Cách sử dụng máy thủy bình cơ học

04/10/2018 - Lượt xem: 1078

Máy thuỷ bình điện tử cho phép đo và ghi vào bộ nhớ trong của máy với các giá trị gồm chiều dài và độ cao. Hoặc đo bằng hệ thống quang học bình thường với mia Standard (mia chữ E, mặt sau của mia mã vạch). Ở đây ta tìm hiểu về máy thủy bình điện tử phổ biến nhất Leica DNA03

1. Giới thiệu và cấu tạo máy thủy bình điện tử DNA03

a) Giới thiệu chung về máy thủy bình điện tử LEICA DNA03

Máy thuỷ chuẩn điện tử LEICA DNA03 của hãng Leica cho phép đo và ghi vào bộ nhớ trong của máy lên tới 6000 lần đo hoặc 1650 trạm máy với các giá trị gồm chiều dài và độ cao.

Leica DNA03 cũng cho phép đo bằng hệ thống quang học bình thường với mia Standard (mia chữ E, mặt sau của mia mã vạch).

b) Cấu tạo chung của máy thủy bình điện tử:

Cấu tạo chung của máy thủy bình điện tử:

  1. Điều quang.
  2. Vi động ngang.
  3. Nút đo.
  4. Ốc cân bằng.
  5. Đế máy.
  6. Bàn phím.
  7. Thị kính.
  8. Bọt thuỷ tròn.
  9. ON/OFF: Mở/tắt nguồn.
  10. Màn hình LCD.
  11. Tay cầm.
  12. Nơi gắn thẻ nhớ.
Cách sử dụng máy thủy bình cơ học

2. Các phím chức năng cơ bản của máy thủy bình điện tử.

3. Chuẩn bị máy thủy bình trước khi đo cao độ và khoảng cách.

  • Dùng pin GEB111 của hãng Leica.
  • Ống kính: luôn sạch sẽ.
  • Thước dây.
  • Dây dọi.

4. Tiến hành đo cao độ và khoảng cách

Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình điện tử đo cao độ và khoảng cách:

*Bước 1: Đặt máy vào trạm đo, cân bằng máy.

*Bước 2: Mở máy thuỷ chuẩn, vào nút menu (Program) => chọn (2) Line Levelling để tiến hành đo tuyến thuỷ chuẩn.

*Bước 3: Đặt tên job bằng cách nhấn Enter vào dòng (1):

  • Chọn New => sử dụng bàn phím số để nhập và phím CE để xoá Job => dùng phím di chuyển xuống chọn Set để chấp nhận tên Job.

 *Bước 4: vào (2) Line để đặt tên tuyến đo

+ Ở dòng (1) Name: Đặt tên đường đo.

+ Đặt phương pháp đo ở dòng (2) Meth (Ghi chú: Đối với đường chuyền đo cao hạng III, IV, ta chọn phương pháp đo là BFFB). (sau trước trước sau)

+ Đặt tên điểm độ cao gốc đầu tuyến ở dòng (3) PtID.

+ Nhập độ cao điểm gốc đầu tuyến ờ dòng (4) Ho sau đó chọn Set để chấp nhận.

*Bước 5: Chọn thiết lập hiển thị sai số trên màn hình ở dòng (3) Set: Tolerances, bật tất cả ở chế độ On sau đó chọn Set để chấp nhận.

*Bước 6: Chọn (4) START / CONT => OK để chuyển sang chế độ sẵn sàng đo. Để bắt đầu đo, bấm phím màu đỏ bên thân phải của máy. Lần lượt đo các mia theo chu kỳ của một trạm đo. (Nếu trong quá trình đo máy bị chệch hướng ngắm thì sẽ báo lỗi chỉ cần thao tác lại phím màu đỏ để đo lại).

*Bước 7: Kiểm tra: Sau khi đo xong, ta được kết quả:

  • Ở đây ta chỉ chú ý đến thông số TBal: đây là chênh lệch khoảng cách từ máy tới mia sau trừ đi khoảng cách từ máy tới mia trước:

+ Nếu TBal là giá trị dương thì khoảng cách sau lớn hơn khoảng cách trước.

+ Nếu TBal là giá trị âm thì khoảng cách sau nhỏ hơn khoảng cách trước.

Dựa vào giá trị âm hay dương để ta bố trí trạm máy sau ngược lại so với trạm máy trước sao cho giá trị  TBal của trạm trước cộng với TBal của trạm sau gần về 0 hoặc không vượt quá giá trị cho phép nhằm tránh sai số góc i.

