Cách thức vận hành sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử là gì, đặc điểm của thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử là gì, thương mại điện tử là gì, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là gì, đặc trưng của thương mại điện tử, sàn tmđt là gì, sàn giao dịch thương mại điện tử, đặc điểm thương mại điện tử, thuong mai dien tu, bán hàng trên sàn thương mại điện tử là gì, đặc điểm của sàn giao dịch thương mại điện tử, khái niệm sàn thương mại điện tử, các đặc điểm của thương mại điện tử, thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử tại Luật Hùng Sơn!

Sàn thương mại điện tử là gì? hiện nay hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang trở nên phổ biến bởi những tiện ích nó đem lại. Tuy nhiên bạn có hiểu rõ sàn thương mại điện tử là gì? Có quy định gì khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không? Theo dõi bài viết sau để được giải đáp.

Sàn thương mại điện tử được hiểu là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều người bán hàng, chủ shop bán hàng hay các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.

Sàn thương mại điện tử là gì? Đây là một trong những hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay, là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng. Tạo môi trường giao dịch, mua bán trực tuyến thuận tiện cho cả người bán và người mua.

Các sàn giao dịch thương mại điện tử này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước hiện nay như Mỹ, Anh, Pháp và bắt đầu trở nên rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử thì sàn giao dịch điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:

  • Các trang Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày và giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ trên đó.
  • Các trang Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để có thể trưng bày, giới thiệu các loại hàng hóa, dịch vụ.
  • Các trang Website trong chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ.
  • Ngoài ra còn có các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử là hình thức mà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động với tư cách là người môi giới.
  • Có rất nhiều phương thức giao dịch tại sàn giao dịch điện tử.
  • Thiết lập các quy tắc cho các thành viên của sàn và có thể áp dụng các hình phạt đối với các thành viên vi phạm.
  • Số lượng người mua, người bán và nhà cung cấp tham gia rất lớn.
  • Người tham gia có thể là người bán, người mua hoặc cả hai.
  • Thể hiện mối quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch thương mại điện tử là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
  • Tất cả các quá trình giao dịch mua bán, đàm phán, thương lượng và thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên Internet.
  • Người mua, người bán có thể tham gia giao dịch tại sàn mọi lúc mọi nơi.
  • Hàng hóa và dịch vụ được giao dịch rất đa dạng và phong phú, cả vô hình và hữu hình.
  • Thực hiện trao đổi thông tin và kết nối khách hàng.
  • Thành viên tham gia sàn giao dịch được khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách …

Đối với người tiêu dùng:

  • Thực hiện các giao dịch dễ dàng ở bất cứ đâu, thời gian nào;
  • Có nhiều hình thức thanh toán: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng, thanh toán qua ví điện tử như: momo, epay,… hoặc thanh toán bằng tiền mặt khi nhận được hàng;
  • Đa dạng các sản phẩm từ vô hình đến hữu hình: Bạn có thể tìm thấy bất cứ sản phẩm nào trên sàn thương mại điện tử.
  • Dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm giữa các bên: Cùng một sản phẩm bạn có thể xem và so sánh giá ở nhiều gian hàng khác nhau;
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại: Chỉ cần có kết nối mạng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn mua sắm mà không mất thời gian ra cửa hàng;
  • Trải nghiệm mua hàng thoải mái: Nhiều người không thích mua hàng ở cửa hàng truyền thống hoặc các trung tâm mua sắm bởi họ phải giao tiếp nhiều với nhân viên bán hàng tại đây.

Đối với người bán:

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Các cửa hàng thương mại điện tử không phải chi trả nhiều tiền cho chi phí thuê mặt bằng, bảng hiệu, thiết kế, hàng tồn kho… Các cửa hàng TMĐT chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ cho việc thuê “gian hàng ảo” trên sàn TMĐT;
  • Thu nhập tiềm năng 24/7: Các sàn thương mại điện tử luôn hoạt động 24/24 có thể bán hàng bất cứ lúc nào, trong khi các cửa hàng truyền thống chỉ mở cửa từ 08 giờ sáng đến 09 giờ tối;
  • Có thể bán hàng trên phạm vi toàn thế giới;
  • Bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử
  • Dễ dàng giới thiệu các hàng hóa bán chạy: Các gian hàng ảo cho phép chúng ta giới thiệu, trưng bày, hiển thị các sản phẩm bán chạy một cách dễ dàng.
  • Chi phí nhân viên thấp: Việc tuyển dụng nhân sự ở mức thấp và có thể chi trả được. Số lượng nhân viên người bán cần thuê sẽ ít hơn nhiều so với cửa hàng truyền thống, khi bắt đầu kinh doanh chúng ta có thể không cần thuê nhân viên.
  • Dễ dàng retarget (nhắm chọn lại) và remarket (tiếp thị lại), người bán có thể chạy quảng cáo Retargeting nhắm đến các đối tượng đã truy cập của hàng của bạn khi kinh doanh trực tuyến. Điều này khiến chúng trở thành ưu thế sinh lời cao nhất của TMĐT;
  • Dễ dàng truy cập dữ liệu thông tin khách hàng là ưu thế vượt trội nhất của kinh doanh trên sàn TMĐT;
  • Sàn thương mại điện tử có khả năng xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc và mở rộng kinh doanh một cách nhanh chóng.

Hạn chế

Đối với người tiêu dùng:

  • Không thể mua hàng nếu website là sàn TMĐT bị lỗi.
  • Không thể thử sản phẩm trước khi mua.

Đối với người bán:

  • Mức độ cạnh tranh cao: Chính vì sự đơn giản và dễ dàng khi kinh doanh trên sàn TMĐT nên trên sàn thương mại điện tử ngày càng có nhiều người bán, nhiều loại hàng hóa với công nghệ, giá cả cạnh tranh. Từ đó người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn dẫn đến người bán cần phải có một chiến lược kinh doanh mang tính cạnh tranh và hiệu quả.
  • Khách hàng thiếu kiên nhẫn: đối với cửa hàng trực tuyến, các câu hỏi của khách hàng thường được trả lời chậm hơn so với hoạt động mua bán thực tế nên nhiều khách hàng khi không nhận được câu trả lời sớm từ người bán họ sẽ khó chịu và quyết định mua sắm ở một cửa hàng khác.

Ngoài ra sàn thương mại điện tử còn một số hạn chế khác như phụ thuộc nhiều vào các hệ thống bảo mật thông tin và hạ tầng mạng. Công nghệ tạo nên phần mềm phải thay đổi, update liên tục điều này cũng là một trong những hạn chế lớn của Thương mại điện tử.

Để đăng ký sàn thương mại điện tử bao gồm những điều kiện sau:

  • Có tư cách pháp nhân và có ngành nghề kinh doanh phù hợp với nội dung hoạt động của sàn thương mại điện tử.
  • Có quy chế hoạt động phù hợp với nội dung sàn thương mại điện tử.
  • Có mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT với khách hàng.
  • Các loại tài liệu chứng thực cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Trước tiên, cần chuẩn bị đáp ứng các điều kiện để có thể đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương.

Điều kiện đăng ký website/ ứng dụng tại bộ công thương gồm:

  • website/ ứng dụng cần có đẩy đủ thông tin về Chủ sở hữu website/ ứng dụng và các Thương nhân khác tham gia bán hàng trên website/ ứng dụng theo quy định của pháp luật.
  • website/ ứng dụng cần có đầy đủ các tính năng của một website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Chủ sở hữu website/ ứng dụng phải là Thương nhân hoặc tổ chức có ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Khi đã đáp ứng đủ những điều kiện trên, Thương nhân/tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký theo quy trình như sau:

Bước 1: Truy cập trang web www.online.gov.vn

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Để có thể đăng ký tài khoản, thương nhân/tổ chức cần chuẩn bị Mã số thuế và Bản scan giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương)

Thời gian để đăng ký tài khoản là 03 ngày làm việc

Xác nhận thông tin đăng ký: Sau khi gửi đăng ký tài khoản, nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, Website quản lý về thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi email xác nhận đăng ký tài khoản thành công đến địa chỉ email được cung cấp trong hồ sơ.

Bước 3: Kê khai thông tin website/ ứng dụng.

Bằng tài khoản đã đăng ký, Thương nhân/ tổ chức cần đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử kê khai các thông tin về website/ ứng dụng của mình. Kèm theo đó là hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Bước 4: Sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là 07 ngày làm việc. Sau thời gian này nếu hồ sơ còn chưa hợp lệ theo quy định pháp luật, Hệ thống online.gov.vn sẽ gửi thông báo chi tiết nội dung cần sửa đổi.

Thương nhân/ tổ chức nhận được thông báo sửa đổi hồ sơ cần nộp lại hồ sơ đã sửa đổ theo yêu cầu.

Bước 5: Xác nhận đăng ký thành công từ bộ công thương

Sau 07 ngày làm việc, nếu hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/ tổ chức đã hợp lệ Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi thông báo Hồ sơ được duyệt bản online.

Bước 6: Nộp hồ sơ giấy đến Bộ công thương

  • Sau khi nhận được thông báo hợp lệ/ được duyệt hồ sơ online trên hệ thống online.gov.vn Thương nhân/ tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy về Bộ công thương. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/ tổ chức đã hợp lệ Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ cung cấp cho Thương nhân/ tổ chức một mã gán. Khi đó Thương nhân/ tổ chức có thể gán Logo “Đã đăng ký” lên website/ ứng dụng kèm theo mã gán vừa được cung cấp, tại logo này khi chọn Logo sẽ dẫn đến website/ ứng dụng quản lý về thương mại điện tử của Cục thương mại điện tử và kinh tế sô Online.gov.vn và có hiển thị thông tin đã đăng ký của website/ ứng dụng.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm:

  • Đơn đăng ký sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ TMĐT;
  • Mẫu đề án cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử;
  • Mẫu quy chế cung cấp đối với dịch vụ thương mại điện tử;
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận giữa các thương nhân, tổ chức sở hữu website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng, cung ứng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử đó;
  • Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập đối với tổ chức và giấy chứng nhận ĐKDK, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư đối với thương nhân.

Tiki

Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử lớn ở nước ta. Trong vài năm gần đây thì Tiki cũng đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên top các sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam hiện nay với mức độ truy cập khá phổ biến.

Thành lập từ tháng 3/2010, Tiki.vn hiện là trang thương mại điện tử top 2 Việt Nam và top 6 Đông Nam Á. Tiki nằm trong Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam về Internet / Thương mại điện tử 2018 (do Anphabe bình chọn), Top 50 Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2019 (do HR Asia bình chọn).

Shopee

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, đang chiếm ưu thế và ảnh hưởng trên thị trường, đồng thời có những trải nghiệm khách hàng mới mẻ và thú vị. Bên cạnh đó giao diện của shopee cũng khá dễ sử dụng.

Ra mắt vào năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và hoạt động mạnh mẽ.

Lazada

Lazada là một trong những kênh bán hàng nổi tiếng trên sàn thương mại điện tử và được xếp vào top đầu tại Việt Nam. Lazada mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm độc đáo và phong phú. Đây cũng là một trong những quy trình bán hàng chuyên nghiệp và quy mô. Với sự hiện diện tại sáu quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – Lazada kết nối khu vực rộng lớn và đa dạng này thông qua khả năng công nghệ, hậu cần và thanh toán của mình..

Ở Việt Nam: Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 với tư cách là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp các sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, các sản phẩm chăm sóc gia đình, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao.

Sendo

Sendo là sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam, nơi Người bán dễ dàng thiết lập tài khoản để khởi nghiệp và gia tăng doanh số trên sàn TMĐT Sendo. Với tiêu chí “Trăm người bán – Nghìn người mua” trên sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm mua sắm thú vị, mới lạ, đảm bảo chất lượng và giá cả với khách hàng.

Sendo từng có doanh thu cao nhất ngành thương mại điện tử năm 2014 và chỉ đứng sau Lazada.Tài khoản Shop Sendo được tạo hoàn toàn miễn phí và không cần giấy phép kinh doanh. Shop có thể sử dụng các gói dịch vụ quảng cáo, tư vấn và các gói khác (có phí) để tối ưu hiệu quả bán hàng và trưng bày.

Hy vọng những cá nhân, tổ chức hiểu rõ sàn thương mại điện tử là gì qua bài viết trên. Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thành lập sàn thương mại điện tử khách hàng vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể trực tiếp.

Luật sư của Luật Hùng Sơn đã và đang tư vấn trực tiếp nhiều website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với kinh nghiệm tư vấn thực tế không chỉ trong giai đoạn xin giấy phép mà còn trong quá trình thực tế hoạt động, kinh nghiệm về quản trị, tư vấn các vấn đề vướng mắc mà 1 website/ ứng dụng TMĐT thường gặp phải.

Do vậy, Luật Hùng Sơn tự tin có thể cung cấp dịch vụ một cách toàn diện cho khách hàng từ giai đoạn đăng ký và trong suốt quá trình vận hành website/ ứng dụng TMĐT của Khách hàng.

♦ Phạm vi cung cấp dịch vụ:

Xem xét mô hình hoạt động của website/ ứng dụng, ứng dụng của Khách hàng và đưa ra ý kiến tư vấn thủ tục cần tiến hành;

Tư vấn hoàn thiện các vấn đề còn thiếu của website/ ứng dụng để thỏa mãn điều kiện đăng ký;

Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký, cung cấp mẫu biểu đáp ứng yêu cầu của cơ quan đăng ký;

Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thông báo/ đăng ký tại cơ quan nhà nước;

Theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ, phản hồi các thắc mắc của cơ quan đăng ký, sửa đổi điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu;

Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;

Luật Hùng Sơn sẵn sàng cung cấp danh mục hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng  cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử, Sàn TMĐT, khuyến mại trực tuyến, đấu giá trực tuyến) để khách hàng tham khảo

Một số khách hàng tiêu biểu đã thực hiện dịch vụ đăng ký sàn thương mại điện tử Luật Hùng Sơn:

Đối tác Website/ ứng dụng / Ứng dụng Dịch vụ cung cấp
CÔNG TY TNHH NEW TECH SOLUTIONS https://nets.vn/ Website/ ứng dụng  TMĐT bán khóa học online
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Thành phố Hoàng Gia (Vingroup) https://Online.Vinhomes.vn Sàn giao dịch bất động sản online
Công ty TNHH Giáo Dục Visang Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) https://masterkorean.vn/ Website/ ứng dụng  dạy tiếng Hàn trực tuyến
https://Job.masterkorean.vn Sàn giao dịch dịch vụ việc làm
Công ty Cổ Phần Nghiên Cứu Và Sản Xuất Vinsmart (Vingroup) ứng dụng TMĐT Vsmart (trên IOS và CHPlay) Ứng dụng cung cấp hình nền, hình động, chủ đề… dành cho điện thoại di động
Công ty TNHH NOTIKA Việt Nam Ứng dụng TMĐT (trên IOS và CHPlay) Ứng dụng cung cấp thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,…

Nếu gặp khó khăn trong việc thự hiện thủ tục đăng ký website/ ứng dụng  cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quý Khách hàng vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 hoặc liên hệ Hotline 0964 509 555 – 0969 32 99 22 để được tư vấn chi tiết và có thể đặt sử dụng dịch vụ thông báo, đăng ký website/ ứng dụng  thương mại điện tử của Luật Hùng Sơn.