Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm công tác đảng

Pháp luật về công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc quản lý và xây dựng đội ngũ công chức cấp xã trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế tại địa phương. Việc nhân rộng việc thực hiện các mô hình kiêm nhiệm ở cơ sở là một trong những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề phụ cấp kiêm nhiệm

Đối với công chức cấp xã, do vị trí và đặc điểm của chính quyền cấp xã cũng như tính chất đặc thù nên pháp luật về công chức cấp xã đã có những quy định riêng về chính sách và chế độ đãi ngộ. Bên cạnh đó, khi kiêm nhiệm chức vụ khác tại Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức có thể nhận được thêm khoản phụ cấp khi kiêm nhiệm công việc này.

Để biết được trường hợp nào được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng, bạn cần tra cứu, tìm hiểu thật kỹ những quy định pháp luật. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia qua số điện thoại 1900.6169 để chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bạn.

2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức cấp xã

CÂU HỎI TƯ VẤN: Xin chào Luật sư! Xin Luật sư có thể tư vấn giúp em, nội dung như sau: Từ tháng 04/2017, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của xã đã bầu em giữ chức vụ Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (cấp xã, hiểu nôm na em là Cán bộ khối Đảng). Sắp tới, Công chức VHXH sẽ nghỉ sinh từ tháng 8/2019 đến tháng 01/2020. Vừa qua, BTV Đảng ủy và Lãnh đạo Ủy ban đã làm việc và giao nhiệm vụ em kiêm nhiệm vị trí nghỉ thai sản của Công chức VHXH 6 tháng nhưng chưa thống nhất mức phụ cấp kiêm nhiệm (Ủy ban đề nghị mức kiêm nhiệm là 1.000.000 đồng/tháng). Xin Luật sư tư vấn giúp em quy định hiện hành về mức phụ cấp kiêm nhiệm được tính như thế nào? Đối với địa phương em, Kế toán tính lương Cán bộ (Khối Đảng) - Công chức (Khối Chính quyền) cứ mỗi 3 tháng sẽ được nhận phụ cấp công vụ (30% mức lương đang hưởng) chứ không tính thẳng vào Lương, nếu khi em kiêm nhiệm thì có được hưởng khoản phụ cấp này không? Em cám ơn Luật sư rất nhiều!

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh như sau:

“1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm. 

2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 

3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Như vậy theo quy định trên, bạn sẽ được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm 50% mức lương (bậc 1) trong trường hợp chức dah mà bạn kiêm nhiệm giảm 01 người trong số lượng quy định tối đa.

Thứ hai, về phụ cấp công vụ.

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang giữ chức vụ Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đối chiếu với Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP cho thấy bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ với mức trợ cấp được quy định tại Điều 3 như sau:

“Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.”

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng như sau:

“1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…”

Như vậy, theo quy định trên, bạn sẽ được hưởng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), và được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.

Mục lục bài viết

  • 1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai ?
  • 2.Điều kiện được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là gì ?
  • 3.Mức phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay là bao nhiêu ?
  • 3.1 Đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác
  • 3.2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối sỹ quan
  • 4. Kiêm nhiệm nhiều chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm?

Cơ sở pháp lý:

-Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- Thông tư số78/2005/TT-BNV;

- Thông tư số25/2007/TT-BQP.

1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai ?

Kiêm nhiệm hay chức vụ kiêm nhiệm hay còn gọi là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam.

Các đối tượng làcán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo thông qua các hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm sẽ được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đang giữ.Trong trường hợp cá nhân kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo không giống nhau thì áp dụng khi xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Đối với lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thỏa thuận của các bên.

Chỉ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm khi trong trường hợp cá nhân giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị, mà cá nhân này đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do thỏa thuận của các bên. Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm gồm có nhiều mức, cao hay thấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp căn cứ theo phụ cấp lương kiêm nhiệm.

Phụ cấp kiêm nhiệm được hiểu là một khoản phụ cấp dành cho công chức lãnh đạo kiêm nhiệm thêm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai ?

Theo Điều 6Nghị định 204/2004/NĐ-CPthì đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là:

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2.Điều kiện được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là gì ?

Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ hai điều kiện cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

– Thứ hai: Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặcquyết định bổ nhiệmkiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Như vậy, để được hưởng phụ cấp kiêm nghiệm thì cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác cần đáp ứng hai điều kiện cụ thể như trên.

3.Mức phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay là bao nhiêu ?

Mức phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phụ cấp kiêm nghiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10%mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp và cách tính trảchế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác:

3.1 Đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

Căn cứ theo quy định tạiThông tư số 78/2005/TT-BNVngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm..

Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm =Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Áp dụng từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác,trả cùng kỳ lương hàng tháng và loại ra ngoài khi tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Mức phụ cấp:

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Cách tính trả phụ cấp:

- Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

=

Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm

x

Mức lương tối thiểu chung

x

(10%)

- Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơnvị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.

- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

3.2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối sỹ quan

Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007.Đối với sỹ quanhưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức:Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Công thức được xác định:Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh =Hệ số lương cấp hàm + với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởngxMức lương cơ sởx10%.

Nguyên tắc và cách tính trả

– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian công tác các chức vụ đó. Nếu chức danh lãnh đạo đó chấm dứt vì bất kỳ một do nào như miễn nhiệm, bãi nhiệm thì tháng tiếp theo sẽ không được hưởng nữa.

– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội thuộc biên chế trả lương áp dụng theo chế độ tài chính hiện hàng của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm, được tính bắt đầu từ khi có quyết định bổ nhiệm chức danh khác có hiệu lực thi hành.

– Mức phụcấp kiêm nhiệm không được tính vào lương khi tham gia bảo hiểm xã hội.

4. Kiêm nhiệm nhiều chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm?

Người nào giữ nhiều chức vụ sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất. Không chỉ vậy, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu rõ:

Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm

Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm của công chức được nêu cụ thể tại mục III Thông tư78/2005/TT-BNVtheo công thức:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

- Hệ số lương được nêu chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Đồng thời, phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.

Phụ cấp thâm niên vượt khung:Được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư04/2005/TT-BNV.

Theo đó, điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm:

- Có đủ 03 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh;

- Được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của công chức trong cơ quan Nhà nước; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát tại Nghị quyết730/2004/NQ-UBTVQH11.

Về mức hưởng, công chức được hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Từ năm thứ 4 trở đi mỗi năm tính thêm 1% nữa.

Nói tóm lại, nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh thì được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất và có thể được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nếu đáp ứng yêu cầu đã nêu ở trên.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.