Cách pha trà hoa nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế là cây có hoa dùng nhiều trong công trình cảnh quan. Cây thường trồng bụi hay hàng trong sân vườn, công viên, đường phố… Cây hoa nguyệt quế có thể được trồng làm hàng rào hay bức tường cây. Và trong nghệ thuật bonsai, cây nguyệt quế cũng được sử dụng rất nhiều. Vậy Hoa nguyệt quế có tác dụng gì ?

Cách pha trà hoa nguyệt quế

Trong y học, lá và dầu của cây nguyệt quế được dùng để làm thuốc.
Nguyệt quế có thể được dùng để chữa bệnh:

  • Rối loạn thấp khớp;
  • Loét dạ dày;
  • Vô kinh;
  • Đau bụng;
  • Ung thư;
  • Co thắt dạ dày.
  • Quả nguyệt quế chữa được bệnh u xơ tử cung, xơ gan và đau khớp.
  • Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn ngừa gián và giúp làm thoáng không khí.

Lá và vỏ có chứa tinh dầu; các bộ phận của cây, nhất là cánh hoa chứa một glycoside gọi là Murrayin, khi có mặt của các acid pha loãng và đun sôi, nó sẽ phân tích ra thành Murrayetine và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa chất glucosid scopolin. Murrayin được coi như có tính chất kích thích và làm săn da.

Đông y cho rằng nguyệt quới có vị cay, đắng, tính hơi ấm, có công năng giải biểu, tiêu viêm, gây tê, trấn kinh, khứ phong hoạt lạc; lá cây cũng tác dụng kích thích thu liễm. Thường được dùng trong trị liệu các chứng phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, đau răng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, côn trùng và rắn cắn. Ngoài ra còn được sử dụng trị dịch viêm não hay gây tê cục bộ.

Tại Ấn Độ, người ta dùng rễ nghiền ra để ăn hoặc xoa xát lên chỗ đau của cơ thể. Họ dùng bột lá để đắp vết thương hay vết đứt. Nước sắc của lá dùng trị phù; song lá cũng được sử dụng trị tiêu chảy và kiết lỵ, kể cả vỏ thân cây và rễ cây người ta cũng dùng trị tiêu chảy.

Liều sử dụng thông thường cho dạng thuốc sắc là 9 – 15g/ngày. Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ vết thương…

Theo Organic Facts, lá nguyệt quế có tính khử độc và ngăn ngừa lão hóa. Loại thảo dược này không chỉ phòng chống nhiễm trùng mà còn cải thiện rất nhiều các vấn đề liên quan đến sức khỏe từ hô hấp cho đến tim mạch. Hãy cùng xem nguyệt quế có thể giúp bạn những gì?

Các chất hóa học trong lá nguyệt quế khi đốt cháy mang lại một hiệu ứng ảo giác êm dịu. Simple Organic Life nói tất cả những gì bạn cần làm là đốt cháy một đôi lá nguyệt quế giống như hương trầm, bạn sẽ cảm thấy được thư giãn, khiến tâm trạng bạn nhẹ nhõm hơn. Thật tuyệt vời khi đốt lá nguyệt quế không khiến bạn buồn ngủ mà còn giúp bạn tỉnh táo và đánh bay mệt mỏi.

Lá nguyệt quế là một chất kích thích đường hô hấp, giúp đánh bật nhờn và chất nhày trong phổi. Cách tốt nhất là xông hơi với lá khô, tươi hay tinh dầu nguyệt quế. Bạn cũng có thể xoa tinh dầu lá nguyệt quế vào ngực để điều trị dị ứng và hen suyễn.

Với tinh dầu lá nguyệt quế, thêm vài giọt vào dầu gội đầu hàng ngày để ngăn gầu phát triển. Hoặc trộn dầu nguyệt quế với dầu jojoba ấm massage da đầu và ủ 15 đến 60 phút để trị gàu.

Một đề tài của Đại học Nông nghiệp NWFP ở Peshawar, Pakistan và Trung tâm Nghiên cứu USDA Beltsville cho thấy hoạt chất trong lá nguyệt quế điều trị hiệu quả là bệnh tiểu đường typ 2. Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần sử dụng 3 gr lá nguyệt quế mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose.

Từ Địa Trung Hải cho đến Đông Á, người ta tin tưởng vào tác dụng trị bệnh và sưởi ấm của lá nguyệt quế, nó được dùng trong nấu ăn hoặc xoa dầu nguyệt quế lên bụng để thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa, men và mật.

Theo Organic Facts, trong lá nguyệt quế có axit caffeic có tác dụng làm tăng cường thành mạch ở tim, loại bỏ cholesterol xấu trong máu. Kết hợp trong nấu nướng, cá hồi bọc lá nguyệt quế rất tốt cho tim mạch.

Một nghiên cứu năm 2003 công bố rằng tinh dầu là nguyệt quế có đặc tính kháng viêm và giảm đau tương đương với các loại thuốc chống viêm như morphine. Để giảm đau, chà tinh dầu lá nguyệt quế lên các khớp và thường xuyên bổ sung vào các bữa ăn.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Uống bột lá nguyệt quế trộn với sữa là phương pháp lâu đời để điều trị nhiễm trùng đường tiết liệu. Lá nguyệt quế được ví như một loại thảo dược toàn năng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, kể cả tại Việt Nam cũng không khó để mua loại lá này, một loại cây xuất hiện từ trong truyền thuyết, từ chiếc vong nguyệt quế của thần Apollo.

Cách dùng tinh dầu nguyệt quế:

Trị rụng tóc, kích thích mọc tóc, chữa da dầu dầu, ngứa và gàu: Pha vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào khoảng 20ml nước sạch, thoa lên chân tóc và da đầu sau khi gội sạch đầu, massage khoảng vài phút sau đó để tóc khô, cho tác dụng tốt hơn khi dùng kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi và tinh dầu hương thảo.

Dùng trong các sản phẩm massage: Do có mùi hương độc đáo mà tinh dầu nguyệt quế thường được sử dụng trong chế biến nước hoa, ngoài ra do loại tinh dầu này có thể kích thích tuần hoàn máu tốt nên nó cũng được sử dụng trong các loại dầu massage.

Dùng làm nước súc miệng: Pha loãng với nước theo tỉ lệ 1/30 hoặc 1/100 để làm nước súc miệng tùy sở thích

Chất giảm ho mạnh: Do giúp long đờm mạnh nên giúp chống ho, cảm lạnh và cúm. Nó cũng hỗ trợ trong việc làm giảm tắc nghẽn phổi và viêm xoang. Dùng bằng cách xông hít hoặc pha với dầu nền và massage lên ngực, gan bàn chân. Hoặc đun sôi nước và thêm 5-10 giọt tinh dầu, ngâm một miếng vải vào dung dịch này và đặt nó lên ngực để giảm bớt cảm cúm, cảm lạnh và ho.

Giúp giảm đau: Pha cùng với dầu nền theo tỉ lệ 1/30, giảm tỉ lệ nếu muốn và xoa bóp vào vùng bị đau, nó cũng rất tốt khi giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu khi được massage lên gáy.

Dùng xông đốt: Đốt tinh dầu lá nguyệt quế hoặc nhỏ vào khu vực phòng ngủ sẽ có tác dụng xua đuổi mối, mọt và các loại côn trùng vì chúng chứa acid lauric.

Thuộc tính chống ung thư: tinh dầu lá nguyệt quế chứa acid caffeic, quercetin, euganol và catechins tất cả đều có tính cung cấp sức đề kháng chống lại các loại ung thư khác nhau. Chúng cũng chứa chất parthenolide giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư cổ tử cung.

Giúp ngủ ngon: nhỏ và chiếc khăn tay vài giọt tinh dầu lá nguyệt quế và đặt dưới gối mỗi đêm. Hoặc bạn có thể nhỏ trực tiếp lên chăn, gối. Hoặc dùng với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu.

Dùng để tắm: Pha vài giọt tinh dầu với nước tắm, hoặc nhỏ vào bồn tắm để ngâm mình khoảng 10 đến 15 phút, giúp thư giãn, chống mệt mỏi và chống cảm lạnh.

Cây hoa nguyệt quế là cây có hoa, cây công trình phổ biến tạo bụi hay hàng cây trên đường phố, sân vườn, công viên… Cây hoa nguyệt quế dễ cắt tỉa, uốn nắng nên cũng được tạo hàng rào cũng như làm cây bonsai và các hình dáng khác. Tuy hoa nguyệt quế chỉ dùng để làm cây cảnh nhưng trong bài Hoa nguyệt quế có tác dụng gì ? trên đã cho thấy rằng lá nguyệt quế có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người đúng không nào.

Chậu nguyệt quế đặt ở hiên nhà, khóm nguyệt quế trồng ở góc vườn, tưởng như được phủ tuyết lấp lánh, trong suốt. Nụ hoa to bằng hạt đỗ, hạt ngô nẩy từng chùm chúm chím màu xanh lơ, màu trắng nhạt, và lúc nở xòe màu trắng phau, mịn màng, với năm cánh hình hoa thị xếp đều quanh đài hoa, như một cái chuông nhỏ xíu, đựng đầy phấn hoa thơm lừng. Màu trắng của hoa nguyệt quế cũng trắng phau như hoa nhài, nhưng hoa nhài to hơn, nở xòe toát ra một màu thanh bạch, còn nguyệt quế thì trắng trong, dịu dàng.   Cách ướp trà của ông rất lạ. Nhài được ông hái vào, phủ chè móc câu lên; còn ướp hương nguyệt quế, ông lại có cách làm khác rất cầu kì. Ông trải đều trà lên một cái giần, ông treo lên khóm nguyệt quế nở hoa, rồi ông lấy ni lông trùm lấy cây nguyệt quế suốt đêm. Ông làm như thế ba đêm liền, rồi sấy khô bỏ vào lọ uống dần. Ông gọi đó là ướp trà hương “tam nguyệt dạ” mà các cụ ngày xưa truyền lại. Cây nguyệt quế thuộc loại thân gỗ mềm như cây nhài, như cây chè mạn nhưng nó chỉ cao trên dưới một mét. Cành cây, nhánh cây khép tán, lá um tùm xòe ra. Mỗi cành nguyệt quế có nhiều nhánh, mỗi nhánh có nhiều tia, mỗi tia thường có 7 lá trổ về hai phía. Lá hình bầu dục, to bằng bề mặt đốt ngón tay trỏ trẻ em. Lá non xanh nhạt; lá bánh tẻ xanh biếc. Hoa mọc ở đầu tia lá. Khóm nguyệt quế thường có hàng trăm, hàng ngàn tia lá; cây có bao nhiêu tia lá là có bây nhiêu chùm hoa, chùm nụ. Khi nở hoa, cây nguyệt quế như một mâm xôi nếp cái vồng lên thơm nức ngon là lành.   Ông em thường lấy bùn ao, đất màu trên đồng đem về phơi khô giã tơi nhỏ trộn lẫn phân đạm để bón cho nguyệt quế. Ông còn đùng nước ốc ngâm để tưới vào đầu tháng, ông gọi đó là “thủy dưỡng sinh”. Tự tay ông pha chế chăm bón.  

Năm 1980, ông nội em về hưu với quân hàm Đại tá pháo binh. Người bạn của ông ở Xuân Đỉnh, Hà Nội đã tặng ông chậu nguyệt quế khi ông lên lão 70 tuổi. Vài chậu hoa, khóm hoa, với uống trà tàu là niềm vui của ông. Ông đã dành cho chậu nguyệt quế với bao tình châm chút quý trọng. Giữa mùa trăng khi hoa nguyệt quế bừng nở, ông vui hẳn lên. Hoa nguyệt quế là niềm vui tuổi già của ông. Ông quý chậu nguyệt quế như yêu thương đám cháu vậy.

Cách pha trà hoa nguyệt quế
Cách pha trà hoa nguyệt quế

Lợi ích của trà nguyệt quế

Cây nguyệt quế được nhiều người ưa thích với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và mùi hương dễ chịu. Và điều quan trọng hơn là trà từ cây này cũng rất được ưa chuộng. Tác dụng của trà nguyệt quế như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu thông tin về loại trà này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin chung về trà nguyệt quế

Trà nguyệt quế là một loại đồ uống truyền thống thường được ủ và sử dụng ở Ấn Độ. Nó cũng phổ biến ở vùng Caribbean và các nơi khác trên thế giới. Lá nguyệt quế là loại thảo mộc phổ biến để đưa vào công thức nấu ăn và các ứng dụng ẩm thực. Nó cũng có thể được sử dụng để pha chế đồ uống.

Cách pha trà hoa nguyệt quế

Thành phần dinh dưỡng có trong trà nguyệt quế

Trà nguyệt quế chứa chất dinh dưỡng như vitamin C, A, canxi và magiê,…

Tác dụng của trà nguyệt quế đối với sức khoẻ

1. Tốt cho hệ thần kinh 

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà nguyệt quế có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; bao gồm làm dịu các rối loạn thần kinh và đảm bảo rằng các giao tiếp thần kinh diễn ra suôn sẻ trên cơ thể.

2. Sức khỏe làn da

Khi chà xát trên da, lá nguyệt quế được biết là có đặc tính chữa các bệnh trên da, và điều tương tự cũng đúng khi những lá này được ủ vào trà. Các chất chống oxy hóa có thể giúp làm dịu sự xuất hiện của nếp nhăn, đốm đồi mồi và thậm chí thêm độ đàn hồi cho da của bạn.

3. Sức khỏe tim mạch 

Với lượng vitamin C và vitamin A dồi dào trong loại trà này. Sử dụng chúng thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và giảm mức cholesterol LDL; giúp duy trì sự ổn định của các mạch máu và động mạch của bạn.

4. Bệnh tiểu đường 

Trà nguyệt quế có tác dụng nổi tiếng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh hóa lâm sàng và Dinh dưỡng cho thấy rằng sử dụng trà này với liều 1-3 g/ngày trong thời gian ba mươi ngày có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một tách trà này là một cách tuyệt vời để ổn định lượng đường trong máu cho những bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu in vitro cũng đã quan sát thấy lượng glucose được cải thiện.

5. Chống viêm

Viêm là một trong những phản ứng của cơ thể để miễn dịch. Tuy nhiên nếu viêm trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như viêm khớp, đau đầu, bệnh gút và các vấn đề mãn tính khác. Các hợp chất trong trà này có tác dụng chống viêm hiệu quả; giúp giảm các triệu chứng viêm khớp do tuổi tác.

6. Căng thẳng và lo lắng 

Trà này có thể giúp thay đổi mức độ căng thẳng của bạn. Bằng cách tác động vào hệ thần kinh trung ương ức chế các hoocmon gây căng thẳng.

7. Tính chất chống oxy hóa 

Một số chất chống oxy hóa trong loại trà nguyệt quế được biết là có khả năng tiêu diệt các gốc tự do. Gốc tự do là sản phẩm phụ của quá trình oxy hóa tế bào, nó có thể gây ra các đột biến tế bào, ung thư và các bệnh mãn tính khác.

8. Tốt cho hệ tiêu hóa

Một số enzyme được tìm thấy trong trà nguyệt quế giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Điều này giúp bạn có được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Đồng thời nó còn giúp kích thích nhu động động ruột, hạn chế tình trạng táo bón.

9. Tốt cho hô hấp

Trong y học truyền thống trà nguyệt quế đã được sử dụng để làm dịu ho và đau họng. Các nghiên cứu cũng cho thấy các hợp chất có trong trà này có khả năng loại bỏ đờm giúp làm dịu cơn ho của bạn.

Tóm lại, trà nguyệt quế có nhiều công dụng cho sức khỏe. Thường xuyên sử dụng loại trà này để ngăn ngừa ung thư là một lựa chọn thông minh. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về tác dụng của trà này với sức khỏe.

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.organicfacts.net/bay-leaf-tea.html