Cách phòng chống bệnh giun

Cách phòng chống bệnh giun

Theo thông báo của WHO, ước tính khoảng hơn một tỷ người trên thế giới nhiễm các loại giun này, khoảng 2 tỷ người có yếu tố nguy cơ. Sự nhiễm các loại giun có liên quan chặt chẽ với tình trạng cuộc sống.

Các bệnh giun gây nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em: làm giảm khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ, là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh và chu kỳ sinh học

Tác nhân gây bệnh giun đũa là giun đũa (Ascaris lumbricoides). Giun đũa khi ký sinh trong ruột non của người và đẻ trứng, các trứng này đều ở giai đoạn phôi chưa bắt đầu phát triển và không có khả năng làm lây nhiễm cho người. Trứng cùng với phân rơi vào đất gặp các điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thích hợp, độ ẩm đầy đủ và oxy tự do phát triển thành ấu trùng. Trứng có ấu trùng nhiễm vào người qua đường tiêu hóa. Khi vào tới dạ dày, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trứng nhờ sức co bóp của dạ dày và tác động của dịch vị. ấu trùng xuống ruột non, chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Thời gian qua gan sau 3-7 ngày. Sau đó, ấu trùng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim. Từ tim, ấu trùng theo động mạch phổi để vào phổi. Tại phổi, ấu trùng tiếp tục phát triển rồi di chuyển theo các nhánh phế, khí quản để tới vùng hầu họng.

Khi người nuốt ấu trùng sẽ xuống đường tiêu hóa và dừng lại ở ruột non để phát triển thành giun đũa trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng của giun đũa chu du trong cơ thể, có thể lạc chỗ và ở lại các bộ phận hay ở các mô của cơ thể như: hạch bạch huyết, não, tủy và gây bệnh.

Ngoài lây nhiễm qua đường tiêu hóa, giun đũa và giun tóc còn có khả năng nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp.

Tác nhân gây bệnh giun móc là giun móc (Ankylostoma duodenalis và Necator americanus), 2 loại này giống nhau về mặt hình thái và mặt sinh học. Giun móc đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng. Khi ký sinh phần đầu của ruột non, giun ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn và hút máu. Sau khi giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng, sau 24 giờ ấu trùng này phát triển và lớn lên nhờ các chất hữu cơ ở trong đất. Ấu trùng có các hướng động đặc biệt có khả năng chui qua da vào người. Sau khi xuyên qua da, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim. Từ tim ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Từ phế nang, ấu trùng di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng hầu họng, sau đó được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại ở tá tràng và phát triển thành giun móc trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc khoảng 3-4 tuần. Giun trưởng thành có thể sống trong ruột người từ 10 đến 15 năm.

Phòng ngừa bệnh giun

Người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc nên những điều kiện về địa lý, khí hậu chỉ đủ điều kiện cho trứng giun và ấu trùng giun tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh. Trứng giun và ấu trùng giun sẽ không tồn tại sau một thời gian nếu như không được nguồn truyền nhiễm bổ sung thêm mầm bệnh. Từ môi trường, trứng hoặc ấu trùng giun có thể vào được cơ thể con người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố liên quan đến đời sống sinh hoạt của con người. Tỷ lệ người nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều, nếu như không bị tái nhiễm vì giun sống ở ruột người một thời gian nhất định. Những điều kiện đã góp phần ảnh hưởng vào quá trình và biện pháp phòng tránh:

- Quản lý phân người chặt chẽ:

+ Không sử dụng phân người làm phân bón.

+ Sử dung hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh.

- Ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh: ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau, quả khi ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, phân.

- Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những giải pháp hữu ích phòng ngừa bệnh giun.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe

Cách phòng chống bệnh giun

Giữ vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ góp phần hạn chế ấu trùng giun sán xâm nhập qua da, cơ thể gây bệnh. Đó là những phương pháp cơ bản ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể xuất hiện khắp nơi khiến trẻ dễ bị nhiễm bênh. Không nên chủ quan trong mọi tình huống.

Vào thời điểm giao mùa (giao thời giữa nóng và lạnh, khô và ẩm, nhiệt độ thay đổi), trẻ có thể bị giảm sức đề kháng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… Trẻ còn dễ nhiễm giun sán, nhất là lứa tuổi mầm non.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (NIMPE) đưa ra những lưu ý quan trọng trong thói quen hàng ngày, giúp phụ huynh chủ động phòng tránh giun sán, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho con.

Rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh thân thể cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ, không để giun sán có cơ hội xâm nhập. Phụ huynh dạy con rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không đi chân đất, không dùng tay tiếp xúc vật bẩn, tránh cho tay bẩn vào miệng. Cha mẹ cũng đừng quên hướng dẫn và giúp trẻ làm vệ sinh đúng cách như thường xuyên tắm gội, cắt móng tay, móng chân, rửa mặt sạch sẽ và dùng khăn mặt riêng để lau.

Cách phòng chống bệnh giun
Nguồn : internet

Thường xuyên vệ sinh đồ dùng của trẻ

Đồ chơi, quần áo, vật dụng cá nhân… của bé có thể là môi trường trứng giun sán ký sinh. Trẻ cầm nắm, chơi đùa hay cho vào miệng khiến giun sán dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đồ dùng của trẻ cần được tẩy rửa sạch sẽ và khử trùng thường xuyên ít nhất mỗi tuần một lần bằng dung dịch chuyên dụng.

Cách phòng chống bệnh giun

Giữ vệ sinh ăn uống

Trẻ nhỏ ăn uống thụ động theo thực đơn cha mẹ chuẩn bị sẵn. Do đó, thức ăn và nước uống cho trẻ cần đảm bảo nấu chín kỹ, tránh ăn hàng quán bên ngoài không đảm bảo vệ sinh. Rau củ cho bé ăn rửa qua máy khử độc thực phẩm hoặc nước sạch nhiều lần. Khi đến trường, mẹ nhắc nhở con uống nước chín, nước sạch để tránh nhiễm trứng giun.

Cách phòng chống bệnh giun

Tẩy giun định kỳ

Cha mẹ rất khó bên cạnh để bảo vệ con mọi lúc mọi nơi. Để tăng cường phòng bệnh, phụ huynh có thể lưu ý cho bé và các thành viên trong gia đình uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm. Tẩy giun đồng loạt cho cả nhà góp phần giảm tình trạng lây nhiễm chéo.

Theo Vnexpress

1. Nguyên nhân gây bệnh giun đũa:

Bệnh giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Cách phòng chống bệnh giun

Hình ảnh trứng giun đũa trên kính hiển vi

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ,... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ,... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

2. Triệu chứng bệnh giun đũa như thế nào?

Biểu hiện của nhiễm bệnh giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Cách phòng chống bệnh giun

Giun đũa trưởng thành lấy ra từ dạ dày

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa.

Cách phòng chống bệnh giun

Giun đũa di chuyển bên trong mắt trẻ em

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

3. Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa?

Để phòng chống nhiễm bệnh giun đũa cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

-  Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

- Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

- Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

- Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

-  Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Khoa KST-CT;  CDC Hà Tĩnh