Cách mở bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn sẽ có câu hỏi yêu cầu thí sinh viết một bài nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Đề tài cho câu hỏi này rất rộng thường là về một tư tưởng, đao lý hoặc về một hiện tượng nổi cộm trong đời sống xã hội. Dưới đây, Tuyển sinh số xin gửi tới bạn cách làm bài nghị luận xã hội về một hiên tượng đời sống để tham khảo. 

NHẬN BIẾT

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập tới những hiện tượng, vấn đề đáng chú ý, có sự tác động đến xã hội như bạo hành học đường, tai nạn giao thông, sự vô cảm, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, những tấm gương tốt... 

CÁC BƯỚC LÀM NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG, ĐỜI SỐNG

I/ Mở bài

- Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận

- Mở ra hướng giải quyết để triển khai ở thân bài

Ví dụ: Bàn về vấn nạn bạo hành học đường hiện nay

=> Thí sinh có thể mở bài: Trường học là nơi giáo dục nhân cách con người, là nơi để trao đổi học hỏi từ thầy cô và bạn bè. Thế nhưng thật đáng buồn khi môi trường ấy lại đang bị tha hóa bởi bạo lực học đường. Đây không phải vấn nạn mới nhưng ngày càng trở nên nổi cộm và khiến nhà trường, phụ huynh cũng như chính học sinh e ngại. 

* Với những hiện tượng đời sống có tác động tốt, thí sinh có thể tham khảo cách mở bài: Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia... Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là [nêu hiện tượng đó ra]. Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

II/ Thân bài

1/ Giải thích hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng [Ví dụ: Thế nào là bạo lực học đường, là bệnh thành tích...]

- Mô tả được hiện tượng [hiện trạng, thực trạng hiện nay. Bạn có thể lấy cái ví dụ thực thế trong xã hội. Chẳng hạn vấn nạn bạo lực học đường rất nổi cộm trong năm qua với nhiều sự việc bị đưa lên báo chí, tivi. Thí sinh có thể lấy 1-2 sự việc này để làm nổi bật thực trang hiện tượng].

Lưu ý:  Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện

2/ Bàn luận về hiện tượng đời sống 

Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lý giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy,

- Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán

- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3/ Rút ra bài học và hành động trong cuộc sống 

Phàn này, bạn liên hệ tới bản thân để rút ra bài học, hành động 

Ví dụ: Bàn về sự đồng cảm với nhiều tấm gương tốt trong đời sống, thí sinh có thể liên hệ bản thân là phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, mà phải hành động thực tế, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn... 

III/ Kết bài 

- Đánh giá chung lại hiện tượng

LƯU Ý CHUNG

- Phải giữ lập trường, quan điểm vững vàng trong suốt quá trình viết

- Đề bài yêu cầu 200 chữ nhưng không nhất thiết bỏ buộc đúng 200 chữ hoặc ít hơn. Thí sinh có thể viết khoảng 240-250 chữ

- Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết

Suz

Văn nghị luận là một trong những nội dung thường xuất hiện trong các kỳ thi đại học, chuyển cấp và chiếm phần lớn số điểm trong đề thi ngữ văn. Hôm nay, thuvienhoidap  sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Video hướng dẫn thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là gì?

Dưới đây là khái niệm nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là gì ?

a – Khái niệm hiện tượng đời sống là gì ?

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay đó là những vấn đề nóng trong xã hội đáng để chúng ta phải suy nghĩ.

b – Yêu cầu văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống

  • Về nội dung: Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của vấn đề đó. Đưa ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
  • Về hình thức: Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ đúng đắn, tiêu biểu, phép lập luận phù hợp và lời văn chính xác, sống động.

Cách làm bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống Bất kỳ một bài văn nghị luận thuộc chủ đề gì thì chúng ta cần phải thực hiện theo 4 bước sau:

1 – Tìm hiểu đề và tìm ý

a – Tìm hiểu đề 

  • Đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
  • Xác định được sự việc, hiện tượng cần nghị luận.

b – Tìm ý

  • Đó là sự việc, hiện tượng gì? biểu hiện như thế nào?
  • Vì sao lại có sự việc, hiện tượng đó? Tác động của nó ra sao đối với đời sống.
  • Sự việc hiện tượng đó tốt hay xấu? Lợi hay hại?
  • Em có đề xuất những giải pháp, hướng giải quyết như thế nào?

2 – Lập dàn bài 

a – Phần mở bài 

Giới thiệu về sự việc, hiện tượng đời sống đó bằng cách dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp về sự việc chính đó. Các bạn nên viết phần mở bài khoảng 2 đến 3 dòng.

b – Thân bài

Với thể loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thì phần thân bài gồm 4 bước chính gồm:

Phân tích chứng minh thực trạng và biểu hiện của sự việc hiện tượng đó

  • Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng nhất trong đề bài.
  • Trả lời các câu hỏi như sự việc, hiện tượng đó xuất hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào?
  • Mức độ, phạm vi diễn ra như thế nào?
  • Phải sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác hoặc dẫn chứng từ các nguồn tin uy tín, có cơ sở khoa học cụ thể. Không được tự ý nghĩ ra các số liệu, dẫn chứng không có thật.

Nguyên nhân của sự việc hiện tượng đời sống

Cần đưa ra 2 nguyên nhân chính gồm:

  • Nguyên nhân chủ quan: thường do bản thân con người trong cách suy nghĩ và hành động.
  • Nguyên nhân khách quan: Có thể đó là các quy định, thể chế của nhà nước…

Tác động, ảnh hưởng, hậu quả

Chúng ta phải nêu được 2 tác động chính là:

  • Tác động tích cực: Những tác động có lợi cho con người, thiên nhiên, xã hội như việc làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo…
  • Tác động tiêu cực: Là những việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội như môi trường, văn hóa, kinh tế…

Nhiều đề bài có thể có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực nhưng một số đề thi văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống chỉ có 1 trong hai tác động này.

Đưa ra giải pháp 

Có thể đưa ra 2 loại giải pháp gồm:

  • Phát huy sự việc tích cực: Nếu đó là những sự việc, hiện tượng tốt đẹp.
  • Ngăn chặn sự việc tiêu cực: Đưa ra các lập luận, giải pháp để ngăn chặn những hiện tượng, sự việc không tốt đẹp này.

c – Kết bài 

Tóm tắt lại nội dung chính của vấn đề mà chúng ta đã nghị luận và gửi gắm các thông điệp, bài học cho bản thân, xã hội.

3 – Cách viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Thuvienhoidap.net sẽ dựa theo một đề bài cụ thể để hướng dẫn các bạn làm một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống chi tiết.

Đề bài văn nghị luận:

Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắc nơi, chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình…

Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; Có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến…

Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình.

Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Đáp án cách làm bài văn nghị luận hiện tượng đời sống

3.1 – Tìm hiểu đề và ý 

a – Tìm hiểu đề

  • Kiểu đề: Văn nghị luận trình bày suy nghĩ.
  • Vấn đề nghị luận: Là hiện tượng các bạn trẻ ngày nay đang sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình.
  • Phạm vi kiến thức: Trong đời sống

b – Tìm ý

  • Thế nào là sống vô cảm?
  • Những biểu hiện về lối sống vô cảm của các bạn trẻ là gì?
  • Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
  • Hiện tượng này gây ra những hậu quả gì?
  • Cần có những biện pháp nào để khắc phục hiện tượng đó?

3.2 – Cách làm bài 

a – Mở bài

giới thiệu về vấn để chính cần nghị luận đó là “ sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình “

b – Thân bài

Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình là sự thờ ơ, không quan tâm, không biết chia sẻ với những người thân yêu, gần gũi trong gia đình.

Biểu hiện: Đó là những biểu hiện như mải mê dán hình thần tượng khắc nơi, chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình và không quan tâm, chia sẻ với những người thân yêu nhất trong tổ ấm mình.

Thực trạng: Hiện tượng con cái sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình đang xảy ra không ít ở các gia đình trong các thành phố lớn và trở thành hiện tượng đáng để phê phán trong xã hội ngày nay.

Nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan 

  • Sống ích kỷ, thực dụng chỉ biết đến bản thân mình.
  • Thiếu sự giáo dục của gia đình.

+ Nguyên nhân khách quan

  • Sự nuông chiều và không quan tâm đến con cái của các bậc phụ huynh.
  • Tác động của lối sống thực dụng.

Tác hại  ví dụ về hiện tượng đời sống

+ Với cá nhân

  • Ảnh hưởng đến nhân cách.
  • Bị những người xung quanh xa lánh.

+ Với gia đình 

  • Quan hệ của những người trong gia đình mất đi sự gắn kết của tình yêu thương, chia sẻ.
  • Ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút.

+ Với xã hội 

  • Tạo ra những công dân vô trách nhiệm với xã hội.
  • Lối sống vô cảm trở nên phổ biến.

Giải pháp

  • Phía gia đình: Cha mẹ là tấm gương cho con, tạo những điều kiện tốt nhất để thường xuyên chia sẻ cùng con. Tăng cường giáo dục về trách nhiệm gắn kết, xây dựng tình cảm gia đình của mỗi thành viên.
  • Phía nhà trường: Cần chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh về giá trị của gia đình, tránh xa lối sống vô cảm.
  • Phía xã hội: Tăng cường tuyên truyền, tổ chức các hoạt động xã hội giúp các bạn trẻ bộc lộ được tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc thật của bản thân.

c – Kết bài 

Rút ra các bài học gồm:

Nhận thức: Sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình là một hiện tượng tiêu cực cần lên án mạnh mẽ.

Hành động: Tích cực rèn luyện bản thân, trau dồi kỹ năng sống để hiểu về ý nghĩa của việc quan tâm, chia sẻ, kết nối trong gia đình.

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Con người và các loài vật luôn có một mối liên hệ. Hiện nay, rất nhiều người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là hoàn toàn cần thiết.

Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa, luyện tập, vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với loài vật, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.

Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mang lại cảm giác an toàn. Thú cưng sẽ không cố gắng đưa ra những lời khuyên mà chúng ta không muốn nghe. Đôi khi chúng mang lại cho ta cảm giác bình yên, thoải mái và an toàn. Sau một ngày học tập làm việc mệt mỏi, nếu trở về nhà được chơi đùa với thú cưng thì sẽ cảm thấy thật dễ chịu. Cảm giác được vuốt ve chúng cũng giúp con người được thư giãn. Không thể phủ nhận rằng, thú cưng đã trở thành những người bạn thân thiết của con người.

Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

Từ kháo tìm kiếm : nghị luận đời sống là gì,cách làm nghị luận về một hiện tượng đời sống,cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống,cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng,cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống,sự việc, hiện tượng là gì,thế nào là nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống,cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống,viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống,cách viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống

Video liên quan

Chủ Đề