Cách tăng kỹ năng Listening

Danh mục

Xin chào mọi người,mìnhlà James Nguyen đến từ IELTS Fighter. Ngày hôm nay, mình sẽ bắt đầu 1 chuỗi bài phân tích về kỹ năng Listening cho người mới bắt đầu hứa hẹn sẽ đem lại nhiều góc nhìn sâu sắc để giúp các bạn nâng cao trình độ Listening của mình.

Đối với những bạn mới bắt đầu và còn yếu kĩ năng nghe, mình xin đưa ra 1 vài lời khuyên về kỹ năng này như sau:

I. Exposure to English and Shadowing

Điều đầu tiên mà các bạn cần nắm được đó chính là bản chất của Kỹ năng Listening.

Cùng với Reading, đây là một Receptive skill tức là kỹ năng tiếp thu và hiểu thông tin. Với Receptive skills, yếu tố quan trọng nhất góp phần xây dựng nền tảng ban đầu chính là mức độ tiếp xúc với tiếng Anh (Exposure to English).

Hiểu một cách đơn giản, các bạn càng được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh chuẩn thì nền tảng Listening của mình sẽ càng tốt. Rất nhiều giáo viên thường nói rằng các bạn cần fully immerse or engross yourself in an English environment tức là phải hoàn toàn đưa bản thân vào trong một môi trường tiếng Anh.

Có thể lấy ví dụ như ngoài giờ học trên lớp, việc các bạn nghe nhạc, chơi game, xem phim, hay bất kỳ hình thức giải trí nào xung quanh mình cũng đều phải có các nội dung tiếng Anh.

Điều này là hoàn toàn chính xác, bởi vì nó xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế của các thầy cô, những người đã giỏi tiếng Anh nhờ phương pháp này.

Và để thực hiện được điều đó, các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng vô cùng quan trọng mà trong chuỗi bài về Listening này thầy sẽ đưa ra.

Kỹ năng đầu tiên về Listening đó chính là Shadowing

Trên thực tế, nếu như được thực hiện chính xác, Shadowing sẽ cải thiện không chỉ Listening mà còn là cả Speaking, Pronunciation và mọi yếu tố khác xoay quanh tiếng Anh, nhưng trong bài này,mìnhsẽ chỉ tập trung vào yếu tố Listening.

Để hiểu shadowing là gì, các bạn hãy liên tưởng đến một ví dụ cực kỳ kinh điển và hoàn toàn trùng khớp đó là khi các bạn học TẬP ĐỌC tiếng Việt hồi lớp 1.

Mỗi bạn được phát 1 cuốn sách giáo khoa tập đọc trong đó có phần văn bản, bao gồm mặt chữ và hình ảnh minh hoạ, đều là những thông tin mà con người tiếp thu qua Hình ảnh bằng mắt (Visual).

Cô giáo sẽ đọc mẫu, tức là cung cấp thông tin dưới dạng Âm thanh (Sound), trong khi cả lớp sẽ NHÌN VÀO SÁCH (Visual), NGHE ÂM THANH (Sound) và NHẨM THEO TRONG MIỆNG, rồi sau đó một vài bạn có thể được mời lên đọc cho cả lớp nghe (Imitate).

Sau đó, cô giáo sẽ cùng cả lớp tìm hiểu Ý nghĩa (Meaning) của các từ ngữ và toàn bộ văn bản đã đọc và nghe.

Quá trình đó diễn ra liên tục ngày ngày qua ngày khác, TAI và NÃO của các bạn trải qua một quá trình MÃ HÓA thông tin (Encoding) như sau: Sound a sẽ tương ứng với Visual a và tương ứng với Meaning a.

Tiếp theo, Sound b => Visual b => Meaning b, và cứ thế cho đến mãi mãi. Nói cách khác, đến khi nào các bạn nhắm mắt lại, nghe 1 âm thanh, các bạn có thể hình dung ra trong đầu mình mặt chữ của từ đó, hình ảnh minh họa của sự vật đó, và nhớ được nghĩa của nó, là quá trình Nghe Hiểu đã hình thành. Và, điều tương tự cũng hoàn toàn chính xác với tiếng Anh.

Trong quá trình trên, cả 4 yếu tố Âm thanh Sound, Hình ảnh Visual, Bắt chước theo Imitate, và Ý nghĩa Meaning đều không thể thiếu.

Vậy khi đã nắm được bản chất, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức này với bất kỳ nguồn tiếng Anh nào mình có thể tiếp xúc, mà đơn giản nhất là thông qua các bộ phim, bài hát, hay video giải trí ngắn mà các bạn yêu thích.

Các bạn cần phải kết hợp cả 4 yếu tố Nghe Âm thanh, Nhìn Hình ảnh + Mặt chữ, Bắt chước theo bằng Miệng, và tìm hiểu Ý nghĩa của các từ và câu. Lặp lại hành động đó nhiều lần, liên tục với cường độ ngày một gia tăng là cách xây dựng nền tảng Listening tốt nhất và duy nhất.

II. Phương phápChép chính tả - Dictation

Ok,mìnhđã nói về nền tảng gốc rễ của kỹ năng Listening nói riêng và Receptive skills nói chung, đó chính là Mức độ tiếp xúc với tiếng Anh (English exposure).

Kỹ năng đầu tiên mà mình chia sẻ với cácbạn chính là Shadowing, là sự kết hợp giữa Tai (Âm thanh Sound), Mắt (Hình ảnh Visual), Miệng (Bắt chước theo Imitate), và Trí não (Ý nghĩa Meaning).

Trong phần này, mình sẽ tiếp tục đưa ra một kỹ năng nữa ở tầm cao hơn dành cho những bạn đã có nền tảng ngôn ngữ tốt, đó chính là Chép chính tả - Dictation.

Chắc hẳn các bạnvẫn còn nhớ những ngày tháng học tập dưới mái trường tiểu học, cô giáo thì đọc thật chậm từng chữ từng câu Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .

Trong khi đó, cả lớp thì nghe kỹ từng câu chữ và cố gắng chép lại y nguyên văn bản đó vào vở.

Trong quá trình này, sự kết hợp của các yếu tố Tai (Âm thanh Sound), Mắt (Hình ảnh Visual), và Trí não (Ý nghĩa Meaning) vẫn giữ nguyên, Miệng cácbạnlúc này không nhẩm đọc theo, mà thay vào đó là tay chép ra từng chữ cái. Tay cácbạnviết thì rõ ràng là chậm hơn miệng cô giáo đọc, nhưng cũng chính vì vậy mà tốc độ xử lý thông tin của não (Processing Speed) và sự kết hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố nêu trên phải diễn ra cực kỳ nhanh chóng.

Nói cách khác, chép chính tả (Dictation) không chỉ là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của não (Processing Speed).

Trong tiếng Anh, nguyên tắc này cũng hoàn toàn chính xác như vậy.

Thực tế các lớp học cho thấy, gần như toàn bộ học sinh chưa thể chép chính xác câu văn tiếng Anh ngay từ lần nghe đầu tiên, một phần bởi vì tay không đủ nhanh, nhưng lý do quan trọng hơn là bởi vì Processing Speed của các bạn chưa đủ nhanh để bắt kịp tốc độ của những bài IELTS Listening.

Đến khi được tận mắt nhìn thấy tapescript của câu văn vừa được nghe, cácbạnlại tức tưởi khi những từ mình không nghe được chẳng có gì là khó khăn, mà trái lại phần lớn là những từ vựng đơn giản.

Vậy thì làm cách nào để thực hiện dictation một cách hiệu quả? Cácbạnhãy theo dõi ví dụ sau.

Lần nghe 1:
I said ..... roads closed, home, .taxi

Lần nghe 2 - 3:
.. I said before, roads . town centre .. closed, need pick up. your home, ............. take a taxi

Lần nghe 4 - 5:
As I said before, roads in the town centre will be closed, but if you need to be picked up at your home, then you could take a taxi

Trong lần nghe thứ nhất, người thực hiện chỉ cố gắng nghe được từ đầu tiên, từ cuối cùng, và nếu may mắn thì thêm được 1 2 từ khóa quan trọng nhất, thường là các danh từ, ở giữa câu.

Ở lần nghe thứ 2 và 3, người nghe dựa vào những từ khóa mình đã bắt được trong những lần trước để tìm ra thêm các từ nằm gần chúng nhất, có thể ở cả phía trước lẫn phía sau.

Trong những lần nghe này, não bộ hoạt động theo một hiện tượng vô cùng thú vị. Nó đã biết vị trí của các từ như saidroad closed, nhưng chưa biết các từ xung quanh, khi đó nó sẽ tự động tập trung một cách đặc biệt vào những vị trí còn khuyết đó, và chính sự Tập trung (Concentration) đó là cái các em cần thu được sau những lần luyện nghe như vậy.

Ở những lần nghe cuối cùng, các cụm từ được gạch chân mới hiện ra. Đó là những cụm từ thường không mang thông tin quan trọng, mà chỉ xuất hiện để làm đầy, làm đủ, và làm đúng cấu trúc ngữ pháp của câu văn. Chúng thường là giới từ, trợ động từ, từ nối, hoặc động từ to be.

Trên thực tế, đây là những từ ngữ mà native speakers thường có xu hướng lướt qua nhanh nhất hoặc hạ thấp giọng, cho nên mặc dù chúng đều là từ dễ, nhưng các bạn vẫn khó nghe nhất.

Vậy, qua phân tích ví dụ vừa rồi, cácbạnđã có thể tự nhận thấy các bước để luyện tập Dictation trong Listening rồi phải không nào. Còn chần chờ gì nữa mà không thử lấy ngay giấy bút ra, hãy nhớ (Dictation) không chỉ là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của não (Processing Speed).

Vậy là, chúng ta đã tìm hiểu lần lượt thế nào là 2 kỹ năng Shadowing và Dictation. Vậy cácbạncó thắc mắc làm cách nào để ứng dụng và phối hợp 2 kỹ năng này trong lúc luyện Listening không, trình tự các bước như thế nào, 2 kỹ năng đó sẽ bổ trợ cho nhau ra sao hay có điểm gì cần lưu ý không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé !

III. Sự kết hợp giữa Shadowing và Dictation

1. Shadowing bổ trợ cho Dictation, phát triển short-term memory

Trong ví dụ của bài trước, với một câu văn dài, nhưng gồm toàn những từ vựng đơn giản, ngay trong lần nghe đầu tiên nhiều bạn đã có thể hiểu được thông tin, nhưng lại chưa thể nào chép lại dc cả câu (Dictation), khi đó thì chính việc dùng miệng nhại theo (Shadowing) sẽ giúp mình nhớ lâu và nhớ chính xác thông tin hơn.

Trong bài thi thật, sự kết hợp này còn được thể hiện rõ nhất khi các em làm các dạng câu hỏi điền tên riêng (name spelling) hay số điện thoại (phone numbers) trong bài thi IELTS Listening Part 1.

Chỉ cần vừa nghe vừa nhại theo từng chữ cái/con số (Shadowing), việc em chép lại đúng được tên riêng hay con số đó (Dictation) sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Chính quá trình này cũng sẽ góp phần nâng cao trí nhớ ngắn hạn (Short-term memory) của các bạn lên rất nhiều, bởi lẽ sau khi nghe xong được 1 chuỗi thông tin, các em gần như có thể nhắc lại toàn bộ thông tin đó và nhớ rất rõ.

2. Shadowing giải đáp cho Dictation, mở rộng vocabulary và grammar.

Đây là một ví dụ tuyệt vời được lấy ra từ chính một buổi dạy trên lớp của mình, hôm đó lớp đã luyện tập một bài nghe trong sách Cambridge 16, Test 1, Listening Part 2, có đoạn như sau:

In the past, a teacher from your school has come in at the end of each week to find out how the group was getting on. But your school isnt able to arrange that this year.

Vì đây là 2 câu văn rất dài, nên sau 5 lần tua lại để thực hành Dictation, nhiều bạn vẫn chưa ghi lại được toàn bộ thông tin. Ngoài ra, nhiều bạn mặc dù đã nghe được, chép được, và nhại theo được những lại không hiểu được câu văn này. Tại sao lại là has come in (hiện tại hoàn thành) chứ không phải là came in (quá khứ đơn) mặc dù trước đó đã có dấu hiệu là in the past? Các từ getting on hay arrange nghĩa là gì?

Tại sao lại có cấu trúc how the group was getting on trông rất giống một câu hỏi WH, nhưng hóa ra lại không phải vì không có dấu ?, vậy đó là cấu trúc ngữ pháp gì?

Trước hết, sau lần nghe thứ 5, nếu các bạn vẫn không thể thực hiện Dictation thành công thì hãy dừng lại. Lý do rất có thể là do độ khó, độ dài, hay tốc độ của bài nghe/câu văn mà mình chọn, cũng có thể trong câu đó có từ mới mà bạn hoàn toàn không biết.

Trong trường hợp là từ mới hoàn toàn, dù có cố gắng nghe mãi bạn cũng không thể hiểu và chép được từ đó ra. Khi đó, giải pháp chính là mở phần script của sách, nhìn xem đó là từ mới hay cấu trúc ngữ pháp mới lạ nào, và tra cứu nghĩa của chúng. Sau đó, hãy thực hiện Shadowing với câu văn đó.

Ngoài ra, để có thể hiểu hết các cấu trúc ngữ pháp hay từ vựng trong cả 1 bài IELTS Listening, bản thân người học phải nắm cực kỳ chính xác các kiến thức ngữ pháp cơ bản và có kỹ năng tự tra cứu từ vựng trên từ điển. Nếu không, các bạn sẽ cần một giáo viên/ người hướng dẫn có đủ chuyên môn để giải đáp những vấn đề nêu trên.

Qua bài hôm nay, hi vọng các bạn đã thấy được sự kết hợp giữa Shadowing và Dictation trong việc luyện tập Listening. Ngoài ra mình cũng muốn các bạn hãy thử tự mình ôn lại các kiến thức ngữ pháp cơ bản và trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ví dụ ở mục 2 Cambridge 16, Test 1, Listening Part 2 nhé!

Xem thêm bài viết hay khác:

Khóa học IELTS Speaking online cho người mới bắt đầu

Cách luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu