuật và an toàn nhất nhé!

Lựa chọn máy bơm tăng áp phù hợp:

1. Dòng máy bơm tăng áp cơ:

  • Đây là loại máy bơm tăng áp có rơ le áp lực hoạt động giống như một công tắc điện.
  • Rơ le của máy hoạt động dựa vào áp lực nước để tự động đóng ngắt. Vì vậy khi hoạt động máy bơm áp lực loại này thường gây ra tiếng ồn, có những tiếng tách tách nhỏ.
  • Loại máy bơm này thường được sử dụng để bơm nước phục vụ cho công tác tưới tiêu, sử dụng cho gia đình và tại các khu công nghiệp.

2. Dòng máy bơm tăng áp điện tử:

  • Máy bơm tăng áp điện tử thường hoạt động theo cơ chế: bộ phần cảm ứng áp lực nước, khi áp lực nước trong đường ống giảm, bộ phận cảm ứng hoạt động, đưa nước vào trong đường ống, khi áp lực nước trong đường ống tăng lên sẽ làm bộ phận cảm ứng điều khiển việc ngắt tải.
  • Máy bơm tăng áp điện tử thường hoạt động khá êm ái, không gây tiếng ồn và đặc biệt không có tiếng tách tách khi đóng ngắt.
  • Với những đặc điểm ưu tú hơn hẵn máy bơm tăng áp cơ, máy bơm tăng áp điện tử thường được sử dụng để bơm cấp nước tại các tòa nhà, văn phòng, tòa cao ốc…

Chọn đường ống phải có kích thước tương ứng với lưu lượng nước cần bơm:

  • Đường ống dẫn nước nên được mua loại có thương hiệu, chất lượng, đúng kích thước tiêu chuẩn.
  • Nên mua đường ống dẫn nước ở những đại lý, siêu thị chuyên bán các thiết bị nhà vệ sinh uy tín để được mua sản phẩm chính hãng, lắp đặt miễn phí, bảo hành lâu dài.
  • Mua được ống dẫn có kích thước phù hợp, việc tiếp theo là phải lựa chọn đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiều kinh nghiệm. Để đảm bảo lắp chuẩn xác nhất cho gia đình bạn.

Không cần lắp tủ điện để giúp máy bơm tăng áp hoạt động ổn định:

  • Tủ điện có thể cần thiết cho việc lắp máy bơm hoạt động ổn định hơn.
  • Tuy nhiên với máy bơm tăng áp thì tủ điện có thể hoặc không cần lắp đặt tủ điện cũng được. Vì máy bơm tăng áp có khả năng tự ngắt khi nước bơm đã đầy, và có chế độ tự bảo vệ máy khi nguồn điện cấp có sự cố.

Ngắt điện trước khi lắp máy bơm tăng áp, tránh rò rỉ điện gây nguy hiểm:

  • Đây là việc cần làm và đặc biệt chú ý đầu tiên trước khi lắp đặt bất kì thiết bị hay loại máy móc nào.
  • Trong việc lắp đặt máy bơm tăng áp cũng vậy, để tránh nguy hiểm khi chạm vào dây nối dẫn điện, các phụ kiện dẫn điện. Tắt nguồn điện kết nối lúc này là thật sự cần thiết.

Sơ đồ lắp máy bơm nước tăng áp chuẩn cho nhà ở:

Sơ đồ lắp đặt máy bơm nước tăng áp chuẩn

Bạn nên nhớ bơm tăng áp làm cho dòng nước chảy mạnh hơn, nhanh hơn. Vậy nên, theo nguyên tắc là lắp máy bơm dưới bể nước để đưa nước ra các vòi, van mở nước được nhanh mạnh. Theo như sơ đồ sơ đồ cách lắp máy bơm tăng áp chúng ta đều thấy máy bơm tăng áp gắn trực tiếp với nguồn nước và đầu còn lại gắn trực tiếp với các bộ phận xả nước sinh hoạt như vòi rửa, vòi sen, máy giặt…

Dưới đây chúng tôi hướng dẫn  cách đấu bơm tăng áp chuẩn nhất, chính xác nhất hiện nay. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách lắp đặt bơm tăng áp lực nước cho nhà ở:

Cách lắp máy bơm tăng áp cho gia đình dưới đây là quy trình chung. Được ứng dụng cho lắp máy bơm tăng áp cho bình nóng lạnh, bồn nước, nhà tắm, máy giặt, máy nước nóng lạnh…

Quy trình được hướng dẫn dựa theo kinh nghiệm lắp máy bơm tăng áp của thợ lắp máy bơm nước gia đình tại Gọi Thợ 24/7.

Quy trình chung lắp đặt máy bơm tăng áp:

  1. Chọn vị trí đặt máy bơm tăng áp, phải là bề mặt bằng phẳng.
  2. Đặt đầu ống dẫn nước của bồn chứa, bể chứa nước kết nối với đầu vào của máy bơm tăng áp. Nên dùng keo dán ống chuyên dụng và băng kẹp nước làm cho đường ống nước kín không kẻ hở. Tránh rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
  3. Đầu ống ra của máy bơm tăng áp kết nối với đường ống cần tăng áp lực nước. Có thể tăng áp lực nước cho toàn bộ các thiết bị dùng nước trong nhà với điều kiện cần chọn bơm tăng áp có công suất lớn. Và ngược lại nếu chỉ sử dụng cho khu vực nhà tắm hay máy giặt thì bạn nên lắp máy bơm tăng áp mini có công suất nhỏ. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ thợ lắp đặt máy bơm tăng áp chuyên nghiệp.
  4. Bật nguồn cho máy bơm nước tăng áp hoạt động. Bạn nên sử dụng CB tự động ngắt điện để tránh phát sinh các sự cố như cháy nổ trong quá trình máy hoạt động.
  5. Mở van nước xem kiểm tra tốc độ, áp lực nước xem đã mạnh nhanh hơn chưa? Từ đó biết máy tăng áp có hoạt động tốt không.
Cách lắp ráp máy bơm tăng áp cho các thiết bị

Xem thêm: Cách lắp đặt máy bơm nước gia đình tại Gọi Thợ 24/7.

Cách lắp bơm tăng áp cho nhà tắm:

  • Trong khu vực nhà tắm. Nước được sử dụng thường xuyên và định kỳ. Nhưng nếu vòi cấp nước của gia đình bị chảy chậm, chảy yếu, ngắt quãng…
  • Những vấn đề khiến việc nấu ăn, sinh hoạt, vệ sinh, giặt giủ trở nên bất tiện và mất thời gian đợi chờ nước ra.
  • Trong những trường hợp này, bạn nên sử dụng bơm tăng áp để khắc phục tình trạng trên.

Tuy nhiên, bạn cần biết cách lắp đặt máy bơm tăng áp cho bồn nước/ téc nước đúng chuẩn kĩ thuật mới đảm bảo được nguồn nước được cấp một cách chất lượng nhất.

Các bước lắp máy bơm tăng áp lực nước cho nhà tắm, nhà vệ sinh

Dưới đây, Gọi Thợ 24/7 sẽ hướng dẫn cách đấu bơm tăng áp cho nhà tắm đúng chuẩn kỹ thuật, được thực hiện cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

Trước khi lắp bơm tăng áp, bạn chuẩn bị đủ các phụ kiện cần thiết sau:

  • Van nước 1 chiều.
  • Đường ống.
  • Ốc vít.
  • Tua vít.
  • Băng keo đen.

