Cách phạt trẻ mầm non

Nói là dạy con nhưng thực tế là dạy bố mẹ trước, là bố mẹ tự dạy mình trước. Nghe có vẻ hơi khó chịu, nhưng các bậc phụ huynh cần phải thông cho mình trước khi bắt tay vào công cuộc dạy con đặc biệt ở nhóm tuổi nhỏ.

Văn hóa nước ta thường sử dụng các hình phạt đối với trẻ. Và ở thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh cũng đã tích cực học những hình thức xử phạt trẻ từ các phương pháp hiện đại như: positive discipline, natural consequences, time-out Trong đó, time-out là cách được khá nhiều ba mẹ áp dụng.

Vậy time-out là gì? Đó là khoảng thời gian trẻ được tách ra khỏi một hoạt động hoặc một nhóm bạn bè để bình tĩnh trở lại. Time-out khá phù hợp trong bối cảnh trẻ không thể kiềm chế cảm xúc, la hét, khóc lóc hoặc vi phạm một số quy ước trước đó. Và đặc biệt hữu dụng cho gia đình nào có 2 bé nhỏ.

Vậy sử dụng time-out như thế nào?

Ví dụ: Nhà ba mẹ có 2 bé là chị Tâm và em An. Chị Tâm đang chơi thì em An giành đồ chơi của chị và chạy đi mất. Khi chị Tâm lấy lại đồ chơi của em An thì An khóc và nằm ăn vạ giữa nhà.

Nếu chưa áp dụng Time-out lần nào thì ba mẹ có thể lấy ví dụ này của em An để giải thích cho em hiểu. Nhưng lúc này, tuyệt đối không nên giải thích Time-out cho em An ngay sau khi sự việc xảy ra, bởi An vẫn đang còn trong cơn tức giận, không thể chú ý đến quy định mới. Ba mẹ có thể tìm một cách khác để An nín.

Hôm sau, ba mẹ có thể cùng ngồi lại để nói chuyện với em An:

Mẹ: An, hôm qua con lấy đồ chơi của chị hai và nằm khóc lóc ăn vạ là chưa đúng. Và nhà mình từ giờ sẽ có 1 nguyên tắc gọi là Time-out. Nếu như con cư xử như hôm qua, thì con sẽ phải ngồi vào chiếc ghế này [hoặc góc này]. Con sẽ phải ngồi đó một mình đến khi chiếc đồng hồ cát này chảy hết cát thì mới được ra.

Em An: [Có thể không quan tâm đến lời ba mẹ nói, và đòi hỏi các hoạt động khác như xem tivi, chơi đùa].

Mẹ: Mẹ đang giải thích với con về quy định mới. Con sẽ phải ngồi ở đây, bình tĩnh lại, không lá hét và khóc cho đến khi hết giờ và ra khỏi chỗ này.

Em An: [tiếp tục không quan tâm]

Mẹ: [Cần kiên trì] Có một số hành vi nếu con thực hiện thì mình sẽ phải áp dụng Time-out, ví dụ như: La hét, giành đồ chơi, đánh bạn hoặc chị hai, phun thức ăn, chạy nhảy không chú ý làm rơi vỡ đồ

Tất nhiên, ở 1 vài lần đầu khi ba mẹ nói, các con sẽ không quan tâm và không chú ý. Vì vậy, ba mẹ cần tiếp tục giải thích và nhắc lại về Time-out thêm nhiều lần nữa khi con lặp lại các lỗi như đã nói ban đầu. Điều ba mẹ cần chú ý là không nên NGAY LẬP TỨC trao đổi hoặc phạt sau hành động sai của trẻ, vì lúc đó tâm lý trẻ không phù hợp để lắng nghe. Sau khi giải thích 2-3 lần thì bắt đầu áp dụng Time-out khi trẻ vi phạm hoặc có các hành vi ứng xử chưa phù hợp.

Dần dà, với sự kiên nhẫn của ba mẹ, trẻ sẽ quen với Time-out và tiếp nhận nó một cách thấu hiểu và tích cực. Vậy Time-out giúp ba mẹ và bé như thế nào?

Ba mẹ không thể giúp con hiểu và nhận ra lỗi sai bằng đòn roi hay la hét trong cơn giận dữ của chính mình.

Trẻ sẽ học được kỷ luật một cách tích cực. Và thời gian Time-out sẽ giúp con bình tĩnh.

Trẻ sẽ có thời gian suy ngẫm lại hành vi chưa đúng/không đúng của mình, hạn chế những hành vi chưa phù hợp về sau.

Giúp trẻ tạo một thói quen tốt để trẻ hiểu và tự điều chỉnh hành vi.

Ba mẹ hãy luôn tìm hiểu và kiên nhẫn phát triển cùng con, giúp con lớp lên trong một môi trường lành mạnh và tích cực nhất. Đó mới quà món quà có giá trị nhất mà cha mẹ mang lại cho con.

Chúc ba mẹ thành công!

Phùng Thị Hải Âu Chuyên gia lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em

Video liên quan

Chủ Đề