Cách tham gia nghiên cứu khoa học

Dưới đây là chia sẽ của Thầy Hữu Châu về vấn đề Nghiên cứu Khoa học trong Sinh viên nhân dịp trình bày tham luận tại Tọa đàm NCKH vừa qua. Hy vọng rằng các bạn SV sẽ có thêm nhiều khám phá và trải nghiệm mới khi tham gia NCKH.

[Source: //www.facebook.com/notes/chau-huu/sinh viên và vấn đề nghiên cứu khoa học]

—-

Lời mở đầu

Nghiên cứu khoa học [NCKH] chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường Cao đẳng Đại học được chú trọng và khuyến khích phát triển. Khoản 2 điều 28 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 [08] quy định một trong các nhiệm vụ và quyềnhạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện là “triển khai hoạt động đào tạo, khoa học vàcông nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.” Bên cạnh đó, Khoản 2 điều 55 của Luật này cũng quy định “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ,bảo đảm chất lượng đào tạo” là một nhiệm vụ quan trọng của Giảng viên trườngđại học. Tuy nhiên, đối tượng của hoạt động Khoa học công nghệ trong nhà trường đại học không chỉ bao gồm giảng viên và các nhà khoa học khác, mà còn có cảsinh viên [SV] thuộc các loại hình đào tạo đang theo học tại trường. Điều này thể hiện qua mục tiêu “hình thành và phát triển năng lựcnghiên cứu khoa học cho người học” mà hoạt động Khoa học Công nghệ của nhà trường hướngtới [Điều 39, Khoản 2, Luật Giáo dục Đại học].

Trong những năm gần đây, hoạt động NCKHtrong SV tại các trường được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Số lượng đề tài nộptham gia các giải thưởng như “Tài năng Khoa học trẻ” do Bộ Giáo dục và Đào tạotổ chức, “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Eureka” do Thành ĐoànThành phố Hồ Chí Minh phát động, … Trong thời gian gắn bó với hoạt động SVNCKH, tác giả nhận thấy rằng: bên cạnh những điểm sáng đáng khen ngợi, hoạt độngnày còn nhiều hạn chế và cần có được sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà trường,các giảng viên với vai trò là người định hướng, hướng dẫn đề tài; và nhất là từcác bạn sinh viên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả có mong muốn chia sẻ mộtsố quan điểm, nhận định của mình về hoạt động SV NCKH, kèm theo một số kiến nghịđề xuất để hoạt động này thực sự có ý nghĩa thiết thực hơn trong thời gian tới.

1. NCKH và lợi ích của đối với sinh viên

1.1. Một số khái niệm

Collis & Hussey [2014] chỉ ra rằng: Nghiên cứu là một quá trình tham vấn vàđiều tra một cách có hệ thống và có phương pháp nhằm làm gia tăng lượng kiến thức.Có nhiều cách thức phân loại nghiên cứu tùy theo các tiêu chí khác nhau. Trongđó, nếu chỉ xét đến mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu thì có thể chia NCKHthành hai dạng cơ bản: Nghiên cứu hàn lâmvà Nghiên cứu ứng dụng. [Nguyễn,2011] NCKH trong trường đại học, về thực tế, thường hướng đến cả hai dạng cơ bảntrên.

Điều59 của Luật Giáo dục Đại học quy định: Sinhviên là người tham gia “chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạođại học.” Đối tượng “sinh viên” được xét đến trong bài viết này là những ngườihọc tập chính quy, toàn thời gian tại cơ sở đào tạo, được xét tuyển theo kì thituyển sinh Đại học, Cao đẳng tổ chức hàng năm. Có thể nói rằng thời gian làm SVlà một trong những quãng thời gian đáng nhớ nhất của đời người, do đây là giaiđoạn chuyển tiếp quan trọng, khi sự ràng buộc từ phía gia đình và nhà trường đốivới mỗi cá nhân đã giảm đáng kể, và thay vào đó là khả năng tự chịu trách nhiệmvề hành vi, cách cư xử và tương lai của họ. Thực tế cho thấy có nhiều SV tận dụngtốt thời gian này và đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những người có ích,phục vụ cho đất nước. Ngược lại, cũng có những SV ỷ lại, lãng phí thời gian vànỗ lực của mình và trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội.

1.2. Lợi ích của NCKH đối với SV

Với chính sách khuyến khích SV tham giaNCKH ở các trường như hiện nay, có thể nói SV nhận được khá nhiều lợi ích từ hoạtđộng này. Các lợi ích tiêu biểu có thể tập hợp lại thành hai nhóm chính.

Thứ nhất, phải kể đến sự gia tăng đáng kể về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu. Thamgia NCKH đòi hỏi người nghiên cứu phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thứccủa mình, do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết.Thông qua điều này, kỹ năng nghiên cứu cũng như kiến thức phục vụ cho đề tài củacác bạn SV sẽ tăng lên. Thêm vào đó, SV có cơ hội được làm việc cùng với Giảngviên hướng dẫn [GVHD] nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối vớicác vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, hoạt động NCKH giúp SV tăng cường các kỹ năng bổ trợ cần thiếtcho công việc cuộc sống sau này như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng quản lýthời gian, làm việc nhóm, các kỹ thuật tin học, … trong đó quan trọng nhất làkhả năng tư duy phản biện độc lập, sáng tạo, nhìn các sự vật, sự việc ở nhiềukhía cạnh khác nhau để có cách hiểu toàn diện nhất.

2. Thuận lợi và khó khăn của SV khi thamgia NCKH

Trongthời gian học tập tại trường, việc SV tham gia hoạt động NCKH có những thuận lợivà khó khăn như sau:

2.1.Thuận lợi:

2.1.1. Thời gian linh động

Bướcvào ngưỡng cửa đại học, thời gian lên lớp của SV đa số các ngành, nhất là cácngành xã hội, kinh tế, không nhiều như khi học phổ thông. Nhiều trường đại họchiện nay đã chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Cách thức này giúp SVchủ động hơn trong việc bố trí lịch học của mình sao cho thuận tiện nhất. Vì vậy,SV ngày nay có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn so với thời học phổ thông, cũng nhưso với các thầy cô tham gia giảng dạy. Trong khi đó, thời gian là một yếu tốquan trọng làm nên một công trình NCKH khả thi. Điều đó cho thấy SV có khả nănghoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình nếu các bạn biết tận dụng tối đa thờigian của mình.

2.1.2. Sức trẻ của SV

Trongbài trả lời phỏng vấn Báo Sinh viên Việt Nam số ra ngày 05/1/2015, anh BùiQuang Huy, Phó Chủ tịch thường trực Trung Ương Hội Sinh viên Việt Nam đã nhận định:các điểm nổi trội của SV ngày nay là: “Tự tin, năng động, sáng tạo.” [Hải,2015] SV ngày nay mang trong mình sức trẻ của thời đại mới. Các bạn tìm kiếm hướngđi cho mình một cách tích cực, không ngại thể hiện ý tưởng mới của mình. Đây làmột đặc điểm rất cần thiết cho hoạt động NCKH. Sự sáng tạo giúp mở ra các hướngnghiên cứu, vấn đề nghiên cứu mới. Tính năng động tạo điều kiện cho ngườinghiên cứu chủ động tìm tòi, học hỏi, và sự tự tin giúp họ đứng vững với lậptrường của mình. Đây là những tố chất cần có ở một nhà nghiên cứu chân chính.

2.2.Khó khăn

2.2.1. Lãng phí thời gian và các nguồn lựckhác

Việcquản lý bớt chặt chẽ của gia đình và nhà trường, một mặt mang lại cho SV nhữngđặc tính chủ động tích cực, thì mặt khác lại tạo điều kiện cho những tính cáchcó phần tiêu cực “sinh sôi”. Như một lẽ tự nhiên, khi không có những hối thúcvà tự thân vận động thì các bạn SV sẽ trở nên lười và lãng phí nhiều thứ hơnnhư: Thời gian, tiền bạc, nguồn lực và cả sức khỏe của mình. [My, 2012] Một sốSV hầu như không làm gì khác ngoài việc học và chơi. Ngoài ra, cũng có nhiều SVtốn thời gian và các nguồn lực của mình cho các hoạt động khác bên ngoài hoạt độnghọc thuật [học tập, nghiên cứu khoa học] như hoạt động xã hội, tình nguyện, làmviệc bán thời gian, … So với những bạn không làm gì cả ngoài việc học và chơi,thì SV tham gia các hoạt động khác được đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấynhiều bạn vì quá mải mê tham gia những hoạt động này mà chính việc học tập vànghiên cứu của bạn cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Bản thân tác giả đã chứng kiếnnhiều trường hợp SV bỏ dở công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn của mình chỉ vì cácbạn không quán xuyến hết thời gian dành cho việc học, thi và làm; cá biệt cónhiều bạn rất nổi bật với hoạt động Đoàn Hội và lại tốt nghiệp chậm hơn các bạncùng khóa do nợ môn học tại trường.

Việcquản lý kém thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác là những trở ngại lớn đốivới NCKH trong SV vì hoạt động này đòi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc, có kỷ luậtvà kiên nhẫn đi từ đầu đến cuối chặng đường.

2.2.2. Thiếu các kiến thức và thông tin cầnthiết phục vụ cho hoạt động NCKH

Khácvới giảng viên vốn là những người có kinh nghiệm trong hoạt động Khoa học vì đặcthù của nghề, SV là những đối tượng lạ lẫm và mới mẻ của NCKH. Các bạn SV, đặcbiệt là SV năm nhất thiếu nhiều kiến thức cần thiết về chuyên ngành, cũng nhưphương pháp nghiên cứu để có thể thực hiện một đề tài khoa học. Điều này thể hiệnqua việc các bạn thường có xu hướng sao chép các thông tin và chuyển tải mộtcách máy móc vào trong các bài tiểu luận môn học. Nguyên nhân của điều này làdo việc triển khai môn NCKH vào những học kỳ đầu tiên chưa thu hút sự chú ý vàquan tâm của SV. Hệ quả là nhiều bạn SV đến khi gần ra trường vẫn chưa biếtcách tìm thông tin nghiên cứu như thế nào là hợp lý, hay làm sao biết được tínhkhả thi của đề tài, … và các GVHD khi ấy cũng vất vả khá nhiều trong việc trangbị cho các bạn lại kiến thức nền của NCKH.

Ngoàira, SV có nhiều quan niệm chưa chính xác về NCKH như: NCKH rất khó, rất tốn thời gian, khô khan, và không được lợi ích gì. Nhiều SV tham gia nghiên cứu chỉ vì đượctính điểm rèn luyện. Điều này có thể do các bạn chưa có được thông tin đầy đủ vềNCKH và những điều hay, thú vị mà hoạt động này mang lại.

Việcthiếu kiến thức và thông tin là một thách thức không nhỏ đối với các bạn SV,tuy nhiên với nỗ lực của các bạn thì việc vượt qua trở ngại này là không quákhó. Tác giả đã từng hướng dẫn một nhóm SV NCKH khi các bạn chỉ mới bắt đầu nămthứ hai tại trường. Dù vốn kiến thức ít ỏi, nhưng các bạn đã kiên trì làm việcvà nghiên cứu. Kết quả là nhóm đã đạt thành tích tốt trong cuộc thi “Tài năngKhoa học trẻ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

2.2.3. Kỹ năng làm việc nhóm chưa cao

Mộttrong những khó khăn nữa của SV khi tham gia hoạt động NCKH là kỹ năng làm việcnhóm còn nhiều khiếm khuyết. Nhận biết được những hạn chế về năng lực nghiên cứuvà kiến thức chuyên ngành của SV, nhiều cuộc thi NCKH cho phép SV tham gia theonhóm. Chẳng hạn như Cuộc thi “Tài năng Khoa học trẻ” cho phép SV tham gia theonhóm không quá năm [05] thành viên. [Quyết định ban hành thể lệ giải thưởng“Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên trong các trường đại học, họcviện 2012] Đây là một cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với các bạn SV thamgia cuộc thi. Nhiều nhóm nghiên cứu đã không đi đến được chặng cuối do mâu thuẫntrong nội bộ nhóm về vấn đề phân công công việc, định hướng, trách nhiệm,…Nguyên nhân của tình trạng này là do SV chưa hình thành được ý thức hoạt độngtập thể, trái lại, các bạn đang có xu hướng cô lập mình với thế giới bên ngoàikhi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt độngNCKH trong nhà trường, việc thiếu kỹ năng làm việc nhóm còn tác động lâu dài đếnthái độ sống và công việc của các bạn sau này. Đây là một vấn đề cần được nhìnnhận nghiêm túc để tìm ra giải pháp phù hợp.

3. Một số đề xuất nâng cao ý thức của SV đốivới hoạt động NCKH

3.1.Nhóm đề xuất với SV

3.1.1. Hoàn thiện về kiến thức chuyên môn vàphương pháp nghiên cứu khoa học

Trởthành SV Đại học là một niềm vui, niềm tự hào không chỉ với bản thân SV mà còncủa cả gia đình, thầy cô, bè bạn. Thiết nghĩ với một môi trường học tập, nghiêncứu năng động, sáng tạo, các bạn SV cần phải đầu tư nhiều hơn cho công việcchính yếu của “nghề” SV này – nghiên cứu và học tập. SV cần hoạch định rõ nhữngloại kiến thức, kỹ năng mà mình cần có để có thể thành công trong quãng đường đạihọc nhiều chông gai này thông qua việc tham khảo ý kiến của các anh chị đi trướchoặc các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy. Khi đã có định hướng cụ thể thì phảicố gắng tuân theo các bước mà mình đã đặt ra trong thời gian hợp lý nhất, quyếttâm thực hiện đến cùng. Có kiến thức, có phương pháp nghiên cứu sẽ giúp các bạnSV cảm thấy Nghiên cứu khoa học không phải là một cái gì đó thật xa lạ mà là mộtđiều rất thân quen và không kém phần hấp dẫn.

3.1.2. Linh động trong việc sắp xếp kế hoạch,thời gian

Nhưphần 2.2.1. đã đề cập, đa số SV rất lơ là với vấn đề quản lý thời gian củamình. Nhiều SV dành phần lớn thời gian trong ngày chỉ để nói chuyện hoặc thamgia các diễn đàn và mạng xã hội với hiệu quả rất thấp. Quản lý thời gian hiệuquả sẽ giúp cuộc sống và việc học bớt ngột ngạt hơn và các mục tiêu đặt ra sẽđược đạt đến một cách nhanh chóng nhất.

Bảng 1. Các bước cơ bản thực hiện đề tàiNCKH

1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

2. Xác định đề tài NCKH

3. Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ

4. Thu thập tài liệu nghiên cứu

5. Lập đề cương nghiên cứu chi tiết

6. Triển khai đề tài nghiên cứu

7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu

9. Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH

10. Công bố kết quả nghiên cứu

Nguồn: [Bùi, n.d]

Bảng1 thể hiện các bước cơ bản để thực hiện đề tài NCKH. Để quản lý tốt kế hoạch thờigian của mình trong NCKH, SV cần căn cứ vào các bước trên để xác định những việccần làm và phân loại theo mức độ cần thiết và quan trọng. Sau đó, đặt thứ tự ưutiên cho những việc này kèm theo thời hạn và phương pháp thực hiện. Mọi thứ cầnđược liệt kê càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như việc Lập đề cương nghiên cứusơ bộ [Bước 3] và Thu thập tài liệu nghiên cứu [Bước 4] có thể thực hiện songhành thông qua việc phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. Sau một thờigian tìm tài liệu, nhóm có thể họp lại để chia sẻ và xây dựng đề cương cho mìnhđể trình với SVHD.

Mộtlưu ý nhỏ là SV nên để các khoảng trống nhỏ giữa các công việc liền kề như mộtbước “dự trữ”. Tiếp theo, điều quan trọng hơn cả là phải kiên trì thực hiện cáckế hoạch mình đã đề ra. Sau cùng, khi đã hoàn tất một giai đoạn nào đó, thì việcsuy ngẫm về hiệu quả công việc là cần thiết nhằm rút kinh nghiệm và chuẩn bịcho những lần lên kế hoạch kế tiếp.

3.1.3. Hoạt động nhóm hiệu quả

Tháiđộ hợp tác tương trợ nhau góp phần quan trọng trong thành công của hoạt độngnhóm, dẫn đến thành công chung của công trình NCKH. Khi lựa chọn nhóm, cần lưuý đến tính cách và quan điểm của các cá nhân sao cho mọi người có thể hiểu vàlàm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, nhóm cần chọn ra một nhóm trưởng có tiếng nóivà có thể đại diện nhóm giải quyết những công việc chung. Nhóm trưởng phải làngười có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng quản lý tốt. Nhóm trưởng phâncông công việc hợp lý, đôn đốc việc hoàn tất công việc một cách khéo léo nhưnghiệu quả. Chẳng hạn như: căn cứ theo Bảng 1 ở trên, khi thực hiện Bước 2, 3, 4,nhóm trưởng có thể giao nhiệm vụ cho vài thành viên tiếp cận các nguồn thôngtin khác nhau từ Internet đến các Thư viện trên cơ sở định hướng đã thống nhấtcủa nhóm. Các tài liệu sau đó sẽ được tập hợp lại cho nhóm trưởng và nhóm trưởngsẽ chịu trách nhiệm đọc, phân loại, đánh giá các tài liệu đó. Việc thống nhấtbước đi kế tiếp sẽ được thực hiện trong lần họp nhóm gần nhất.

Mộtđiều cần lưu ý là thái độ và hành động của nhóm trưởng góp phần quyết định vàosự đoàn kết hay chia rẽ của nhóm. Vì vậy, việc lựa chọn nhóm trưởng cần phải đượccân nhắc một cách kỹ lưỡng.

3.2.Các đề xuất khác

Hoạtđộng NCKH trong SV không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân SV, mà còn đối vớiKhoa và Nhà trường. Vì vậy, Khoa và Nhà trường cần có chính sách hỗ trợ và khuyếnkhích đối với bản thân SV và Giảng viên hoạt động này. Việc quản lý quá trìnhhoạt động NCKH của SV có thể được giao phó cho một câu lạc bộ chuyên trách vớisự tham gia của chính SV. Như vậy, SV mới thấy được mình cũng là một phần tronghoạt động học thuật chung của Khoa và Nhà trường.

Ngoàira, trong quá trình lên lớp, Giảng viên, ngoài việc giảng bài cho SV, cần gợi mởvà hướng các bạn đến những vấn đề có thể đào sâu nghiên cứu nhằm kích thích sựsáng tạo hướng đến NCKH trong SV.

Lời kết

Hoạtđộng NCKH mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đời sống xã hộivà đất nước. Thực tế vẫn còn có nhiều rào cản từ nhiều phía đối với hoạt độngnày, và điều đó cũng đã làm nản lòng không ít các nhà nghiên cứu, giảng viên vàsinh viên. Mặc dù vậy, theo quan điểm của tác giả, sức mạnh và ý chí nội tại giữvai trò quan trọng. Thông qua một ít chia sẻ này, tác giả hy vọng các bạn SV vẫncó duy trì chút “lửa” cho NCKH giữa cuộc sống, công việc và việc học với rấtnhiều lo toan. Hy vọng rằng NCKH trong SV sẽ tiếp tục một mảng sáng trên bứctranh NCKH của Việt Nam ta trong thế kỷ XXI này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi, S.N. [n.d.]. Các bước cơ bản thực hiện một đềtài NCKH. Truy cập từ//www.svnckh.com.vn/

2. Collis, J., & Hussey, R. [2014]. Business Research: A practical guide forundergraduate and postgraduate students [4th ed.]. Great Britain:Macmillan.

3. Hải, S. [9/1/2015]. Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thốngHọc sinh, sinh viên [9/1/1950 – 9/1/2015]: 3 từ khóa về sinh viên ngày nay: tựtin, năng động, sáng tạo. Sinh viên ViệtNam. Truy cập từ: //www.svvn.vn

4. Luật Giáo dục Đại học 2012. Truy cập ngày 20/1/2015,từ//www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163054

5. My, D.V. [19/3/2012]. Sinh viên ngày nay đang lãngphí nhiều thứ. Truy cập từ: //www. //dantri.com.vn

6. Nguyễn, T.Đ. [2011]. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuấtbản Lao động Xã hội.

7. Quyết định ban hành thể lệ giải thưởng “Tài năng khoahọc trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên trong các trường đại học, học viện 2012.Truy cập ngày 20/1/2015 từ//www.moet.gov.vn/?page=6.4&view=4481

Video liên quan

Chủ Đề