Cách rèn luyện tự nhận thức bản thân

Rèn kỹ năng tự nhận thức

Nguyễn Đăng Duy Nhất

11:32 SA @ Thứ Hai - 22 Tháng Mười Hai, 2008

Bài “Khơi dậy năng lực tiềm ẩn để thành công” đã đề cập đến vấn đề đánh thức và sử dụng sức mạnh của tiềm thức. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của sự tự nhận thức [self-awareness], đồng thời gợi ý một số kỹ thuật để nâng cao kỹ năng tự nhận thức.

Kỹ năng này không chỉ giúp ích từng thành viên trong tổ chức mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho phép bạn hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bạn cũng như thái độ và phản hồi của bạn.Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng - nền móng - hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Nó phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thân và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào?

Sự tự nhận thức giúp chúng ta biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì. Điều này hướng chúng ta đến những công việc yêu thích, khiến chúng ta làm việc vui vẻ, hiệu quả. Nó dẫn tới những mối quan hệ, cả trong công việc lẫn quan hệ cá nhân, ở đó chúng ta sẽ đóng góp có tính xây dựng và tích cực hơn. Và nó cũng dẫn đến cuộc sống chân thật hơn cũng như làm cho chúng ta hài lòng hơn.

Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi.

Một phần quan trọng khác của quá trình tự nhận thức là bạn cần hiểu rõ về trí óc và cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người cũng như phương pháp vận hành của chúng. Hình dung về trí óc còn được gọi là người que. Mô hình về trí óc và cơ thể của người que do Tiến sĩ Thruman Fleet, thuộc Đại học San Antonio, bang Texas, đưa ra vào khoảng năm 1934.

Mô hình này có ba thành phần, trong đó hai thành phần thuộc về trí óc là nhận thức và tiềm thức, và một thành phần là cơ thể.

Phần nhận thức là suy nghĩ và suy luận, có thể chấp nhận hoặc phản đối các ý kiến, không ai có thể bắt bạn suy nghĩ theo những ý tưởng bạn không muốn nghe theo và khi suy nghĩ tạo ra ý tưởng.

Phần tiềm thức là trung tâm quyền lực, không có quyền tự do ý chí, phải chấp nhận và không có khả năng từ chối, không biết tới giới hạn cũng như không phân biệt được đâu là thực tế, đâu là tưởng tượng, được tự bộc lộ bằng cảm nhận. Phần cơ thể là phần hiện hữu của bạn, là phương tiện vật chất, là công cụ của trí óc, hành động theo chỉ dẫn của trí óc, là công cụ để bộc lộ suy nghĩ, để cảm nhận, và hành động của cơ thể quyết định kết quả.

Do vậy, suy nghĩ tích cực sẽ tạo ra cảm nhận tích cực, cảm nhận tích cực sẽ tạo ra hành động tích cực và hành động tích cực sẽ tạo ra kết quả tích cực. Nếu quy trình này tiếp diễn liên tục sẽ tạo nên một thói quen tốt giúp bạn thành công. Điều này một lần nữa chứng minh cho câu ngạn ngữ “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận” đã được đề cập.

Tuy nhiên, giữa nhận thức và tiềm thức luôn tồn tại mâu thuẫn nên bạn cần kết hợp nhận thức với tiềm thức. Người thành công là người có suy nghĩ và cảm nhận đồng điệu, nghĩa là nhận thức và tiềm thức kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.

Sự tự nhận thức được phát triển thông qua thực hành việc tập trung sự chú ý vào các chi tiết của cảm xúc, nhân cách và hành vi. Sau đây là một số kỹ thuật để phát triển sự tự nhận thức:

- Ghi lại những hành vi và cảm xúc khi đối diện với tình huống căng thẳng.

- Khi tương tác với những người bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những phản hồi về hành vi và hành động của bạn.

- Liệt kê ra các điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

- Tìm kiếm người bạn tin tưởng để giúp bạn phân tích khả năng của mình một cách khách quan.

- Tìm kiếm công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhận, sau đó nhờ cấp trên hoặc người cố vấn đánh giá bạn cần phải làm gì để cải thiện năng lực của mình.

- Tạo sự tin tưởng với người khác.

- Tận tâm, chú ý và tập trung vào công việc.

- Điều chỉnh bản thân để thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau.

- Tập tư duy tích cực, lạc quan và sáng tạo.

- Đặt ra mục đích và mục tiêu cho bản thân và cho công việc.

- Áp dụng kỹ thuật tự khẳng định.

Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người mà còn hữu ích cho các doanh nghiệp. Ngày nay, với môi trường cạnh tranh khốc liệt, cấu trúc tổ chức ngày càng phẳng hơn và ít nhân viên hơn, do vậy đòi hỏi nhân viên và cấp quản lý phải quản lý bản thân tốt hơn để có thể làm việc độc lập.

Để quản lý bản thân hiệu quả, bạn cần có kỹ năng tự nhận biết. Đồng thời, tự nhận thức cho phép bạn hiểu rõ người khác và cách thức người khác cảm nhận về bản thân bạn, từ đó giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc đồng đội.

Một doanh nghiệp với những nhân viên và người quản lý có kỹ năng tự nhận thức tốt sẽ hoạt động hiệu quả hơn do họ vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có khả năng làm việc đồng đội tốt.

Ngoài ra, nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm cần cải thiện của bản thân và của nhân viên sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phát huy toàn diện năng lực của mình và nhân viên, đồng thời có kế hoạch đào tạo, phát triển phù hợp. Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo kỹ năng tự nhận thức cho nhân viên bởi nó không chỉ giúp ích cho bản thân nhân viên mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực của mình, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn:Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

LinkedInPinterestCập nhật lúc:07:29 SA @ 22/11/2012

Là nền tảng hỗ trợ con người trong việc giao tiếp, ứng xử thích hợp với những người xung quanh.

  • Trước tiên là những người thân yêu trong gia đình, lớp học, cơ quan, sau đấy là những người trong cộng đồng.
  • Tự nhận thức giúp con người sống nhân ái, ứng xử đúng mực với những người xung quanh. Hơn nữa, nó còn giúp chúng ta hiểu đúng về bản thân, từ đấy có những quyết định và lựa chọn đúng đắn, phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội.
  • Trái lạinhận xét sai về bản thân có thể dẫn đến những hạn chế hoặc ảo tưởng về năng lực, sở trường của con người và gây thất bại cho việc giao tiếp với người khác trong cuộc sống.

2. Ý tưởng về sự tự nhận thức bắt nguồn từ đâu?

Tự nhận thức bản thân được Duval và Wicklund công bố lần đầu tiên vào năm 1972 trong cuốn sách “Lý thuyết chung về sự tự nhận thức” của họ. Cuốn sách này cho rằng khi chúng ta tập trung nhìn sâu vào bên trong bản thân mình, ta sẽ có khả năng so sánh và kết nối những hành vi thường thường của ta với những chuẩn mực đạo đức và những giá trị nói chung. Đây chính là kỹ năng tự nhận thức chuẩn mực.

Tự nhận thức là bước cần thiết đầu tiên trong việc kiểm soát cuộc sống của chính mìnhtạo ra những gì bạn mong muốn và nắm giữ tương lai của bạn.

  • Khi nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn có thể nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân đang dẫn đường bạn.
  • Từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng kiểm soát hành vi của mình và thay đổi chúng khi thấy quan trọng với mục tiêu cuối cùng là có được thành quả mà bạn mong muốn.
  • Việc này có thể bao gồm cả việc thay đổi cảm xúc, thái độ hay thậm chí là tính cách của bạn.

4. Các phương pháp để nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức một cách hiệu quả?

Dành thời gian và không gian cho bản thân

Việc dành ra thời gian riêng để kết nối với bản thân cho phép bạn tạo một lối đi vào nội tâm đang chôn kín sâu bên trong của mình. Hãy dành 30 phút mỗi sáng hoặc trước khi ngủ để đọc sách, viết lách, thiền, cầu nguyện hay bất cứ hoạt động nào tương tự. Chúng giúp bạn kết nối được với suy nghĩ và cảm giác của chính mình.

Thực hành thiền định

Kỹ năng tự nhận thức thiền định chính là chìa khóa giúp tăng khả năng tự nhận thức. Giáo sư Jon Kabat-Zinn [nhà sáng lập kiêm Giám đốc Stress Reduction Clinic thuộc Đại học Y khoa Massachusetts] định nghĩa thiền định là “tập trung vào điều gì đấy một cách có chủ đích ngay trong thời khắc hiện tại mà không phán xét”.

Nói cách khác, thực hành thiền định chính là hiện diện trong hiện tại, quan sát những gì xảy ra bên trong và bên ngoài bản thân chứ không dễ dàng là ngồi bắt bắt chéo chân và “trấn áp” các suy nghĩ.

Giữ thói quen ghi chép

Viết lách không chỉ hỗ trợ công đoạn xử lý suy nghĩ mà còn giúp ta kết nối với bản thân và cảm nhận thấy bình an hơn. Hoạt động này cũng giúp “giải phóng dung lượng” trí não khi mà bạn để những dòng suy xét chảy ra trang giấy.

Hãy thử dành ra nửa ngày cuối tuần làm việc này tại nhà – tập trung thật sâu vào toàn cầu bên trong – bạn đang cảm thấy thế nào, bạn đang nói gì với bản thân mình. Sau đó ghi lại hết tất cả mọi thứ quan sát được và bạn có thể ngạc nhiên khi đọc lại!

Rèn luyện năng lực lắng nghe

“Lắng nghe” khác với “nghe”. Lắng nghe là hiện diện, là tập trung quan tâm đến cảm xúc, lời nói và cả ngôn ngữ cơ thể của đối phương. Nếu thật sự lắng nghe, bạn sẽ dễ đồng cảm và thấu hiểu mà không phán xét hay đánh giá. Khi giỏi lắng nghe người khác, bạn cũng sẽ giỏi lắng nghe bản thân mình và biến thành người bạn tốt nhất cho bản thân.

Hỏi ý kiến người khác

Đôi lúc ta sợ phải nghe người khác nói gì về mình. Đúng vậy, những đánh giá hay nhận xét của người khác có thể mang nhiều định kiến và thậm chí là không thành thật. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể phân biệt, chắt lọc những ý kiến khách quan và hữu ích để hiểu về bản thân cũng như người khác hơn.

Các nghiên cứu cho thấy việc lấy ý kiến toàn diện trong đơn vị là một công cụ rất hữu ích giúp các quản lý cấp cao cải thiện khả năng tự nhận thức.

5. Kết bài

Kỹ năng tự nhận thức đối với mỗi người chúng ta thật sự rất cần thiết. Hy vọng, bài viết trên sẽ mang lại hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe hiệu quả cho bản thân

Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
[Nguồn tham khảo: timviec365,hoorayy,iconicjob]

Video liên quan

Chủ Đề