2. Tiến hành lắp đặt máy bơm:

  • Tiến hành nối đường ống từ bể nước vào máy bơm tăng áp. Và phải đặc biệt chú ý kích thước đường ống với kích thước đầu vào của máy bơm, sao cho lắp đặt khớp tránh rò rỉ.
  • Để nước có thể đẩy lên cao mà không bị dội lại khi bơm tăng áp ngừng hoạt động. Cần chọn vị trí đặt van nước 1 chiều phù hợp [thông thường là ở ngõ ra của bơm].
  • Tiến hành gắn đường ống vào đầu ra của máy bơm tăng áp.
  • Vận hành thử máy bơm bằng cách kết nối điện cho máy bơm. Mở van nước và kiểm tra xem máy bơm hoạt động có ổn định không.

 Cách lắp bơm tăng áp cho thái dương năng:

Khi lắp đặt bơm tăng áp cho thái dương năng cần chú ý đến việc giúp vòi nước nóng và lạnh hoạt động ổn định, cụ thể có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

  • Cách 1: Cần mua luôn 2 máy bơm tăng áp có biến tần và cài đặt vào hệ thống để nó tự điều chỉnh tốc độ và vận hành theo nguyên tắc cân bằng sức ép trong đường ống.
  • Cách 2: Nên lắp 2 chiếc bơm tăng áp điện tử cùng 1 hãng, cùng công suất và máy phải chịu được nhiệt độ yêu cầu để hạn chế hư hỏng và chập cháy trong sử dụng.
  • Cách 3: Hai máy bơm tăng áp được lắp đặt chung cần có cùng công suất và nhiệt độ nước có thể bơm không quá mạnh hay quá yếu so với yêu cầu hưởng dụng.
  • Cách 4: Nên lắp đặt thêm 2 chiếc bình áp cỡ lớn. Nếu sử dụng trong gia đình chỉ cần loại 24 lít là được. Bình áp bên ngoài là lớp vỏ kim hãng, bên trong là một quả bóng cao su được bơm đầy hơi vào như bơm lốp xe. Khi máy bơm vận hành sẽ đẩy nước vào trong bình áp, nén quả bóng lại, khi mở vòi nước trong đường ống và bình áp thoát ra thì quả bóng cũng giãn nở ra.
Quy trình gắn máy bơm tăng áp cho máy nước nóng năng lượng mặt trời

Để lắp máy bơm tăng áp cho bình năng lượng mặt trời một cách chất lượng nhất và đúng chuẩn kỹ thuật. Thì việc chú ý đến 4 cách trên sẽ giúp bạn cải thiện được nguồn nước nóng và lạnh ổn định để phục vụ cuộc sống sinh hoạt tốt hơn.

Cách lắp đặt bơm tăng áp cho máy giặt:

Máy giặt thường xuyên được sử dụng tại nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Nhưng năng suất hoạt động của máy giặt thường bị ảnh hưởng bởi các các lỗi do nước cấp quá yếu, quá chậm…

Với các tình trạng nước yếu này, thường do đặt máy giặt và bồn nước ngang nhau, gần nhau quá nên áp lực nước bị yếu.

Để áp lực nước mạnh hơn, tốt nhất chúng ta nên đặt máy giặt cách bồn chứa nước với độ cao tối thiểu khoảng 3m hoặc dùng bơm tăng áp.

Trong bài viết sau, Gọi Thợ 24/7 sẽ hướng dẫn các bạn kinh nghiệm lắp máy bơm tăng áp Kangaroo KG 125ZP 120W có công suất 120W. Đây là loại máy bơm có thiết kế rất hiện đại và gọn nhẹ nên có thể lắp được ở bất cứ vị trí nào trong nhà.

Hướng dẫn lắp máy bơm tăng áp cho máy giặt

Cách lắp đặt máy bơm tăng áp hỗ trợ máy giặt:

  • Trước tiên, tiến hành lắp đặt các phụ kiện đi kèm vào máy. Sau đó, cắt ống dẫn đầu nước ra sau bồn nước.
  • Tiếp theo, gắn 2 đầu chuyển vào 2 đầu ống nước rồi gắn dây ống nối bắt nối tiếp từ ống nối nước vào máy bơm.
  • Cuối cùng kết nối nguồn điện cho máy bơm để vận hành chạy thử máy bơm. Nhằm đảm bảo máy vào điện không có sự cố rò rỉ hay chạm chập điện. Đảm bảo nguồn nước cấp chảy đều và mạnh.

Cách sử dụng máy bơm nước tăng áp Kangaroo KG 125ZP 120W:

Sau đây là các đặc điểm của máy bơm tăng áp. Bạn nên tìm hiểu để có cách sử dụng hợp lý. Nhằm nâng cao tuổi thọ của máy bơm.

  • Chú đến việc nhân diện đúng các ký hiệu: kí hiệu [– ] là chế độ luôn hoạt động; kí hiệu [o] là chế độ Tắt; kí hiệu [=]là chế độ tự động bật/tắt khi sử dụng nước.
  • Khi sử dụng loại máy bơm này cần có nguồn nước cấp ổn định. Vì khi mất nước, hay nước cấp yếu. Tuy máy sẽ vẫn hoạt động trong trạng thái không có nước, điều này sẽ khiến phớt rất nhanh mòn, trục bơm dễ dàng gây rỉ nước buồng bơm.
  • Gia đình nên mua bộ lọc để lọc nguồn nước trước khi bơm, để tránh cặn và sỏi lẫn vào nguồn nước cấp cho người tiêu dùng khi nước dưới giếng chưa sạch.
  • Máy bơm nên đặt càng gần nguồn nước thì càng tốt. Nhằm đạt được hiệu quả đẩy nước tốt nhất.

Cách lắp bơm tăng áp cho bình nóng lạnh:

Bình nước nóng cũng như các bộ phận hay thiết bị khác. Thường gặp các vấn đề trục trặc do nguồn nước cấp yếu, không đủ ấm, không đủ mạnh.

Khiến cho việc tắm, giặt mất thời gian hơn, đặc biệt khó chịu trong mùa mưa gió lạnh lẽo, hoặc khó khăn khi tắm rửa cho bé nhỏ.

Để khắc phục triệt để tình trạng trên, cần lắp thêm cho máy nước nóng lạnh một chiếc máy bơm tăng áp mini. Còn giúp giảm tiếng ồn ào, tiết kiệm điện mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ hay năng suất hoạt động của bình nóng lạnh.

Hướng dẫn lắp máy bơm tăng áp lực cho bình nước nóng lạnh

Lưu ý khi lắp bơm tăng áp cho bình nóng lạnh:

Để hạn chế các hư hỏng xuất phát điểm do áp lực nước, cần chú ý:

  • Độ cao giữa bồn nước dưới đất và bồn nước trên cao: nếu dưới 10m thì có thể chỉ cần sử dụng bơm tăng áp lực, nếu trên 20m thì nên sử dụng bơm chuyên đẩy.
  • Thể tích bình chứa nước để chọn máy bơm có công suất phù hợp: Sử dụng công suất từ 125 – 200W khi thể tích của mỗi bể chứa từ 1 – 3 mét khối nước.
  • Lưu ý không để bồn chứa hết nước bởi nếu không máy bơm sẽ nóng và bị dễ dẫn đến cháy máy bơm mini.

Quy trình lắp đặt bơm tăng áp cho bình nóng lạnh:

  • Trước tiên nối đường ống máy bơm vào bồn nước, sao cho kích thước đầu bơm và đường ống phải khăn khít và phù hợp với nhau.
  • Tiến hành nối đầu ra của máy bơm với đường ống dẫn nước, sau đó kết nối máy bơm với nguồn điện và khởi động máy.
  • Đặt máy bơm tại vị trí cân bằng , đảm bảo không bị rung lắc , hoạt động êm ái.
  • Sau khi lắp đặt xong hãy kiểm tra lại đường dây điện kết nối, đường ống nước và liên kết giữa máy bơm với các bộ phận khác. Để đảm bảo an toàn trước khi vận hành máy.
  • Cuối cùng vận hành máy bơm để kiểm tra hoạt động ổn định của máy.

Cách lắp máy bơm tăng áp cho vòi sen:

Vòi sen là một vật dụng quen thuộc mà nhà nhà hiện nay đều có. Nó mang lại cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu khi người dùng được tắm và xả stress dưới sức nước mềm mại của vòi. Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực và oai bức.

Nhưng vì các sự cố chẳng may từ sức nước yếu mà vòi sen đôi khi sẽ khiến cho người dùng bất tiện và chán chường.

Hướng dẫn lắp đặt máy bơm tăng áp cho vòi sen

Nguyên nhân vòi sen cần lắp máy bơm tăng áp:

  • Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này thường là do vòi hoa sen có thể bị dơ bẩn bởi nhiều cặn bẩn, lúc này cần phải thông tắc vòi.
  • Hoặc do bồn nước đặt quá thấp so với vị trí để vòi hoa sen khiến áp lực nước cấp không đủ mạnh, làm cho nước cấp ra bị yếu.
  • Có thể vì không gian lắp đặt có sự hạn chế nên việc nâng bồn nước lên đúng chiều cao tiêu chuẩn là rất khó. Nên để khắc phục nhanh tình trạng này chỉ có cách là lắp bơm tăng áp cho vòi sen

Vậy, làm sao để lắp đặt máy bơm tăng áp cho vòi sen đạt đúng kỹ thuật như mong đợi? Hãy theo dõi tiếp phần bài viết cách đấu bơm tăng áp dưới đây của Gọi Thợ 24/7 nhé!

Quy trình lắp đặt máy bơm nước tăng áp cho vòi sen:

  • Trước tiên cần lựa chọn cho vòi sen một chiếc máy bơm tăng áp phù hợp.
  • Kiểm tra áp lực nước với quy chuẩn áp suất đầu vào tối thiểu là 0,2 bar.
  • Chọn vị trí lắp máy bơm tăng áp phù hợp và đảm bảo cân bằng trong quá trình vận hành.
  • Xem xét, kiểm tra và và sửa chữa đường ống dẫn nước không còn khuyết điểm trước khi lắp vào máy bơm tăng áp.
  • Mồi máy bơm và kết nối với hệ thống đường nước đúng chuẩn kỹ thuật.
  • Kết nối điện và vận hành máy bơm để kiểm tra hoạt động của máy.

Lắp máy bơm tăng áp cho vòi sen về cơ bản cũng tương tự như lắp cho các thiết bị khác. Tuy nhiên để lắp máy bơm tăng áp cho vòi sen khi lắp đặt kép với các thiết bị khác thì sẽ cần thực hiện bởi nhiều thao tác kỹ thuật khác, cụ thể:

Cách lắp bơm tăng áp cho vòi sen khi dùng nước lạnh:
  • Trước tiện chọn một vị trí có thể đáp ứng các yếu tố cần thiết như: bơm tăng áp phải gần nguồn điện, nằm ở chỗ khô ráo, vững chắc, có vị trí lắp đặt so với vòi sen đạt chiều cao lý tưởng.
  • Tiến hành chọn kích thước của ống nguồn cấp sao cho nó bằng hoặc nhỏ hơn đường kính của ống trên bơm tăng áp mini cho vòi sen. Điều này hạn chế những sự cố rò rỉ và giúp cho máy bơm vận hành tốt hơn.
  • Cuối cùng chú ý và thận trọng lắp trực tiếp nguồn nước cấp vào đầu máy bơm và đầu còn lại thì gắn với vòi sen.
Cách lắp bơm tăng áp cho vòi sen khi dùng bình nóng lạnh:
  • Để lắp máy bơm tăng áp cho vòi sen khi dùng bình nóng lạnh, việc đầu tiên cần làm là nối đầu vào của bơm tăng áp với nguồn nước, lưu ý kích thước đầu bơm và đường ống cần phải vừa khít với nhau.
  • Tiếp theo tiến hành lắp đầu ra của bơm tăng áp nối với đường ống dẫn nước cấp cho bình nóng lạnh.
  • Cuối cùng, kết nối máy bơm tăng áp với nguồn điện rồi khởi động. Để kiểm tra hoạt động của máy và tiện kiểm tra các rò rỉ khác.
Cách lắp bơm tăng áp cho vòi sen thông qua nguồn tổng:

Cách lắp bơm tăng áp cho vòi sen thông qua nguồn tổng, cũng giống như 2 cách lắp ở trên. Bao gồm:

  • Chọn nơi để máy bơm gần nguồn nước và khô ráo, chắc chắn, dễ dàng kết nối với đường điện.
  • Tiếp theo khóa van nước tổng và cắt đường ống nước chính. Sau đó, kết nối máy bơm với đầu ra của nguồn nước.
  • Tiến hành nối đầu ra của máy bơm tăng áp với đường ống cung cấp nước. Khởi động máy bơm để kiểm tra. Nếu máy chạy ổn và nước được cấp ra mạnh, không tồn tại khuyết điểm nào nữa thì coi như việc lắp đặt đã thành ông mỹ mãn.
  • Sau khi lắp máy bơm nước tăng áp xong. Thời gian bơm nước đẩy lên téc sẽ được rút ngắn đi nên nếu bạn chưa lắp đặt phao chống tràn thì cần chú ý để tắt máy bơm tránh tình trạng nước tràn gây lãng phí.

Nên dùng máy bơm tăng áp hãng nào tốt?

Hiện nay có rất nhiều loại máy bơm tăng áp, mỗi loại có một đặc tính nổi trội khác nhau. Để lựa chọn được chiếc máy bơm tăng áp có chi phí, năng suất hoạt động hợp lý và phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của gia đình.

Hiện nay, bạn có thể tham khảo một số loại máy bơm nước tăng áp tốt nhất hiện nay như: Máy bơm tăng áp hãng Panasonic, Hanil, Pentax, Sena, Eurolife, Kikawa…

1. Máy bơm tăng áp Panasonic:

  • Có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
  • Máy bơm tăng áp Panasonic A-130JAK phù hợp các tòa nhà cao từ 1 – 3 tầng, thiết kế nhỏ gọn, cung cấp lượng nước nhanh với áp lực nước mạnh.
  • Máy bơm tăng áp Panasonic A-200JAK có khả năng hút nước trực tiếp từ đường ống cấp nước để tăng áp lực cho các thiết bị sử dụng trong gia đình. Có khả năng vận hành êm ái, công suất hoạt động cao, cảm ứng 1 pha.
Các loại máy bơm nước tăng áp được dùng phổ biến

2. Máy bơm tăng áp Shimizu:

  • Có động cơ máy hoạt động bền bỉ, có khả năng hoạt đông hiệu quả trong 24h với sức hút lớn, chạy cực kì êm ái.
  • Máy bơm tăng áp của hãng này được nâng cấp trên nhiều cơ chế hoạt động. Giúp khách hàng tiện nghi và thuận lợi hơn khi vận hành và sử dụng.
  • Với nhà cao tầng từ 1 – 4 tầng, có thể được cấp nước tốt bởi máy bơm tăng áp Shimizu PS-135E với công suất 125W. Máy sở hữu thiết kế nhỏ gọn, chất liệu chống gỉ sét cao, độ bền mô tơ cao giúp nâng cao tuổi thọ khi hoạt động.
  • Máy bơm tăng áp SHIMIZU PS-230 có khả năng tự động tắt – mở khi áp lực nước trong ống dẫn nước vượt quá 1.8 – 2.2 kg/cm2. Máy có tích hợp rơ le nhiệt chống cháy khi nguồn nước không ổn định, gây mất nước.
  • Với các đặc điểm nổi trội, khách hàng hoàn có thể yên tâm khi sử dụng máy bơm của hãng SHIMIZU.

3. Máy bơm tăng áp JLM:

  • Máy bơm tăng áp JLM có khả năng tự động ngắt điện để bảo vệ máy, đảm bảo an toàn và tiện ích khi sử dụng, tự động kiểm soát lưu lượng đầu ra.
  • Máy bơm nước tăng áp tự động JLM 60-200A nói riêng và các loại máy bơm tăng áp JLM nói chung được làm bằng đồng nguyên chất, stator được cán lạnh bằng tôn silic. Trục động cơ được làm bằng thép không gỉ, hộp điều khiển được lập trình tự động.
  • Với các đặc tính được chú trọng nâng cao về mặt kỹ thuật cho các thiết bị của máy bơm. Khách hàng sẽ vo cùng hài lòng khi sử dụng.

4. Máy bơm tăng áp Hanil:

  • Đây là dòng sản phẩm cao cấp, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Được nâng cấp và chú trọng cheo chuốt về mặt kỹ thuật. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc điều khiển và vận hành trong quá trình sử dụng.
  • Giá thành tương đối hợp lý với kinh tế của nhiều gia đình.

Nếu bạn có nhu cầu cần lắp đặt một chiếc máy bơm tăng áp thì chúng tôi nghĩ rằng bạn chọn máy bơm từ hãng nào cũng được. Chỉ cần chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu sử dụng và kinh tế của gia đình là được.

Xem thêm cách lựa chọn máy bơm nước gia đình loại tốt nhất.

Hướng dẫn cách tăng áp lực nước không cần máy bơm:

Ngoài áp dụng cách lắp đặt bơm tăng áp nhằm tăng áp lực nước ra còn có rất nhiều cách giúp tăng áp lực nước mà không phải tốn nhiều chi phí. Nếu gia đình bạn có nhiều vấn đề khó khăn trong kinh tế, và chưa sẵn sàng để chi trả tiền mua máy bơm tăng áp lực cho bồn nước thì có thể áp dụng một số cách tăng áp lực nước dưới đây.

Những điều được bật mí dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, cụ thể:

1. Lắp ống thông hơi cho bồn nước:

Việc lắp đặt ống thông hơi tại vị trí gần bồn nước là cách tăng áp lực nước không cần máy bơm.

Việc làm này giúp cho nguồn nước được thông suất, trôi chảy dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Để khắc phục tốt tình trạng nước cấp yếu, nên đặt ống thông hơi gần bồn nước, tại vị trí ống thoát nước nằm ngang ta đặt một cút nối chữ T thẳng đứng.
  • Ống chữ T đó là một đường ống thông hơi được chỉ lên hướng trời và một đường để dẫn nước xuống.
  • Lắp đặt ống thông hơi này cũng cần được nghiên cứu thật kỹ về kỹ thuật và cách lắp đặt để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Hướng dẫn cách tăng áp lực nước không cần đến máy bơm?

2. Lắp bồn nước đúng cách:

  • Việc chọn đúng vị trí lắp đặt cho bồn nước cũng là một trong những cách giúp nguồn nước cấp có áp lực mạnh hơn.
  • Bồn nước nên được lắp đặt càng cao càng tốt, chiều cao tối thiểu từ bồn nước đến vị trí thiết bị sử dụng nước phải là 3m.
  • Nếu là nhà bạn là nhà cấp 4 hoặc nhà 3 tầng trở lại thì bạn nên lắp đặt cho mình một chiếc bồn đứng. Như vậy thì khả năng tăng áp lực nước sẽ cao hơn so với bồn nằm.
  • Nếu nhà bạn từ 3 tầng trở lên thì nên lắp bồn nằm ngang.
  • Đúng vậy, nếu nắm bắt được cách lắp đặt bồn nước phù hợp với chiều cao lắp đặt lý tưởng sẽ giúp khách hàng phần nào giải quyết được sự cố nguồn nước cấp yếu.

3. Tăng áp lực nước bằng cách vệ sinh bộ phận sục khí:

  • Một cách khác để tăng áp lực nước cung cấp trong sử dụng là vệ sinh bộ phận sục khí. Đây là bộ phận thường được lắp ở các đầu vòi nước rửa chén, lavabo, vòi nóng lạnh…
  • Vì bộ phận này có một tấm lưới lọc ở đầu ra trước khi cấp nước ra ngoài. Trong quá trình sử dụng có thể bị bám cặn khiến áp lực nước bị giảm đi. Thế nên bạn chỉ cần dùng cờ lê tháo mở bộ phận này ra rồi vệ sinh thật sạch là có thể khắc phục tình trạng trên.

4. Nâng cấp hệ thống nước:

  • Lí do mà nhiều gia đình thường gặp phải khi có sự cố nước cấp yếu là do khi lắp đặt hệ thống cấp nước. Đã lắp đặt quá nhiều co lơ, đoạn gấp khúc khiến: tốc độ nước chảy chậm hơn, áp lực nước yếu hơn và tạo điều kiện cho các vật cản hình thành gây bít tắc lối cấp nước…
  • Để khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu kỹ đường đi của ống cấp nước. Và chỉnh sửa sao cho các co lơ chỉ được lắp đặt tại các vị trí cần thiết. Hoăc có thể thay chúng bằng ống chữ T để hạn chế khúc cua.

Trên đây là tất cả kinh nghiệm lắp máy bơm tăng áp cho các thiết bị sử dụng nước trong gia đình. Việc lắp đặt này rất đơn giản và chỉ mất 10 phút để thực hiện.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, công tác lắp đặt nên được thực hiện bởi người có chuyên môn và kỹ thuật sâu trong lĩnh vực điện nước.

Xem thêm hướng dẫn cách sử dụng máy bơm nước gia đình.

Hướng dẫn cách sử dụng máy bơm tăng áp lực tự ngắt:

  • Chọn đúng và cần sử dụng bơm tăng áp cho đúng điện áp của máy, vì điện áp tại các gia đình hiện nay chủ yếu là 1 pha [220v] và 3 pha [380v]. Nếu máy bơm không được cấp lượng điện áp phù hợp sẽ không thể nào hoạt động một cách tốt nhất và nhanh nhất.
  • Tìm hiểu các dấu hiệu hư hỏng của máy bơm tăng áp để kịp thời phát hiện và sửa chữa.
  • Thường xuyên vệ sinh buồng bơm bị vì tại vị trí này, các chất cặn bẩn thường bám lâu ngày dẫn đến bó cứng cánh quạt, khiến máy có thể bị ngưng hoạt động hoặc bơm nước với sức nước chậm hay yếu.
  • Nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào, khách hàng hãy gọi ngay cho thợ có chuyên môn để được hỗ trợ đúng lúc và đúng kỹ thuật nhé.

Bài viết hướng dẫn bạn chi tiết cách lắp bơm tăng áp cho nhà ở, nhà tắm, bình nóng lạnh, vòi sen, máy giặt và cả cách lựa chọn máy bơm tăng áp phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như tất tần tật những vẫn đề liên quan đến máy bơm tăng áp. Tìm hiểu kỹ hơn để áp dụng ngay tại nhà nhé!

Liên hệ với Gọi Thợ 24/7 nếu bạn cần lắp máy bơm tăng áp từ thợ chuyên nghiệp. HOTLINE 0906.765.021 – 0911.048.049.

Xem thêm dịch vụ sửa chữa máy bơm nước tại nhà.

Video liên quan

Chủ Đề