Cách uống cà phê không bị đau bụng

Cafe là một đồ uống phổ biến hiện nay, tuy nhiên nhiều người uống cafe bị đau bụng, thậm chí còn có nhiều biến chứng khác. Vậy trong thành phần của cà phê có gì khiến người uống cafe bị đau bụng ?

Uống cafe bị đau bụng có sao không ?

Các nhà khoa học đã vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân, sau khi có những người uống cafe bị đau bụng phản ánh triệu chứng của họ. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng vị đắng của cafe có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày. Đó là lý do làm nhiều người tin rằng uống cafe bị đau bụng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có ở dạ dày như hội chứng ruột kích thích [IBS], và gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu.

Một số người cho rằng uống cafe khi bụng đói đặc biệt có hại, do không có thức ăn để ngăn cản axit cafe làm hỏng niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên hệ giữa uống cafe khi bụng đói gây đau bụng hay có nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.

Mặc dù có một số người nhạy cảm với cafe, khi uống sẽ có các biểu hiện ợ nóng, nôn mửa, khó tiêu nhưng tần số và mức độ nghiêm trọng không thay đổi dù họ có uống cà phê với cái bụng no hay đói.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phản ứng của dạ dày với cafe. Nếu bạn gặp các vấn đề tiêu hóa sau khi uống cafe lúc đói mà không phải lúc no thì cần phải điều chỉnh lại thời gian uống cafe cho phù hợp.

Trong cafe có những thành phần gì khiến bạn uống cafe bị đau bụng?

Caffeine

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong cafe giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn. Một tách cafe 8 ounce [240 ml] chứa khoảng 95 mg caffeine.

Nhiều người cho rằng caffeine chỉ đơn thuần là một chất kích thích tinh thần, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa.

Ví dụ, một nghiên cứu cũ từ năm 1998 cho thấy cafe chứa caffein kích thích đại tràng nhiều hơn 23% so với cafe decaf và hơn 60% so với nước. Điều này chỉ ra rằng caffeine có khả năng kích thích mạnh với các cơ quan phía dưới của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đau dạ dày nếu nó đặc biệt nhạy cảm.

Axit cafe

Ngoài caffeine, các nghiên cứu còn chỉ ra axit cafe cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Cafe chứa nhiều axit như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, đã được chứng minh là làm tăng sản xuất axit dạ dày. Loại axit này có tác dụng phân hủy thức ăn để nó di chuyển xuống ruột, tiếp tục được tiêu hóa. Họ cho rằng cafe có thể làm nặng thêm các triệu chứng ợ nóng, nghiên cứu là không thuyết phục và cho thấy không có mối liên hệ đáng kể nào.

Các thành phần khác có trong cafe

Trong một số trường hợp, cafe không phải là thứ làm cho dạ dày trở nên khó chịu. Trên thực tế, khó chịu ở dạ dày có thể là do các chất phụ gia như sữa, kem, chất làm ngọt hoặc đường, mà hơn 2⁄3 người Mỹ thêm vào cafe.

Ví dụ, khoảng 65% người trên toàn thế giới không thể tiêu hóa lactose, một loại đường sữa, có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy ngay sau khi tiêu thụ các sản phẩm bơ sữa.

Cafe decaf có thể gây đau bụng không ?

Trong một số trường hợp, người dùng chuyển sang sử dụng cafe decaf có thể giúp giảm đau bụng. Điều này chỉ có tác dụng khi caffeine là thủ phạm gây đau.

Trong thành phần của cafe decaf vẫn chứa các loại axit cafe như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, có liên quan đến việc tăng sản xuất axit dạ dày và co thắt ruột.

Ngoài ra, việc thêm sữa, kem, đường hoặc chất ngọt vào cafe decaf có thể làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày ở những người nhạy cảm với các chất phụ gia này.

Cà phê còn gây ra những tác dụng bất lợi nào đối với cơ thể ?

Caffeine có thể gây nghiện, đặc biệt là những người nhạy cảm với caffeine có tính di truyền. Điều đó là vì việc uống cafe thường xuyên có thể làm thay đổi thành phần hóa học của não, đòi hỏi lượng caffeine lớn hơn dần để tạo ra các đáp ứng tương tự. Uống quá nhiều cafe có thể dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh và các cơn hoảng loạn. Nó thậm chí còn có thể dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu và cao huyết áp ở một số người. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng bạn nên giới hạn lượng caffeine của mình ở mức khoảng 400 mg mỗi ngày, tương đương với 4 – 5 cốc cafe.

Cafe cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là khi uống nó vào cuối ngày vì tác dụng của nó có thể kéo dài đến 7 giờ ở người lớn.

Cà phê chứa nhiều caffeine và có thể khiến dạ dày tăng tiết a xít. Ở một số người, lượng caffein này khi đi đến ruột kết có thể gây ra tác dụng nhuận tràng, theo Newsbreak.

Uống cà phê quá nhiều có thể gây kích thích đi đại tiện, thậm chí tiêu chảy

Caffeine khi vào ruột sẽ kích thích nhu động và co bóp để đẩy những thứ trong ruột xuống đến trực tràng. Hiện tượng này càng dễ xảy ra hơn nếu uống cà phê nóng. Vì chất lỏng nóng cũng là tác nhân kích thích nhu động ruột, bà Lisa Ganjhu, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện NYU Langone Health [Mỹ], giải thích.

Trong một số trường hợp, uống cà phê cũng có thể gây tiêu chảy. Nguyên nhân là do đã uống quá nhiều hoặc pha vào cà phê những món không hợp với hệ tiêu hóa. Dấu hiệu để nhận biết tiêu chảy là đi phân lỏng, nhiều nước và đi nhiều quá 3 lần/ngày.

Nguyên nhân của hiện tượng này là khi uống nhiều thì cà phê sẽ đi nhanh qua đường tiêu hóa. Đại tràng không có thời gian để hấp thụ hết nước từ phân, dẫn đến tiêu chảy, bác sĩ Ganjhu giải thích.

Mỗi người có thể sẽ có những tác động khác nhau khi uống cà phê. Cách an toàn cho sức khỏe là không nên uống quá nhiều. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ [FDA] khuyến cáo không nên uống quá 400 miligam caffeine/ngày, tương đương với 4 ly cà phê.

Một người nếu uống nhiều cà phê và cảm thấy bị tiêu chảy thì người đó cần phải cắt giảm caffeine. Lượng caffeine này không chỉ cắt giảm từ cà phê mà còn từ các loại thức uống có caffeine khác như trà hay nước uống thể thao.

Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ

Với những người thường xuyên nạp nhiều caffeine mỗi ngày thì không nên cắt giảm đột ngột. Nếu làm như thế thì có thể khiến họ bị nhức đầu, lo lắng và căng thẳng. Do đó, họ phải giảm lượng caffeine một cách từ từ, theo Newsbreak.

Tin liên quan

Mình thường có thói quen uống cafe sau khi ăn sáng rồi sau đó vào làm việc, sáng làm việc có ly cafe thấy người tỉnh táo và sảng khoái hơn hẳn. Nhưng ngặt nỗi cứ uống cafe khoảng sau 45 phút là bắt đầu bị đau bụng đi ngoài. Bình thường thì đi xong là thôi, nhưng có bữa nào xấu trời là nó ê ẩm cả buổi sáng. Đặc biệt là các loại cafe đặc như Highland, uống xong 30p là bụng nó đau nhói.
Các bác có cách nào uống cafe mà không bị đau bụng không.

Buổi sáng thức giấc = uống cafe. Thiếu tỉnh táo = uống cafe. Chán chán + cuối tuần rảnh = rủ bạn đi cafe. Đây vốn đã và đang là công thức chung cho thói quen hàng ngày của rất nhiều người trong số chúng mình.

Thế nhưng, liệu có ai nhận ra một điều rằng uống cafe = buồn đi WC chưa… Đi nặng, đi nhẹ, đi “hái hoa” hay đi “vũ trụ” đều có hết, tùy vào cơ địa cũng như thời điểm uống của mỗi người.

Nếu vẫn chưa biết lý do tại sao uống cà phê lại đau bụng và khiến bạn buồn đi vệ sinh nhanh hơn bình thường, dưới đây là câu trả lời chi tiết nhất được tổng hợp bởi TopListCafe.

Vì Sao Uống Cà Phê Gây Đau Bụng? Đâu Là “Thủ Phạm” Thực Sự?

Theo thống kê sơ bộ, có tới ít nhất 30%-40% số người uống cafe trên toàn thế giới gặp hiện tượng này. Thực chất, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất caffeine chính là tác nhân chủ yếu, tạo ra kích thích mạnh lên dạ dày, đẩy nhanh tốc độ bài tiết của cơ thể.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra rằng ngay cả cà phê decaf [gần như không chứa caffeine] cũng gây tác động mạnh tương tự lên hệ bài tiết. 

Thậm chí, một vài kết luận tương tự đã được đưa ra từ những năm 1990, khi giới khoa học thử nghiệm chung với cả cà phê thường và cà phê decaf. Họ nhận thấy phản ứng bài tiết xảy ra trên 29% số người tham gia khảo sát, một số trường hợp còn có dấu hiệu buồn đi vệ sinh ngay sau 4 phút kể từ khi uống cafe.

Một kết quả test nữa vào năm 1998 cũng cho thấy cà phê thường có tác động tới đường ruột cao hơn 23% so với cà phê decaf, và 60% so với nước lọc.

Tựu chung lại, những bằng chứng đi kèm đã công nhận caffeine trong cà phê ít nhiều có một phần chức năng xúc tác lên hệ tiêu hóa và bài tiết.

Tuy nhiên, kết luận trên không hẳn đúng tuyệt đối cho mọi trường hợp, vì còn tùy vào cơ địa mỗi người. Chẳng hạn, một bộ phận người tiêu thụ cà phê không hề bị ảnh hưởng, hoặc với những ai nhạy cảm, cà phê decaf không chứa caffeine vẫn có thể khiến họ “nôn nao” đường ruột.

Ngoài ra, khá nhiều chất khác dùng cho pha chế cafe cũng được phát hiện có khả năng gây nên hiệu ứng kích thích ruột tương tự, như chất làm ngọt nhân tạo, đường sữa… 

Chẳng hạn, đối với đường sữa [lactose], khi cơ thể không sản sinh đủ các enzyme tiêu hóa để xử lý trong ruột, bạn cũng có thể trải qua một cơn tiêu chảy nhẹ [kết quả nghiên cứu từ IFFGD].

Như vậy, nếu bạn thêm nhiều kem và bọt sữa vào cafe, hoặc thậm chí uống nhiều sữa hơn so với thông thường, những thành phần này hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng buồn đi vệ sinh, chưa cần tới sự xúc tác của caffeine. 

ĐỌC THÊM:

Nếu Không Hẳn Do Caffeine, Vậy Sao Uống Cafe Vẫn Dễ Buồn Đi Vệ Sinh?

Tình trạng buồn đi toilet sau khi uống cà phê có mối liên hệ mật thiết với cơ chế phản ứng dạ dày [gastrocolic reflex] của con người. Hiện tượng này xảy ra bất kỳ khi nào bạn dung nạp đồ ăn/uống vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, chứ không riêng gì cafe.

Vì cafe có một số thuộc tính xúc tác đối với đường ruột, nên người có dạ dày nhạy cảm hoặc đang mắc các chứng bệnh tiêu hóa sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.

Đặc biệt, nếu tần suất buồn đi vệ sinh thường xuất hiện ngay sau bữa ăn sáng, đó càng là dấu hiệu rõ rệt của phản ứng dạ dày, thường xảy ra khi nạp đồ ăn vào bụng rỗng. Khi đó, não bộ của bạn sẽ phát ra tín hiệu thông báo, khiến hệ tiêu hóa làm việc mạnh hơn để “dọn dẹp” ruột, dành chỗ cho loạt thức ăn mới.

Tính acid của cafe hoặc nhiệt độ sau pha chế cũng là những tác nhân đẩy nhanh hiệu ứng kích thích. Vì thế, một cốc cafe ấm nóng sẽ luôn tác động nhiều hơn và tạo ra phản ứng dạ dày.

ĐỌC THÊM:

Chốt lại, đúng là cafe chứa các chất có khả năng tác động thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhưng cơ sở khoa học giải thích về phản ứng dạ dày còn bao hàm nhiều loại đồ ăn khác. Hơn nữa, không phải ai cũng gặp hiện tượng này, nên chưa thể kết luận rằng cafe chắc chắn gây buồn đi vệ sinh.

Nếu cảm thấy khó chịu và muốn giảm thiểu xác suất làm bạn với WC sau khi uống cafe, hãy thử hạ tần suất uống, giảm lượng sữa, chuyển sang dùng cà phê decaf, hoặc uống cafe vào giờ khác so với buổi sáng khi bụng đang rỗng nhé.

Video liên quan

Chủ Đề