Cách trị tê tay khi ngủ

Tê tay khi ngủ xảy ra thường xuyên là báo hiệu sức khỏe có vấn đề? Thật chẳng dễ chịu chút nào khi tỉnh dậy với bàn tay tê rần, mất cảm giác nhưng bạn đừng lo lắng quá, cùng tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân và cách phòng hiệu quả thôi nào!

Khi bị tê tay nhiều người suy nghĩ có thể do cơ thể bị thiếu máu hoặc máu lưu thông không đều trong quá trình ngủ. Thực tế, theo y khoa, tình trạng tê tay khi ngủ xảy ra khi dây thần kinh ở tay bị chèn ép quá lâu. Hoặc đó có thể cũng là cảnh báo sớm của vài bệnh lý khác.

Vì sao bạn hay bị tê tay khi ngủ?

Có rất nhiều thủ phạm gây ra tình trạng tê tay khi ngủ cho bạn:

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi bạn nâng cánh tay lên xuống, cử động khuỷu tay, các ngón tay hay hoạt động cầm nắm thì tất cả đều nhờ vào những dây thần kinh ở từng vị trí. Do đó, khi những dây thần kinh này bị chèn ép, bị nén quá lâu ảnh hưởng đến chức năng của chúng sẽ gây nên tình trạng tê tay, tay mất cảm giác hoặc đau như bị kim châm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chèn ép này thường xuất phát từ tư thế ngủ không đúng của mỗi người. Dùng tay để gối đầu hoặc khoanh tay khi ngủ, nằm sấp đè lên tay sẽ khiến các dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép.Tuy nhiên, các bệnh lý mãn tính như xơ vữa động mạch cũng là lý do tay bị tê do những mạch máu bị tắc nghẽn, chèn ép dây thần kinh ở tay.

Do bệnh lý về cơ xương khớp

Tình trạng tê tay khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về cơ xương khớp mà mọi người, nhất là người cao tuổi không nên chủ quan.

Điển hình như bệnh thoái hóa cột sống. Khi đốt sống cổ, đốt sống lưng bị thoái hóa, gây tì đè lên các dây thần kinh, trong đó có những dây thần kinh ở cánh tay cũng gây nên tình trạng tê rần, khó chịu. Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp cổ tay, hội chứng ống cổ tay cũng là nguyên nhân khiến những cơn tê tay xuất hiện.

Cơ thể bị thiếu vitamin gây tê tay

Tê tay và chân trong khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của việc cơ thể bạn thiếu vitamin B12. Dấu hiệu càng rõ ràng hơn nếu triệu chứng xuất hiện ở cả hai tay, hai chân. Người bị thiếu vitamin B12 cũng thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và dễ dẫn đến thiếu máu, bạn không nên lơ là.

Tê tay khi ngủ là một biểu hiện của bệnh tiểu đường

Cảm giác tê rần, ngứa ran ở tay chân khi đi ngủ cùng với các triệu chứng như háu nước quá mức, đi tiểu nhiều cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Bệnh tê tay khi ngủ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế đã chứng minh được rằng khi các dây thần kinh bị chèn ép quá lâu thì cơ thể sẽ có phản ứng lại, làm thức tỉnh để giải phóng cho các dây thần kinh.Do đó, những người có thói quen ngủ không đúng tư thế, thường xuyên chèn ép cánh tay thường không có được giấc ngủ sâu mà hay tỉnh lại khi tay bị tê, đau. Lúc này, nếu vận động tay một lúc thì cảm giác tê bì sẽ đi qua, cánh tay trở lại cảm giác bình thường. Việc ngủ sai tư thế khiến tay bị tê thường không nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tê tay xuất hiện liên tục, ngay cả khi bạn ngủ đúng tư thế thì nên nghĩ ngay đến những bệnh lý đã nêu ở trên. Lúc này, việc đi thăm khám ở các chuyên khoa về cơ xương khớp là điều nên làm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tình trạng tê tay, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Tê tay khi ngủ dễ phòng khi ngủ đúng tư thế

Nếu tê tay xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế thì việc phòng bệnh rất đơn giản để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn cần chỉnh lại thói quen ngủ của mình. Không nên nằm đè lên cánh tay, không kê gối quá cao, nằm nghiêng về bên phải để dễ ngủ hơn.

Đối với những người lớn tuổi, ngoài việc ngủ đúng tư thế thì cần thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, lao động và nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức, mang vác nặng để tránh ảnh hưởng đến các đốt sống, khớp xương, tránh nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp.

Nếu đang mắc các bệnh lý có biểu hiện là tê tay thì việc tuân thủ việc điều trị cũng rất cần thiết. Uống thuốc đúng liều lượng, theo quy trình và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu [nếu có] để bệnh không tiến triển nặng và gây nên tình trạng bị tê tay.Tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá hoảng hốt khi thấy tay gần như mất cảm giác sau khi trải qua một giấc ngủ dài.

Tê tay khi ngủ có thể gặp ở bất cứ ai, nên việc đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này, sau đó mới tìm cách xử lý. Đừng vội kết luận rằng mình đã mắc bệnh nan y như một số người vẫn vội vàng lầm tưởng khi cơ thể có những thay đổi, biểu hiện bất thường.

Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin về Những Vấn Đề Sức Khỏe Cơ Xương Khớp qua các bài viết dưới đây

  • Ung thư xương tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm
  • Tê đầu ngón tay: Dấu hiệu cần cảnh giác những bệnh lý nguy hiểm
  • 10 thực phậm giàu canxi giúp xương chắc khỏe
  • Tự tin sống khỏe mỗi ngày nhờ bài tập thể dục tốt cho xương khớp

Chúc bạn Sống Như Ý cùng GenVita!


Video liên quan

Chủ Đề