Cách nhận biết mít chín trên cây

Nếu bạn không biết lựa chọn mít như thế nào là ngon và lỡ mua phải những trái chưa chín mà đã cắt đôi ra thì phải làm sao đây? Vậy thì, bạn hãy yên tâm về điều đó, vì đã có những mẹo vặt nhân gian dưới đây sẽ giúp bạn làm mít nhanh chín mà không sợ lãng phí vì đã bổ đôi ra.

Mít là một trong những loại quả mùa hè được nhiều người ưa thích, có nhiều cách để làm mít chín tự nhiên. Nhưng có đôi khi mít còn xanh lại bị nhìn nhầm là mít đã chín và khi lúc kiểm tra thì lại chưa thể ăn được, băn khoăn không biết phải làm sao hay làm thế nào để mít có thể chín. Mình xin chia sẻ vài mẹo dân gian làm mít chín và cách phân biệt mít chín cây với mít chín ép một cách chính xác nhất!

Có nhiều loại mít hiện nay mặc dù chưa chín nhưng đã nứt toác ra rồi, nên buộc phải hái xuống sớm. Một trái mít khi được cắt từ trên cây xuống là trái mít được đánh giá đã già theo nhìn nhận của người hái bằng cách nhìn xem gai đã nở chưa, khoét 1 lỗ nhỏ để theo dõi xem múi mít đã ngả màu vàng chưa và múi mít có đạt chất lượng hay không?

Nếu như trường hợp hái nhầm những trái chưa đủ tuổi thì các mẹ tham khảo vài mẹo mít chín theo cách dân gian này nha.

Mẹo làm mít chín theo cách truyền thống

Phơi nắng trái mít

Khi bạn đã lỡ khoét 1 lỗ nhỏ trên quả mít thì bạn quét vôi lên chỗ bị khoét để tránh sâu bệnh xâm nhập, sau đó đem đi phơi nắng. Và tốt nhất bọc mít vào túi nylon rồi đem phơi, khi đó mít sẽ kín hơn và giữ nhiệt được tốt hơn. Với trái đã bổ đôi rồi thì ép hai nửa rồi cũng đem đi phơi nắng tương tự.


Những quả mít chưa chín được đem phơi nắng sau vài ngày là có thể ăn được.

Đóng cọc vào mít

Bạn hãy tìm một đoạn gỗ hay tre tươi vót nhọn, nung thật nóng trên ngọn lửa bếp rồi đóng sâu vào chính giữa dọc lõi quả mít, sau đó vùi mít vào rơm khô hoặc vật liệu thay thế với mục đích giữ nhiệt thôi. Khi kiểm tra nếu vỗ tay vào nghe tiếng bộp bộp và ấn thấy mềm là được rồi đó! Phương pháp này không thể áp dụng cho quả mít đã bị bổ đôi.

Quét vôi vào vai mít

Khi thử mít chín hay chưa thì nên cắt vai thử xem múi mít đã vàng chưa, nếu mít còn xanh thì sơn vôi lên vết cắt để đốc hết mủ trong trái mít sau khi cắt và làm cho vết cắt mít không bị nhão nhoét [thường do bị nhiễm nấm gây thối sau 1 - 2 ngày]. Vài ngày sau khi cắt thấy gai mít hơi mềm là chín rồi đó.


Mít chín vàng đều sau khi áp dụng mẹo vặt quét vôi vào vai.

Đây là phương pháp kiểm tra và ủ, giành cho những người bán mít, cắt như vậy giúp người kiểm tra chất lượng sản phẩm đánh giá được trái mít đó thuộc hạng nào mà bán cho khỏi nhầm lẫn. Khui cách này, thì trái mít vẫn phù hợp cho việc xẻ miếng bán lẻ. Chất màu trắng sử dụng để bôi là vôi ăn trầu, thứ vôi không làm ngộ độc cho người dùng.

Ủ mít chín tự nhiên trong nhiều ngày

Đây là phương pháp tự nhiên mà dân gian thường xuyên áp dụng, lỡ như mít tự rụng nhưng gai lại chưa mềm, chưa có mùi thơm thì các mẹ bôi vôi vào đầu cuống, để ủ trong chỗ râm cho mít tự chín nha.

Phân biệt mít chín cây và mít chín ép

Hiện nay, thay vì những cách làm chín mít truyền thống thì nhiều người đã làm mít chín siêu tốc chỉ sau 1 ngày đó là bơm hóa chất trực tiếp vào những trái mít non. Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thì hiện tại các loại thuốc ép chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục được cấp phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài...là bất hợp pháp.

Vậy mà mít là một trong những loại quả bị "ép chín" bằng thuốc nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Những hóa chất này thường có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các thương lái tiêm, bơm vào những trái mít còn xanh, non hoặc bôi hóa chất vào đầu cuống để mít chín nhanh hơn, màu đẹp, tiết kiệm thời gian và công sức, có thể dễ dàng mang đi tiêu thụ ngay ngày hôm sau.Theo các nhà nghiên cứu, Ethaphon là loại thuốc thường được dùng để làm chín ép mít và các loại trái cây khác. Ethaphon có thể gây kích ứng mắt, tổn thương trực tiếp trên da, làm da sưng tấy, mẩn đỏ. Khi bị ngộ độc loại hóa chất này có thể khiến nạn nhân cảm thấy khó nuốt, ói mửa, cháy rát da, thậm chí là hỏng mắt vĩnh viễn.

Vậy làm sao để chọn được đúng là mít chín cây, dưới đây là một số cách giúp bạn có thể phân biệt nhanh nhất

Phân biệt bằng mùi

Mít chín cây có mùi thơm đặc trưng, đi từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm của mít. Mít tiêm thuốc, chín ép thì không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí là không có mùi gì.

Phân biệt mít chín bằng màu sắc múi mít

Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.


Mít chín ép Mít chín cây

Phân biệt mít chín bằng cách quan sát mủ mít

Theo nhiều bà nội trợ, để phân biệt được mít chín ép do tiêm thuốc hóa chất và mít chín cây, có thể dựa ngay vào việc quan sát mủ của quả mít. Thực tế, mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Nhưng mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.


Mít chín ép Mít chín cây

Phân biệt mít chín bằng cách xem hình dạng bề ngoài của mít

Mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó, quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.


Mít chín ép Mít chín cây

Lưu ý: Nên lựa chọn mua mít tại những địa chỉ đáng tin cậy, uy tín như trong các siêu thị, mua trực tiếp tại các nhà vườn, tránh mua phải mít giá rẻ, bày bán tràn lan và không đảm bảo vệ sinh.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn làm mít chín nhanh và có thể lựa chọn chính xác mít chín cây nhất nhé!

Có thể bạn chưa biết:

  • Mẹo hay giúp phát hiện mít ngâm hóa chất
  • Cá nục kho xơ mít ăn lạ miệng
  • Các món ăn ngon từ mít

Video liên quan

Chủ Đề