Cách nuôi cá La hán lên châu

Cá La Hán là loài cá cảnh nhiệt đới có ngoại hình đẹp, lạ mắt, kèm theo đó là ý nghĩa phong thủy về tài lộc và sự sung túc. Do đó, không khó hiểu khi người chơi cá cảnh ở Việt Nam đều muốn sở hữu một vài em La Hán trong bể cá nhà mình. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi cá La Hán đúng kĩ thuật, nhanh kích đầu, lên màu,

Đặc điểm của cá La Hán

Tìm hiểu các đặc điểm cá La Hán là việc làm cần thiết để bạn có thể biết được cách nuôi cá La Hán chuẩn xác.Đây là một trong các loài cá cảnh có ngoại hình dị biệt, nổi bật nhất là chiếc đầu gù to nhô lên cao. Cũng chính vì vậy, chúng tạo liên tưởng đến hình tượng ông tiên và mang ý nghĩa đem tới tài lộc, sự thịnh vượng cho người nuôi. Ngoài ra, thân hình lấp lánh ánh châu khiến loài cá này luôn nổi bật giữa bể cá cảnh.

Cách nuôi cá La hán lên châu

Cá La Hán là loài cá cảnh có ngoại hình đặc biệt và mang ý nghĩa phong thủy tốt

Một chú cá La Hán được coi là đẹp và có giá trị khi đầu to, nhiều châu, màu sắc sặc sỡ. Chính vì vậy người nuôi cá nào cũng thắc mắc cách nuôi cá La Hán nhanh lên đầu, lên màu. Thực tế, mỗi một chú cá con ra đời đều mang đặc điểm riêng biệt, nhưng nếu bố mẹ đầu to thì con mới có thể lên đầu được. Chính vì vậy phải chọn mua cá La Hán con có gen di truyền tốt thì việc áp dụng cách nuôi cá La Hán mới hiệu quả.

Cá La Hán trưởng thành có thể đạt kích thước từ 25-30cm, sức khỏe tốt, ít bị bệnh và dễ sinh sản, tính cách hiếu động và khá hung dữ. Đây là giống cá cảnh đẹp có tuổi thọ khá cao, có thể lên đến 10 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Giá bán tương đối cao, dao động từ khoảng 500 vài triệu tùy kích cỡ và hình dáng.

Hiện nay trên thế giới có đến hơn 60 loại cá La Hán khác nhau, nhưng ở Việt Nam có 4 loại được nuôi phổ biến nhất là Thái Đỏ, Kim Cương, King Kamfa, King Lai, trong đó King Kamfa là dòng nhập khẩu có giá đắt nhất.

Tham khảo các loại cá La Hán đẹp, vừa túi tiền:

Cách nuôi cá La Hán chuẩn kĩ thuật

Bể nuôi cá La Hán

Kích thước và trang trí

Để tạo không gian thỏai mái cho cá La Hán phát triển toàn diện, nên thiết kế bể cá cảnh rộng rãi, với kích thước 0,8m x 0,4m x 0,5m là hợp lý. Với loài cá năng vận động như cá La Hán thì trong bể chỉ nên để trống hoặc để vào một ít sỏi, ngoài ra bất cứ vật trang trí nào khác đều bị chúng lật đổ hoặc tiềm ẩn nguy cơ khiến chúng bị trầy xước, bị thương.

Cách nuôi cá La hán lên châu

Chỉ nên để một ít sỏi vào bể nuôi cá La Hán

Môi trường nước

Nuôi Cá La Hán không quá khắt khe về môi trường nước, nhưng cũng như các loài cá cảnh khác, nước phải sạch thì cá mới khỏe được. Nếu sử dụng nước máy thì phải để trong 24 giờ để bay hết khí Clo rồi mới thả cá vào, hoặc nếu muốn nhanh hơn thì có thể sử dụng máy sục khí.

Độ pH chuẩn để nuôi cá La Hán là 7,5 8. Bên cạnh đó, hãy thay nước định kỳ 5 7 ngày 1 lần để duy trì môi trường nước trong hồ. Nếu có điều kiện thì nên hãy đầu tư thêm máy lọc nước trong bể để cá phát triển tốt hơn.

Nhiệt độ & Ánh sáng

Theo các chuyên gia, nhiệt độ thích hợp với cá La Hán là từ 25 30 độ C, vì là loài cá nhiệt đới nên nếu môi trường quá lạnh chúng có thể mắc các bệnh về tiêu hóa.

Tuy ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng được hấp thụ đủ sáng sẽ giúp lớp vảy cá cứng cáp và màu sắc đẹp hơn, loại ánh sáng được khuyến khích là màu hồng tím. Tốt nhất nên bật đèn mỗi ngày từ 8 12 giờ để cá của bạn đậm màu và đẹp.

Các yếu tố trong bể nuôi giúp cá nhanh lên đầu

Cá La Hán thường được nuôi một mình, nếu bạn nuôi nhiều chú La Hán chung với nhau thì nên dùng tấm vách kiếng để ngăn chúng ra. Làm vậy vừa tránh xô xát, vừa khiến cá của bạn khỏe mạnh, sung mãn hơn, đồng thời kích thích tiết Hormone giúp phần đầu cá to lên.

Cách nuôi cá La hán lên châu

Đặt một tấm gương vào bể giúp kích thích nhú đầu

Trong trường hợp nuôi riêng, cứ khoảng 1 2 tuần dùng một tấm gương đặt vào trong hồ từ 1 2 tiếng mỗi lần để khiến cá tưởng mình là đối thủ, hoặc cho con cái vào chung hồ với con đực cũng có tác dụng kích đầu tương tự việc nuôi chung cá La Hán với nhau.

Cá La Hán ăn gì?

Cá La Hán rất háu ăn, chúng có thể ăn được những loại thức ăn mà các loại cá cảnh khác ăn được, từ thức ăn dạng viên, đông lạnh đến các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, loăng quăng, tôm tép, cá con, thịt bò, Những loại thức ăn này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng cá cảnh hoặc ở ngoài chợ với giá khá rẻ.

Thức ăn cá La Hán chất lượng cao, giá rẻ trên Chúng Tôi!

Tuy nhiên, vì thấy cá ăn được mà cho quá nhiều thức ăn mỗi ngày là việc làm sai lầm. Cần chú ý cách cho ăn để cơ thể chúng luôn khỏe mạnh, nhanh nhú đầu và lên màu. Lúc cá còn nhỏ nên cho ăn Artemian để cung cấp chất dinh dưỡng, khoảng một tuần thì có thể chuyển sang ăn các loại thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tươi. Thức ăn công nghiệp được đánh giá có nhiều chất giúp cá lên đầu và lên màu rất tốt, lại không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Cách nuôi cá La hán lên châu

Thức ăn công nghiệp chứa nhiều chất giúp tăng kích thước đầu

Mỗi ngày nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ chứ không cho ăn quá no mỗi bữa, khi cá đã lớn hơn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày 2 bữa sáng, chiều. Cần rèn luyện cho chúng ăn đúng bữa để cơ thể phát triển ổn định.

Thực chất, cá La Hán là loài cá cảnh dễ nuôi, không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc. Tuy nhiên, muốn cá mau lớn, khỏe đẹp thì bạn vẫn nên lưu ý những cách nuôi cá La Hán mà Chúng Tôi vừa chia sẻ trên đây. Và nếu là người yêu cá cảnh thì nên tham khảo thêm danh sách các loại cá cảnh vừa rẻ tiền vừa đẹp, biết đâu lại tìm được một giống cá yêu thích mới.