- Trường hợp sau khi bấm phím đo và máy đã đo xong, để xem kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình, ta chọn (Station):

Để kiểm tra thông số tổng các trạm vào phím CL để xem thông tin

Chú ý khi sử dụng máy thủy bình điện tử đo cao độ và khoảng cách:

     + Trong quá trình đo mia phải được dựng thẳng và cố định không xê dịch mia cho tới khi đo xong một trạm.

     + Nếu vô tình thoát khỏi chương trình đo thì từ trạng thái của MENU ta chọn đúng Job đang đo sau đó chọn  (4) START / CONT  và đo tiếp.

     + Đối với lưới hạng III: mỗi đường phải đo đi và đo về.

     + Tầm ngắm từ máy đến mia (sau và trước) không vượt quá 60m (hạng III) và 100m (hạng IV).

     + Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với máy Leica DNA03, chênh lệch tầm ngắm tại 1 trạm đo không được vượt quá 1m. Vì vậy, ta có thể dùng thước dây để đo khoảng cách sơ bộ trước rồi mới đo bằng máy.

03/08/2017 - Lượt xem: 4592

Cách đo cao độ bằng máy thủy bình

Đo cao độ bằng máy thủy bình là đo chênh cao giữa các điểm. Sau đó tính toán ra cao độ của điểm cần đo. Cách đo cao độ được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất là nhờ vào máy thủy bình kết hợp với mia để có kết quả nhanh và chính xác nhất. Vậy thứ tự các bước đo là gì?

Đo cao độ bằng máy thủy bình là gì?

Thực chất cách đo cao độ bằng máy thủy bình là đo chênh cao giữa các điểm. Sau đó tính toán ra cao độ của điểm cần đo. Thao tác đo chênh cao rất đơn giản, bạn đặt máy tại điểm bất kỳ sau đó ngắm vào mia đặt ở điểm đã có độ cao, đọc trị số mia tại điểm đó được 1 trị số A nào đó, đi mia tới các điểm cần tính cao độ đặt mia được các giá trị B, C, D…. Sau đó lấy cao độ của điểm gốc cộng với trị số A rồi trừ đi cá trị số của các điểm chi tiết ta sẽ nhận được cao độ tương ứng của các điểm đó (Chú ý khoảng cách giữa các điểm đặt mia tới máy nên đặt nhỏ hơn 70m để đảm bảo độ chính xác).

Cách đo cao độ bằng máy thủy bình trong công trình xây dựng

Đối với các công trình xây dựng cụ thể như nhà cao tầng. Cách xác định cao độ bằng máy thủy bình được các kỹ sư áp dụng rất linh hoạt như lấy cao độ của 1 mặt sàn. Thường dùng cách cân cao độ cố định tại 1 vị trí để gửi cho tất cả các cột còn lại (gọi là cân COS chết). Khi đó ta cân bằng máy thủy bình sao cho chiều cao của máy bằng đúng chiều cao cần gửi cho các cột. Sau đó chỉ cần ngắm máy và dùng bút xóa vạch trực tiếp vào cột là ta được tất cả các điểm có cao độ bằng nhau. Phương pháp này rất nhanh và tiện lợi.

Đo cao độ bằng máy thủy bình theo các bước sau

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy thủy bình:

            Đặt máy thủy bình tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc, vị trí đặt máy thủy bình tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc (mốc độ cao chuẩn để truyền cao độ).

Bước 2: Cân máy thủy bình:

            Chọn vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn không bị sụt lún. Đặt sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy thủy bình lên chân máy và tiến hành cân bằng máy.

           Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy. Vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.

Bước 3: Bắt đầu đo đạc:

            Đầu tiên chúng ta sẽ ngắm vào mia.

           Tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy bình cho hình ảnh rõ ràng nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dm. Còn 2 số đọc ghi trên chữ E là hàng cm và hàng mm, cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm.

Bước 4: Tính Cao độ

            Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A (có độ cao là HA) đến điểm HB chưa biết độ cao.

         Bắt ảnh mia dựng tại điểm A, đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b

            Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b

            Độ cao của điểm B = H + (a –b)

Ý nghĩa của các số đọc:

Số đọc chỉ giữa = (số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới )/ 2

Các bài viết về cách sử dụng máy thủy bình đã đăng:

Sử dụng máy thủy bình đo cao độ độ lún

Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình điện tử đo cao độ và khảng cách

Mời các bạn xem thêm các bài giới thiệu hướng dẫn sử dụng các loại máy đo khoảng cách, máy thủy bình...trên kênh YouTube của Danh Kiệt:

TRẮC ĐỊA - MÁY ĐO ĐẠC DANH KIỆT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

MUA CHỮ TÍN – BÁN NIỀM TIN

Địa chỉ HN: 108 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội

Địa chỉ HCM: Số 85 Trường Sơn - F2- Tân Bình- HCM

Hotline: 0989 880099