Cách tính lợi nhuận thuần trước thuế

Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 20 thì:

Người nộp thuế thuộc các trường hợp sau được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp:

Thực hiện chức năng kinh doanh đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu như sau:

– Phân phối: từ 5% trở lên;
– Sản xuất: từ 10% trở lên;
– Gia công: từ 15% trở lên.

Điều 11, Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Cách xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

Theo hướng dẫn của Thông tư 41, Lợi nhuận thuần được xác định trong kỳ tính thuế là lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp [không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính]. Chỉ tiêu này được xác định bằng chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ [-] chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ [-] chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

Doanh thu thuần được xác định theo quy định của chính sách thuế và chế độ kế toán là chênh lệch của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ [-] các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ của người nộp thuế.

Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu trong trường hợp người nộp thuế thực hiện chức năng đơn giản nhiều hơn một lĩnh vực

Trường hợp người nộp thuế thực hiện kinh doanh chức năng đơn giản nhiều hơn một lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần như sau:

  • Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
  • Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
  • Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.

Lợi nhuận thuần [tiếng Anh Net Profit] là khoản lợi có được từ các hoạt động kinh doanh thuần, thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán chênh lệch tổng doanh thu có được trong kỳ kế toán, sau khi trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ, bao gồm giá thành toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.

Công thức tính lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu  thuần  –  Giá vốn hàng bán + [Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính] – [Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp]

Hay:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.

Trong đó:

Doanh thu thuần: là khoản doanh thu có được từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu.

Giá vốn hàng bán: là toàn bộ chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí chi trả nhân công và chi phí vận chuyển.

Doanh thu hoạt động tài chính: là nguồn thu từ lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính, các khoản thu về phát sinh từ tiền bản quyền cổ tức hay lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 Chi phí tài chính: là các khoản chi phí chi trả cho các hoạt động tài chính.

Vai trò của lợi nhuận thuần

– Lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh và tình trạng lãi lỗ của doanh nghiệp. Qua đó kịp thời phát hiện những vấn đề khiến doanh thu giảm, cần khắc phục và đưa ra các biện pháp xử lý hay hoạch định chiến lược kinh doanh thích hợp. Chẳng hạn như: vốn ít, trải nghiệm khách hàng kém, chăm sóc khách hàng không tốt, quản lý lỏng lẻo, giá trị sản phẩm không cao,… 

– Giá trị lợi nhuận thuần giúp các cổ đông xem xét và phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp dễ dàng và chính xác hơn. Nếu cổ phần công ty không đảm bảo đủ lợi nhuận thuần, giá trị lợi cổ phần có thể giảm và gây ảnh hưởng không ít đến các cổ đông. Nên đây là điều được nhiều cổ đông quan tâm để đưa ra các quyết định đúng đắn. 

– Lợi nhuận thuần cũng là một chỉ số để các nhà phân tích và đầu tư có thể so sánh tình hình kinh doanh trong cùng một lĩnh vực trên thị trường. Từ đó giúp họ dự đoán doanh nghiệp có thể tạo ra những giá trị gì và cần bỏ ra bao nhiêu cho cổ phiếu hay góp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp này. 

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = [Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu thuần] x 100 [%]

Tỷ suất lợi nhuận thuần [tiếng anh là Net profit margin ratio] còn có tên gọi khác là tỷ suất doanh lợi hoặc tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu.

– Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần thể hiện khả năng sinh lời dựa trên doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao thì sẽ càng có vị thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực khác.

– Đây cũng là chỉ tiêu không thể thiếu trên các báo cáo tài chính mà các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần không chỉ hữu ích với chủ doanh nghiệp mà còn là thông tin có giá trị cao đối với các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư sẽ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

– Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng khiến nhà cung cấp tín dụng đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Với chỉ tiêu này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể trực tiếp kiểm soát các vấn đề về chi phí và nó còn thể hiện kết quả của các quyết định quản lý. 

Cách tăng nhuận thuần cho doanh nghiệp

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch để tối ưu lợi nhuận thuần. Dưới đây là một số nguyên tắc nhằm thiết lập kế hoạch để tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả. 

1. Giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi > 0

Để các hoạt động kinh doanh đều có lãi, tất cả các bài toán tài chính đều được quy về các dạng như:

– Doanh thu – Chi phí.

– Nguồn thu – Vốn đầu tư.

– Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

– Thu nhập ròng = Thực thu – Thực chi…

Để đảm bảo kết quả của các bài toán đều > 0, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Quản lý tốt nguồn thu, nguồn chi dựa trên căn cứ ước lượng, dự đoán cùng sự phân tích đầy đủ nhất để tìm ra tất cả nguồn thu đồng thời tìm cách cắt giảm chi phí.

– Thường xuyên kiểm soát công nợ, có chính sách xử lý nợ triệt để, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay chi phí lãi vay tăng.

– Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc hàng hóa vật tư, xuất nhập tồn kho, hàng gửi hay hàng trên đường đi làm tồn đọng vốn. Thúc đẩy khả năng xoay vòng vốn lưu động.

– Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng để dễ dàng kiểm soát dòng tiền và kế hoạch thu trả nợ.

2. Nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận

Nguyên tắc thu chi trong doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Có kế hoạch rõ ràng, đặc biệt là kế hoạch dòng tiền.

– Cân đối thu chi.

– Thu lại vốn đầu tư.

“Tăng thu, giảm chi” – Thuật ngữ quen thuộc nhưng nếu không có khoản chi để đầu tư thì làm sao để có nguồn thu vào? Do đó, người quản trị doanh nghiệp cần rõ ràng giữa việc đầu tư – khoản thu chi của dự án đầu tư với các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Chỉ như vậy mới đánh giá được hiệu quả đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không quá để tâm hay cắt giảm toàn bộ các khoản đầu tư cho sự phát triển dài hạn mà chỉ tập trung chủ yếu vào những hoạt động sinh lời ngắn hạn. Doanh nghiệp cho rằng đây là hoạt động giảm chi để cắt lỗ nhưng không đánh giá kỹ kết quả đầu tư khiến cho doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, có tính cạnh tranh.

3. Xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo dòng tiền luôn lưu thông

Việc xây dựng kế hoạch tài chính là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bởi vì nó liên quan đến những mục tiêu tài chính đã xác định và cách sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu này.

Xây dựng kế hoạch tài chính là sử dụng một số giả định dự báo doanh thu, chi phí,… và các báo cáo tài chính trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính dự đoán trong tương lai hướng đến các mục tiêu cũng như sự ưu tiên của doanh nghiệp.

4. Luôn nắm rõ sức mạnh của công cụ quản trị tài chính

Công cụ Excel sẽ giúp bạn các nghiệp vụ đơn giản của kế toán nhưng sẽ tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian hơn việc sử dụng một công cụ chuyên phân tích dữ liệu hay phần mềm kế toán chuyên dụng.

Hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến sự hỗ trợ từ các công cụ quản trị tài chính hay các phần mềm tích hợp quản lý tổng thể thay vì sử dụng một phần mềm kế toán đơn giản, rời rạc.

Giải đáp các thắc mắc về lợi nhuận thuần

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là khoản lợi có được từ các hoạt động kinh doanh thuần, thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán chênh lệch tổng doanh thu có được trong kỳ kế toán, sau khi trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ, bao gồm giá thành toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.

2. Cách tính lợi nhuận thuần?

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề