Cách tính thời gian nghỉ thai sản

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Tại Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Trường hợp người lao động sinh con vào ngày 16/8/2021, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động được tính từ ngày 16/8/2021 đến hết ngày 15/2/2022 [nếu người lao động sinh 1 con].

Chinhphu.vn


Theo Hướng dẫn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, những người nghỉ sinh con từ ngày 01/1/2013 chỉ được nghỉ 4 tháng, nhưng nghỉ từ ngày 02/1/2013 sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng.

Hướng dẫn nêu rõ, nếu thời gian nghỉ sinh con từ ngày 01/5/2013, trường hợp sau khi sinh con, người con bị chết dưới 60 ngày tuổi thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Trường hợp lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013, mà đến ngày 01/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 6 tháng [không tính thêm thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu]; nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH như đối với người có một thai chết lưu.

Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

Trường hợp lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con, người sử dụng lao động phải ghi rõ thời điểm nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày … tháng … năm … tại cột ghi chú, mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế để theo dõi và làm căn cứ thực hiện chế độ thai sản theo quy định.

Với người có thời gian nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013 mà đến 01/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 02/1/2013, ngày 5/1/2013 chị A sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 02/1/2013 đến hết ngày 01/5/2013 [4 tháng]. Đến ngày 01/5/2013, chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 01/7/2013 [tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 6 tháng].

Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/1/2013, ngày 5/1/2013 chị B sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 01/1/2013 đến hết ngày 30/4/2013 [4 tháng]. Từ ngày 01/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động.

Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15/12/2012, ngày 20/12/2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15/12/2012 đến hết ngày 14/5/2013 [4 tháng và 30 ngày]. Như vậy, đến ngày 01/5/2013, chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14/7/2013 [tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 7 tháng].

Về thời gian tính hưởng: Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 2 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 2 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.

Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/5/2013, ngày 15/7/2013 chị D sinh 1 con, theo quy định của Bộ luật Lao động thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16/5/2013 đến hết ngày 15/11/2013 [6 tháng].

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng, cách tính: Trong thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH.

Cách tính trợ cấp thai sản, thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH hiện hành.

Đối với trường hợp người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thời gian hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung ấy, nếu có ngày lẻ thì tính theo hướng dẫn tại Điểm 5 Công văn số 54/BHXH-CSXH ngày 9/1/2009 của BHXH Việt Nam, nếu số ngày lẻ từ 27 ngày trở lên thì mức hưởng trợ cấp thai sản không vượt quá mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc tính theo mức lương tối thiểu chung đó.

Chế độ thai sản không chỉ đơn giản là khi người lao động sinh con được nghỉ và hưởng trợ cấp trong vòng 06 tháng.

Nghỉ thai sản mấy tháng, nghỉ thai sản có được tính phép năm hay sinh non được nghỉ thai sản mấy tháng?

Cụ thể, qua bài viết này, Luật Quang Huy sẽ gửi tới bạn đọc nội dung Hướng dẫn cách tính ngày nghỉ thai sản theo quy định.



Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ cách tính ngày nghỉ thai sản cho từng loại chế độ mà người lao động có thể được hưởng.

1.1 Cách tính ngày nghỉ thai sản khi khám thai

Thời gian mang thai kéo dài hơn 09 tháng chính vì vậy thời gian khám thai cũng được quy định thành từ lần và thời gian khám cho từng lần để phù hợp với thực tế việc khám thai của người lao động nữ.

Cụ thể Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian mang thai người lao động được nghỉ khám thai theo quy định của pháp luật là 05 lần, mỗi lần khám được nghỉ 01 ngày làm việc, số ngày nghỉ tối đa là 05 ngày trong suốt quá trình người lao động mang thai.

Trường hợp có căn cứ xác định ở xa nơi đăng ký khám chữa bệnh hoặc thai bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, tối đa số ngày nghỉ là 10 ngày trong suốt quá trình người lao động mang thai theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Lưu ý: thời gian nghỉ khám thai là ngày làm việc không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần [theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014].

1.2 Cách tính ngày nghỉ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Tùy thuộc vào tuần tuổi của thai chế độ nghỉ đối với phụ nữ sảy thai sẽ có một khoảng thời gian nhất định, cụ thể Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

  • Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai dưới 05 tuần tuổi thì người lao động nữ sẽ được nghỉ tối đa không quá 10 ngày.
  • Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi thì người lao động nữ sẽ được nghỉ tối đa không quá 20 ngày.
  • Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi thì sẽ được nghỉ tối đa không quá 40 ngày.
  • Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 25 tuần trở lên thì sẽ được nghỉ tối đa không quá 50 ngày.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thai bị sảy thai, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

1.3 Cách tính ngày nghỉ thai sản khi sinh con

1.3.1 Lao động nữ

Nếu người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà có thời gian đóng bảo hiểm đáp ứng điều kiện hưởng, họ sẽ được nghỉ hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng.

Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng tối đa là đc nghỉ 7 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Trường hợp sau khi sinh con:

  • Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết,
  • Nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian theo quy định trên

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định.

Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

1.3.2 Lao động nam

Đối với người lao động nam khi vợ sinh con mà đang đóng bảo hiểm, cách tính chế độ nam nghỉ khi vợ sinh con như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Thời gian nghỉ vợ sinh có tính chủ nhật, ngày nghỉ lễ và cuối tuần.

Lưu ý: thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thất nghiệp.

1.4 Cách tính ngày nghỉ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Người lao động bao gồm cả nam và nữ, khi đang tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc tại nơi làm việc mà có thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định như đặt vòng, triệt sản… sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, cơ sở khám chữa có thẩm quyền có thể cấp giấy xác nhận cho hưởng chế độ thai sản quy định số ngày được nghỉ.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần. cách tính ngày hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này như sau:

1.5 Cách tính ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  •  Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.


Trong trường hợp, nếu người lao động nữ nghỉ sinh con xong sau đó quay trở lại làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian làm việc tại công ty.

Do đó, thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm theo Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

Ngược lại, nếu người này nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì đương nhiên sẽ không được tính vào thời gian để xác định thời gian nghỉ phép hằng năm.

rường hợp đặc biệt, người lao động hết hạn hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ chế độ thai sản và công ty không gia hạn hợp đồng lao động thì thời gian nghỉ thai sản được tính để xác định số ngày nghỉ phép hằng năm là thời gian nghỉ thai sản trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề Cách tính ngày nghỉ thai sản.

Nếu bạn đọc cần được hỗ trợ về các vấn đề liên quan như được nghỉ thai sản trước mấy tháng, sinh đôi được nghỉ thai sản mấy tháng… bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến bảo hiểm thai sản qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề