Cách root máy an toàn

Root là gì? Có nên root máy không? Lợi ích và hậu quả khi root máy

Nguyễn Hoài Quốc Trung 08/02/2021 191 bình luận

Root được hiểu đơn giản là việc khai thông và làm chủ điện thoại Android. Nếu bạn đang có ý định root điện thoại thì đầu tiên bạn cần hiểu rõ bản chất việc root là gì, root máy có lợi ích và hậu quả ra sao, cần lưu ý điều gì trước khi root. Sau đó, quyết định root điện thoại hay không cũng chưa muộn. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về việc root máy.

1. Root là gì?

Root là quá trình can thiệp trực tiếp vào hệ thống để giành root access [quyền truy cập gốc], tùy chỉnh và thay đổi so với tập tin gốc ban đầu, vượt qua rào cản bảo mật cao của nhà sản xuất. Khi root điện thoại thành công, đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ và có thể cài đặt thiết bị theo ý muốn của mình.

2. Có nên root máy hay không?

Nếu bạn muốn sử dụng một chiếc điện thoại nguyên bản, thích sự ổn định và những gì nhà sản xuất cung cấp đã đáp ứng đủ nhu cầu của bạn thì việc root máy là không nên và không cần thiết.

Còn nếu bạn muốn làm chủ điện thoại của mình, muốn chỉnh sửa và tùy biến các chức năng điện thoại theo ý riêng của bản thân thì nên root máy. Hơn thế, bạn muốn tối ưu điện thoại, cài các bản ROM, GPU, tăng xung nhịp, xem mật khẩu WiFi đã được lưu, xóa bớt các tính năng mặc định không dùng đến từ nhà sản xuất và thêm các tính năng cần thiết hơn thì việc root máy là cần thiết.

Xem thêm:

  • Xem mật khẩu wifi đã lưu trên Android đã root
  • Cách kiểm tra thiết bị Android đã root hay chưa đơn giản, dễ thực hiện

Nếu bạn quyết định root máy nhưng chưa biết cách up ROM thì có thể tham khảo bài viết:

>>> Cách up ROM cho điện thoại Android từ máy tính đơn giản, nhanh chóng

Như vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng điện thoại của mình mà bạn có thể đưa ra quyết định root máy hay không nhé!

Để giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định có nên root máy hay không thì hãy xem chi tiết lợi ích và hậu quả của việc root điện thoại được đề cập dưới đây.

3. Lợi ích và hậu quả của việc root máy

- Lợi ích

+ Cải thiện tốc độ, gia tăng bộ nhớ: Có những ứng dụng nhà sản xuất cài sẵn vào trong máy mà bạn không dùng đến, cũng không thể xóa được. Việc root máy giúp bạn xóa những ứng dụng không cần thiết đó đi, tải những ứng dụng khác hữu ích hơn, giúp cải thiện tốc độ và tăng bộ nhớ cho điện thoại.

+ Thay đổi giao diện: Việc thay đổi giao diện, icon hay font chữ theo ý muốn là điều hoàn toàn có thể khi bạn root điện thoại thành công.

+ Chặn quảng cáo: Sau khi root máy, các quảng cáo gây phiền nhiễu sẽ không còn xuất hiện trên điện thoại của bạn nữa.

+ Tiết kiệm pin: Từ việc xóa các ứng dụng không cần thiết cho phép thiết lập xung nhịp bộ xử lý, không chỉ tăng hiệu năng của máy mà còn giúp tiết kiệm pin.

- Hậu quả

+ Mất bảo hành: Vì can thiệp vào hệ thống được thiết lập sẵn từ phía nhà sản xuất nên điện thoại của bạn khi root sẽ bị mất bảo hành.

+ Dễ bị tấn công: Việc root máy có thể làm khả năng bảo mật thông tin của bạn bị ảnh hưởng, các tài khoản quan trọng dễ bị tấn công và lấy cắp.

+ Điện thoại có thể bị chậm hoặc đơ nếu bản ROM mà bạn cài không tốt.

+ Nếu root máy không thành công có thể khiến điện thoại của bạn thành cục gạch, không thể sử dụng các tiện ích cũng như các tính năng cơ bản như nghe, gọi.

4. Lưu ý trước khi root điện thoại

- Bảo hành: Việc root điện thoại nên được thực hiện đối với những máy đã qua thời gian bảo hành chính hãng để tránh mất quyền lợi từ nhà sản xuất.

- Bảo mật: Giống như đối với các ứng dụng khác, Google Wallet [ví điện tử thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại] cũng rất dễ bị đánh cắp mã PIN và thông tin quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng.

Lưu ý: Bạn có thể yên tâm vì Google Wallet sẽ hiển thị cảnh báo nếu bạn đang sử dụng ứng dụng trên một thiết bị đã root.

- Hiện tượng Brick: Hiện tượng này được hiểu đơn giản là làm cho điện thoại Android mất hết các chức năng từ cơ bản đến các tiện ích thông minh khi root không thành công. Vì thế, bạn cần tìm hiểu cẩn thận, nhất là từ những người đã root thành công trên một thiết bị tương tự.

Tham khảo một số mẫu điện thoại đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
  • Trả góp 0%

    Samsung Galaxy Z Fold3 5G 256GB

    41.990.000

    12 đánh giá
  • Trả góp 0%

    iPhone 11 64GB

    Online giá rẻ
    15.490.000 16.990.000 -8%
    VNPAY GIẢM 500k

    Quà 500.000

    497 đánh giá
  • Trả góp 0%

    OPPO Reno6 Z 5G

    9.490.000

    419 đánh giá
  • Trả góp 0%

    Samsung Galaxy A32

    6.490.000

    Quà 300.000

    546 đánh giá
  • Trả góp 0%

    Xiaomi 11T 5G 128GB

    10.990.000

    Quà 600.000

    116 đánh giá
  • Trả góp 0%

    Vivo V23e

    8.490.000

    Quà 300.000

    85 đánh giá
  • Trả góp 0%

    iPhone 13 Pro Max 256GB

    Online giá rẻ
    34.990.000 36.990.000 -5%
    VNPAY GIẢM 500k

    39 đánh giá
  • Trả góp 0%

    Realme C21Y 4GB

    4.290.000

    125 đánh giá
  • Trả góp 0%

    OPPO A95

    6.990.000

    143 đánh giá

Xem thêm:

  • TOP 14 phần mềm giả lập Android tốt nhất trên máy tính Windows
  • Jailbreak là gì? Những điều cần biết về Jailbreak iPhone, iPad
  • Cách tắt dịch vụ Google Play đơn giản, nhanh chóng

Đến đây, hẳn bạn đã hiểu root là gì và có nên root điện thoại Android của mình hay không. Hy vọng với bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định root máy.

161.067 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề