Cách sử dụng mướp đắng

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, mướp đắng còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao [Mường – Thanh Hóa].

Tên khoa học Momordica charantia L. [Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.]. Thuộc họ Bí Curcubitaceae.

Mướp đắng có nhiều công dụng quý.

Mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta. Thường người ta trồng để lấy quả nấu ăn cho mát [giải nhiệt]. Mùa quả ở miền Bắc các tháng 5-6-7.

Bộ phận dùng: Quả tươi, hạt phơi khô và lá làm thuốc.

Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Ngoài ra, còn có vitamin B1, C, ađenin, betain, protein [0,6%].

Hạt có chất dầu và một chất đắng chưa xác định.

Sử dụng trà mướp đắng rất tốt trong mùa hè.

2. Công dụng và liều dùng

Ở nước ta, ngoài công dụng làm thức ăn [nấu với thịt làm canh, xào trứng, ăn sống với ruốc…], mướp đắng còn được dùng làm một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trừ rôm sẩy, chữa sốt. Theo sách cổ đông y mướp đắng có vị đắng [khổ], tính hàn, không có độc.

Ngày dùng chừng 2 quả bỏ hết hạt, nấu ăn.

Hạt dùng với liều 3g hạt khô, dưới dạng thuốc sắc. Tại nhiều nước khác cũng dùng mướp đắng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường; nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, nó có tác dụng chữa giun...

Mướp đắng chứa các thành phần như charatin và momorcidin giúp chống tăng đường huyết. Các hợp chất này giúp giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

Mướp đắng có chứa chất xơ hữu ích, chất này có tác dụng làm trung hòa chất béo, giảm hòa tan chất béo trong lòng ruột nên làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu.

Mặt khác, chất xơ trong mướp đắng kích thích nhu động ruột vận động mạnh. Vì thế, tốc độ hấp thu chất béo giảm xuống.

Mướp đắng còn chứa chất pectin, một chất có khả năng keo làm kết dính các phân tử cholesterol, vì thế càng khó hấp thu. Mướp đắng được cho là hữu ích với người béo.

3.1 Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sẩy

Mướp đắp 2-3 quả nấu với nước để tắm cho trẻ em. Ngày 1 lần.

3.2 Chữa ho

Mướp đắng 1-2 quả, nấu với nước uống làm 1 hay 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng mướp đắng dưới dạng món ăn – bài thuốc như:

3.3 Trà ướp mướp đắng thanh nhiệt

Sử dụng quả mướp đắng cắt phần trên, bỏ vỏ rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thì hãm trong bình nước sôi đậy kín khoảng 30 phút. Trà có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt.

3.4 Nước sắc mướp đắng

Mướp đắng tươi 1 - 2 quả rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, đun khoảng 10 phút, để nguội dùng thay nước, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt tốt cho người bệnh về gan, bệnh mắt và tăng huyết áp.

3.5 Nước ép mướp đắng

Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, ướp với đường cát trắng khoảng một giờ để đường thấm, sau đó cho vào máy ép lấy nước uống.

Lưu ý: Những người huyết áp thấp, có vấn đề về hệ tiêu hóa, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mới phẫu thuật không nên dùng mướp đắng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hậu COVID- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.

Hải Long

Mướp đắng không chỉ được xem là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nó còn là một vị thuốc mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,... đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu uống nước mướp đắng khô có tác dụng gì, cũng như các bài thuốc hay về nó nhé!

Mướp đắng 

Mướp đắng là gì?

Tên gọi khác: Mướp đắng rừng, khổ qua rừng, lại qua, cẩm lệ chi, lương qua,...

Tên khoa học: Momordica charantia L.

Họ khoa học: Cucurbitaceae, thuộc họ bầu bí.

Mướp đắng là quả của cây mướp đắng, đây là loại thực vật nhỏ, có thân leo. Dây leo thường rất dài, ước tính có thể dài hơn 5m. Lá cây chia làm nhiều thùy, màu xanh lục, có lông bao phủ mặt trên, mặt dưới có màu nhạt và ít lông hơn. Hoa mọc chủ yếu ở nách lá, màu vàng nhạt.

Quả có hình dáng thuôn dài, chiều dài từ 7-10cm, đường kích khoảng 2-3cm. Quả sống có màu xanh. Quả chính có màu vàng nhạt, khi phơi khô chuyển sang màu vàng sẫm. Người ta thường phơi khô cả trái mướp đắng để làm thuốc.

Quả mướp đắng tươi

Cách chế biến mướp đắng thành thuốc

Thành phần hóa học:

Trong quả chứa các thành phần hóa học tương đối đa dạng như: ancaloid, saponin, charantin, adenine, vitamin B1, carotene, chất đắng,... Trong đó, carotene và chất đắng là 2 hợp chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Nhờ vào các chất dinh dưỡng này, loại quả này được ứng dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Người ta khai thác rất nhiều mướp đắng để làm thuốc, cụ thể như sau:

Thu hái:

Quả được thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, thu hoạch khi chưa chín.

Sau khi hái, đem về để nguyên rồi phơi khô, hoặc cắt lát để phơi.

Khi đã phơi xong, dược liệu khô có thể cho vào túi để dùng dần, có thể thái lát để bảo quản.

Để nơi khô ráo và thoáng mát.

Tính vị:

Dược liệu có vị đắng, tính lạnh.

Tác dụng dược lý:

Có tác dụng trừ độc, tiêu khát, ích khí, chủ trị phong nhiệt, viêm đường tiết niệu, cảm sốt, tiểu đường,...

Mướp đắng có tác dụng gì?

Mướp đắng là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Từ lâu đã có nhiều bài thuốc hay từ dược liệu này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Để sử dụng vị thuốc này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn như: mướp đắng nhồi thịt, nấu canh mướp đắng, xào mướp đắng với trứng, nộm mướp đắng, mướp đắng xào trứng,...

Ngoài ra, nhiều người còn đắp mặt nạ mướp đắng để trị mụn, trị rôm sảy bằng mướp đắng,... Vậy thực sự nó có tác dụng gì?

Xem thêm: Nấm lim xanh [tác dụng, cách sử dụng, giá bán] chữa bệnh gì?

Mướp đắng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường

Công dụng mướp đắng rất tốt cho người bị tiểu đường. Nó có chứa một số thành phần có công dụng ổn định và kiểm soát lượng đường glucose có trong cơ thể. Do đó, uống hoặc ăn mướp đắng có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả. Sử dụng nó hàng ngày chỉ số đường huyết sẽ giảm đi đáng kể.

Xem thêm: Hạt methi có tác dụng gì? Hạt methi ấn độ mua bán ở đâu uy tín

Mướp đắng có tác dụng chữa cao huyết áp

Tác dụng mướp đắng làm hạ huyết áp nên vị thuốc này rất có ích cho người bị cao huyết áp. Thành phần charantin là thành phần chính có trong trái này có công dụng ổn định huyết áp.

Vì vậy, người có huyết áp không ổn định, hoặc người từng có tiền sử mắc bệnh này rất nên sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Mướp đắng có tác dụng tốt cho tim mạch

Với lượng Vitamin C dồi dào cũng các chất chống gốc tự do là các chất gây nên tình trạng lão hóa cũng như các bệnh tim mạch. Sử dụng mướp đắng mỗi ngày là biện pháp thích hợp nếu muốn phòng tránh các bệnh lý này.

Tác dụng của mướp đắng giúp hạ mỡ máu

Tác dụng của mướp đắng khô với chức năng kiểm soát lượng đường nằm trong cơ thể, loại bỏ đường cùng dầu mỡ dư thừa, uống sẽ khiến bạn không thấy thèm ăn. Vì vậy mà lá mướp đắng và quả của nó rất có ích cho người đang trong chế độ ăn kiêng.

Tác dụng của mướp đắng chữa bệnh gout [gút]

Tác dụng của mướp đắng khô giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh gout [gút] – chính là các axit uric làm hình thành các tinh thể muối urat [sản phẩm của acid uric], các tinh thể này lắng đọng tại khớp xương mới gây tra bệnh gout.

Xem thêm tác dụng của lá vối giúp trị bệnh gút tại đây

Công dụng của mướp đắng mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn

Thường xuyên sử dụng nước sắc từ quả này giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh linh hoạt dẻo dai, tràn đầy sức sống.

Đây là bài thuốc an thần rất hiệu quả, được nhiều người lớn tuổi ưa chuộng. Đa phần người bệnh cho biết họ cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon, sâu giấc hơn sau khi uống trà mướp đắng. Đồng thời, các triệu chứng bồn chồn khó ngủ, giật mình nửa đêm,... hoàn toàn biến mất.

Công dụng của mướp đắng làm đẹp da, trị mụn nhọt

Nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc của vị thuốc này, khi sử dụng nhiều có thể làm cơ thể luôn trong tình trạng được thanh lọc, trị mụn nhọt, làn da ngày càng đẹp hồng hào một cách tự nhiên.

Cách sử dụng mướp đắng

Vừa rồi là một số tác dụng của quả mướp đắng, giải đáp cho những ai thắc mắc về câu hỏi: “Mướp đắng có tác dụng gì?”. Những người mắc các bệnh lý trên có thể sắc nước hoặc uống trà mướp đắng giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, người thường xuyên bị các bệnh về xương khớp như cảm thấy đau xương, nhức khớp bổ sung đắng rừng làm cơ thể xoa dịu đáng kể các cơn đau, hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.

Lấy 30-40 gram trái khô rửa sạch, nấu nước uống, hãm trà hoặc hầm canh thịt hàng ngày rất tốt cho cơ thể.

Nước sắc sẽ có vị đắng nhưng không khó uống, rất mát, lành tính và tốt cho cơ thể.

Mướp đắng chữa bệnh gì?

Có rất nhiều bài thuốc hay và phương pháp chữa bệnh hiệu quả xung quanh vị thuốc này. Bên cạnh việc dùng để chế biến thức ăn, sắc nước uống hàng ngày. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với một số vị thuốc theo công thức dưới đây để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như:

Mướp đắng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Lấy 4-5 quả khô, 200g dây thìa canh, sắc với 800ml nước để uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng thời gian dài sẽ thấy chỉ số đường huyết giảm đáng kể.

Người bị tiểu đường trong quá trình sử dụng thuốc cần kiêng ăn ngọt. Có thể sử dụng đường ăn kiêng hoặc cây cỏ ngọt để thay thế đường thông thường.

Giảm cân bằng mướp đắng

Để giảm cân bằng vị thuốc này, chị em có thể uống nước sắc của nó. Chỉ cần lấy 4-5 quả khô, sắc uống thay nước hàng ngày. Hoặc có thể uống nước ép mướp đắng tươi [loại tươi có vị đắng hơi khó dùng].

Uống thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ thừa hiệu quả và nhanh chóng. Nhiều chị em đã chia sẻ bài thuốc này và giúp nhau giảm cân thành công. Đây là phương pháp an toàn và rất đáng để thử.

Mướp đắng trị mụn

Để trị mụn, bạn có thể kết hợp lấy quả tươi đắp ngoài da, vừa uống nước trà mướp đắng để thanh lọc cơ thể, giải độc gan từ bệnh trong. Chỉ cần lấy quả tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên da, sau 30 phút thì rửa mặt cho thật sạch.

Đắp mặt nạ bên ngoài và kết hợp uống trong giúp kháng viêm, dưỡng ẩm da, tiêu diệt mụn hiệu quả. Ngày nay, một số loại mặt nạ bày bán trên thị trường cũng có chiết xuất từ dược liệu này.

Mướp đắng chữa bệnh cao huyết áp

Để chữa bệnh này, bạn lấy khoảng 6-8 quả khô sắc nước uống mỗi ngày. Hoặc uống nước sắc này khi thấy các triệu chứng tăng huyết áp như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, say sẩm,... Sau khi uống huyết áp sẽ từ từ ổn định và điều hòa lại.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm bổ dưỡng này trong những bữa ăn hàng ngày. Dùng để chế biến thành nhiều món như: canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt,... để phòng ngừa cao hiệu áp.

Xem thêm: Hoa hòe [tác dụng, cách uống trà] thần dược chữa bệnh áp huyết cao

Chữa bệnh rôm sảy bằng mướp đắng

Để làm bài thuốc trị rôm sảy, bạn có thể nấu nước lá mướp đắng để tắm. Để tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh, nên tắm khi nước còn ấm, vừa tắm vừa thoa nhẹ lên da bé. Thực hiện liên tục trong vòng 3-4 ngày rôm sảy sẽ hết.

Mướp đắng chữa bệnh xơ vữa động mạch

Để phòng ngừa và chữa trị xơ vữa động mạch, bạn có thể lấy nó nấu nước uống mỗi ngày như trà. Hoặc lấy quả tươi đem luộc, ăn với cơm khi dùng bữa, có thể hấp hoặc nấu canh ăn sẽ tốt cho bệnh này.

Mướp đắng chữa bệnh mỡ máu

Người bị máu nhiễm mỡ có thể uống nước sắc từ quả phơi khô. Mỗi lần lấy từ 5-6 quả nấu nước uống là được. Nếu chỉ số mỡ máu quá cao, nên sắc nước thuốc đặc hơn để uống. Khi mỡ máu giảm, có thể giảm liều lượng lại.

Tác dụng của quả mướp đắng khô

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì?

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không? là những câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người dùng nó. Dược liệu này cũng như nước sắc của chúng hoàn toàn lành tính, không đem lại tác dụng phụ gì nguy hiểm. Nó cũng giống như thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày mà thôi.

Tuy nhiên, vì có tác dụng giảm huyết áp, nên những người huyết áp thấp cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Chỉ nên lấy 3-5 quả sắc uống mỗi ngày, sắc nước nên nấu thuốc lỏng một chút, có thể giảm liều lượng so với bệnh nhân bình thường.

Mặt khác, nếu quá lạm dụng nước ép mướp đắng tươi, có thể làm hạ huyết áp. Vì vậy, chị em uống giảm cân phải thận trọng. Chỉ uống nước ép vừa phải trong ngày. Khuyên bạn tốt hơn hết nên dùng quả khô sẽ an toàn hơn.

Ăn mướp đắng có tốt không?

Mướp đắng là loại quả thường thấy trong mâm cơm người Việt. Theo dân gian, ăn khổ qua trong các dịp lễ tết sẽ giúp tai qua nạn khỏi. 

Ngoài ra, chính vị đắng đặc trưng của nó mà người ta thường dùng để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, nhuận tràng, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể. 

Lợi ích của loại quả này rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên một trường hợp cần cân nhắc khi sử dụng chúng. Vậy uống nước mướp đắng hàng ngày có tốt không? Cụ thể như sau:

Bà bầu có nên ăn mướp đắng?

Khi phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu cần chú ý đến vấn đề ăn uống bởi ở giai đoạn này sẽ bắt đầu quá trình hình thành thai nhi. Ăn mướp đắng nhiều sẽ gây xuất huyết, tử cung co thắt nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đối với các bà mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn mướp đắng. Tuy nó chỉ mang độc tính nhẹ, không ảnh hưởng đến mẹ nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Vì vậy, các mẹ cũng nên chú ý đến quá trình ăn uống của mình trong giai đoạn này.

Ăn mướp đắng đối với người có huyết áp thấp

Do có tác dụng hạ huyết áp, nên người có huyết áp thấp cần gia giảm liều lượng cho phù hợp. Người bị huyết áp thấp nếu muốn ăn mướp đắng có thể chế biến chúng thành các món như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt hấp,... Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn 2-3 lần/tuần.

Ăn mướp đắng đối với người bị hạ đường huyết 

Chất đắng trong quả mướp này có tác dụng giúp hạ đường huyết trong máu. Người hay bị tụt đường nên ăn vừa phải, tránh gây tình trạng thiếu hụt năng lượng trong cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi và thiếu sức sống.

Trường hợp dùng pha trà, nấu nước uống có thể cho thêm mật ong vào để tránh thiếu hụt đường.

Lưu ý khi sử dụng mướp đắng

Khi xào nấu mướp đắng không nên nấu ở nhiệt độ quá cao. Bởi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và làm mất tác dụng giảm cân có trong mướp đắng. Vì vậy nếu có thể ăn sống hoặc làm salad trộn rau thì hiệu quả của nó mang lại sẽ cao hơn rất nhiều.

Không nên cho phụ nữ mang thai và cho con bú dùng sẽ gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn đến hư thai.

Hạn chế dùng món ăn từ mướp đắng cho người có đường huyết thấp. Nếu bổ sung mướp đắng thường xuyên, nên uống trà mật ong kèm theo để tránh hạ đường huyết quá mức.

Mướp đắng mua ở đâu TPHCM?

Được biết đến như một thương hiệu trà có nguồn gốc rõ ràng, mướp đắng thương hiệu  Thảo dược An Quốc Thái là thương hiệu trà sạch, chất lượng, hương vị thơm ngon và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu trái mướp đắng tại An Quốc Thái được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bởi trà có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguồn nguyên liệu được thu hoạch tại vườn trà tự trồng, cam kết không phun thuốc, không tẩm hóa chất.

Sau đó, được chế biến thông qua quy trình sản xuất khép kín với công đoạn sơ chế bao gồm phơi, sấy khô, luôn được kiểm tra chắc chắn về độ an toàn cùng dược tính nguyên vẹn để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Sau cùng là thành phẩm với đa dạng nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng.

Nếu có nhu cầu mua mướp đắng, vui lòng liên hệ:

THẢO DƯỢC AN QUỐC THÁI

Địa chỉ:  62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.

Liên hệ mua hàng: 0902743250 [Mobi] - 0961744414 [Viettel].

Website: //caythuoc.vn/

Giá bán mướp đắng khô: 350.000 VNĐ/KG.

Giá bán dây khổ qua rừng:  120.000 VNĐ/KG.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết về các công dụng của mướp đắng. Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, mỡ máu hoặc người bình thường muốn giữ cơ thể khỏe mạnh cũng có thể sử dụng.

Hi vọng với các thông tin sẽ giúp ích cho mọi người. Sản phẩm có thể được dùng làm quà biếu tặng những người thân, chính sức khỏe bản thân cùng với mọi người đều luôn khỏe mạnh!

***Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề