Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843

1. Vì sao nên vệ sinh máy giặt Electrolux định kỳ?

Bạn có biết, việc vệ sinh máy giặt Electrolux định kỳ không những giúp cho sản phẩm hoạt động hiệu quả hơn mà bên cạnh đó còn đảm bảo duy trì và gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Việc vệ sinh này bạn có thể tự thực hiện theo các cách vệ sinh máy giặt sạch sẽ hoặc thuê ngoài.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
Việc tự vệ sinh máy giặt đơn giản và không tốn nhiều thời gian của bạn

2. Cách vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang đầy đủ chi tiết

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh hiệu quả cho máy giặt cửa ngang Electrolux bạn cần nắm bắt và thực hiện định kỳ.

2.1. Dùng chế độ vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang 

Bản thân máy giặt Electrolux cửa ngang được nhãn hàng ưu tiên phát triển có sẵn chế độ vệ sinh máy giặt .Việc tích hợp chế độ này giúp cho việc vệ sinh máy giặt được đảm bảo hơn. Bạn có 2 cách thực hiện vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang. Một là thực hiện vệ sinh lồng giặt cho máy giặt có chế độ Tub Clean.

Khi khởi động chế độ này cho máy giặt thì máy sẽ được lập trình giặt với tốc độ nhanh hơn bình thường. Đồng thời mực nước được đẩy lên cao hơn giúp cho việc làm sạch các vết bẩn có trong lồng giặt được cuốn trôi nhanh chóng.

Với chế độ này những sợi vải, bụi vải nhỏ được đánh bay nhanh chóng, riêng sợi vải lớn hơn sẽ được lọc qua màng lọc của máy. Đây là chế độ làm vệ sinh lồng máy giặt dễ sử dụng và được đánh giá là tiện dụng cho người dùng.

Cách vệ sinh máy giặt thứ hai là vệ sinh lồng giặt cho máy giặt không có chế độ vệ sinh. Đối với những máy giặt Electrolux không có chế độ vệ sinh tự động thì bạn sẽ thực hiện việc vệ sinh thủ công theo các bước như: làm sạch lồng bằng nước nóng, thêm nước/ bột vệ sinh máy giặt để loại bỏ chất bẩn, làm sạch chốt cao su nơi cửa máy giặt, làm sạch khay đựng dầu xả nước giặt…

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
Chức năng tự vệ sinh lồng giặt giúp máy giặt Electrolux sạch bong nhanh chóng

2.2. Vệ sinh vòng đệm cửa

Quá trình vệ sinh máy giặt sẽ bao gồm cả vệ sinh đệm cửa. Đây là bộ phận quan trọng của máy giặt cửa ngang Electrolux. Bạn mở cửa quét sạch bụi bẩn bám xung quanh rồi dùng khăn lau sạch lau lại. Việc tháo vòng đệm cửa nếu có cần được đảm bảo sau vệ sinh được lắp lại đúng kỹ thuật.

2.3. Vệ sinh ngăn chứa chất giặt

Ngăn chứa chất giặt cũng vô cùng quan trọng, là bộ phận  thường đóng cặn chất giặt theo thời gian sử dụng. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc làm vệ sinh cho ngăn này bằng cách tháo rời và rửa sạch lại.

2.4. Vệ sinh bộ lọc nước

Bộ lọc nước đảm bảo cho nguồn nước sử dụng an toàn cho máy giặt. Để vệ sinh bộ lọc nước bạn sẽ tháo bộ lọc ra khỏi nguồn nước theo đúng khớp. Dùng dụng cụ hỗ trợ kéo bộ phận lọc nước ra khỏi máy. Làm sạch bằng cách rửa sạch vòi nước. Sau đó, bạn lắp đặt lại như ban đầu là hoàn thành việc vệ sinh bộ lọc nước.

2.5. Vệ sinh bộ nước xả

Cũng như bộ lọc nước, bộ nước xả cũng cần được làm vệ sinh đầy đủ. Đối với bộ nước xả quan trọng nhất là phần khớp nối với giữa ống xả và máy bởi chất bẩn hay đóng cặn ở đây. Vì thế, khi vệ sinh cần đảm bảo làm sạch phần này.

2.6. Vệ sinh bên ngoài máy giặt luôn mới

Trong cách làm sạch máy giặt cửa ngang Electrolux  rất nhiều dùng quên mất vệ sinh bên ngoài máy giặt. Điều này là không nên. Nếu bạn muốn sở hữu máy giặt vừa bền vừa mới thì nhớ lau chùi phần bên ngoài của máy giặt mỗi khi vệ sinh máy bằng cách dùng khăn mềm có chứa dung dịch tẩy rửa lau nhẹ nhàng rồi dùng khăn khô lau lại là hoàn thành.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
Vệ sinh máy giặt định kỳ là cách bạn giữ gìn sản phẩm được lâu hơn, bền bỉ và hoạt động được tối ưu nhất

3. Khi nào nên vệ sinh máy giặt cửa ngang Electrolux

Theo hướng dẫn vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang từ các chuyên viên kỹ thuật thì thời gian tối ưu để thực hiện vệ sinh cho máy là từ 2 – 3 tuần. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để đảm bảo việc vệ sinh mang lại hiệu quả cho người dùng.

Các bạn lưu ý về chế độ vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang nếu máy bạn đang dùng có trang bị sẵn chức năng tự vệ sinh thì hãy tận dụng tối ưu nhưng đừng quên vệ sinh cả phần bên ngoài cho máy giặt luôn như mới, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tham khảo ngay các dòng máy giặt Electrolux mới nhất, hiện đại nhất để sử dụng cho gia đình nhé.

1. Cách làm sạch máy giặt cửa ngang Electrolux

1.1. Vệ sinh thân vỏ máy

Bước đầu tiên trong các cách làm sạch máy giặt cửa ngang Electrolux chính là vệ sinh thân vỏ máy. Đây là bộ phận đầu tiên bạn nên làm sạch bởi tuy là phần bên ngoài không ảnh hưởng tới chức năng giặt của máy nhưng nó sẽ đem lại vẻ đẹp cho không gian nhà bạn.

Vỏ máy giặt Electrolux thường được làm bằng nhựa với một lớp sơn bảo vệ trên bề mặt. Vì vậy, bạn nên sử dụng một chiếc khăn vải mềm mịn khô ráo để lau chùi thân vỏ máy. Một chú ý không thể bỏ qua chính là bạn không nên sử dụng bàn chải hay những vật dụng có thể gây xước lớp sơn và lớp nhựa bên ngoài của tủ lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng không được sử dụng các dung dịch có phản ứng hóa học với vỏ máy bởi nó có thể ăn mòn vỏ máy và làm hư hỏng chiếc máy giặt của bạn.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
Vệ sinh máy giặt bằng dầu dấm

1.2. Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng

Để vệ sinh máy giặt cửa ngang Electrolux ta không thể bỏ qua ngăn đựng nước xả và xà phòng của máy. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng của bất cứ một chiếc máy giặt nào. Với một chiếc máy cửa ngang thì đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Nếu như với máy lồng đứng, bạn có thể đổ trực tiếp bột giặt và nước xả vải vào lồng giặt thì với dòng máy cửa ngang, bạn phải cho bột giặt và nước xả vải vào ngăn đựng riêng của nó. Vì thế, nếu không vệ sinh sạch sẽ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của máy giặt.

Với đa số các loại máy giặt trên thị trường hiện nay, máy sẽ tự động bơm nước để đưa các loại bột giặt và nước xả vải xuống lồng giặt. Điều này cũng góp phần làm sạch ngăn đựng. Tuy nhiên, sau mỗi lần giặt sẽ vẫn còn bột giặt và nước xả đọng lại ở ngăn đựng của nó. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, ngăn đựng của máy sẽ bị bẩn. Do đó, sau mỗi lần giặt, hãy tháo ngăn đựng bột giặt và nước xả vải ra và rửa sạch những gì còn đọng lại nhé.

1.3. Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước

Lưới lọc của van cấp nước cũng là một bộ phận không thể bỏ qua khi vệ sinh máy giặt cửa ngang Electrolux. Hiện nay, đa số gia đình sống tại các quận huyện nội thành đã có thể sử dụng nguồn nước máy với chất lượng tốt và ít cặn. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhỏ các hộ gia đình đang phải sử dụng nước giếng khoan thường chứa rất nhiều cặn và bụi bẩn. Đây là một lý do khiến cho lưới lọc của van cấp nước bị bẩn.

Ngoài ra, sau một thời gian dài sử dụng, lưới lọc của van cấp nước sẽ có những bụi bẩn do cặn nước. Nếu không được vệ sinh thì nguồn nước vào máy giặt rất có thể sẽ bị tắc hay chảy rất nhỏ. Vì thế, bạn cần lưu ý vệ sinh lưới lọc của van cấp nước thường xuyên, định kỳ 3 tháng 1 lần.

Để làm sạch lưới lọc của van cấp nước, trước tiên bạn cần rút toàn bộ nước trong vòi bằng cách đóng vòi nước và khởi động máy giặt chế độ giặt như bình thường cho đến khi không còn nước được bơm vào máy. Tiếp đến, bạn rút nguồn điện của máy và lấy lưới lọc ra. Bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ làm sạch hoàn toàn lưới lọc. Bạn cần chú ý cọ rửa thật nhẹ nhàng để hết bụi bẩn và không làm lưới lọc bị rách, thủng. Sau đó, bạn lắp lưới lọc lại vị trí cũ và có thể sử dụng như bình thường.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
vệ sinh máy giặt

1.4. Vệ sinh vỏ máy bơm

Bước tiếp theo trong cách làm sạch máy giặt cửa ngang Electrolux chính là vệ sinh vỏ máy bơm. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng có chức năng xả nước từ trong máy giặt ra ngoài. Nếu bộ phận này bị tắc hay có nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng xả nước của máy và làm chậm quá trình giặt của máy. Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ vỏ máy bơm là điều vô cùng cần thiết và nên làm định kỳ 3 tháng 1 lần.

Để làm sạch bộ phận này, bạn cần tháo tấm nhựa phía lưng của máy, sau đó tháo nắp máy bơm bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Bạn tiến hành loại bỏ những bụi bẩn và các đồ vật bị mắc bên trong. Cuối cùng, bạn nên kiểm tra gioăng cao su để chắc chắn rằng nước trong máy giặt không bị rò rỉ ra ngoài trong quá trình giặt.

1.5. Vệ sinh lưới lọc xơ vải

Bên cạnh các bộ phận trên thì lưới lọc xơ vải cũng là bộ phận mà bạn cần thường xuyên lưu tâm. Bởi nó chứa rất nhiều bụi bẩn và xơ vải từ quần áo hàng  ngày của bạn. Do đó, bạn nên vệ sinh lưới lọc xơ vải hàng tuần để chắc chắn rằng nó sẽ không làm bẩn trang phục của bạn.

Để vệ sinh lưới lọc xơ vải, bạn chỉ cần xoáy theo chiều kim đồng hồ chiếc nút vặn bên trong máy giặt. Sau đó lấy lưới lọc ra và làm sạch bằng bàn chải mềm. Bạn cũng cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh việc làm thủng hay hư hại đến lưới lọc. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bạn chỉ cần lắp lưới lọc lại là có thể an tâm sử dụng tiếp.

1.6. Vệ sinh lồng giặt

Đối với một chiếc máy giặt thì lồng giặt chính là bộ phận quan trọng nhất. Đó là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với quần áo của chúng ta hàng ngày. Nó cũng tiếp xúc với vô số loại bụi bẩn, vi khuẩn có trong quần áo của chúng ta. Hơn thế nữa, lồng giặt là bộ phận thường xuyên ẩm ướt. Vì thế rất dễ gây nên các hiện tượng như nấm, mốc hay dễ phát sinh các mầm bệnh. Do đó, vệ sinh lồng giặt là công việc mà bạn nên làm hàng ngày để có thể giữ cho chiếc máy giặt của mình luôn được sạch sẽ, qua đó tăng hiệu quả giặt sạch của máy. Bạn có thể thực hiện vệ sinh máy giặt bằng bột chuyên dụng cho lồng giặt giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vụn vải còn mắc trong máy.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux ewf12843
Vệ sinh lồng giặt là công việc mà bạn nên làm hàng ngày

Cọ rửa lồng giặt

Cách đầu tiên, bạn có thể cọ rửa lồng giặt hàng ngày trước khi giặt hay định kỳ 1 tuần 1 lần. Bạn có thể sử dụng nước sạch hay xà phòng loãng để cọ rửa thành lồng giặt. Điều này sẽ giúp hạn chế nấm mốc, vi khuẩn trong lồng giặt. Nhờ đó, hiệu quả làm sạch của máy giặt sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Sử dụng bột vệ sinh máy giặt

Nếu không muốn cọ rửa lồng giặt, bạn có thể chọn một cách khác đơn giản hơn, đó chính là mua các loại nước bột vệ sinh máy giặt. Với cách làm này, bạn chỉ cần đổ gói bột này vào trong lồng giặt và tiến hành khởi động máy giặt với chế độ giặt như bình thường.

2. Cách mở máy giặt cửa ngang Electrolux để vệ sinh

Trên thị trường hiện nay có 3 loại là máy lồng đứng, lồng nghiêng và lồng ngang. So với các loại máy giặt lồng đứng, rõ ràng máy giặt cửa ngang khó sử dụng hơn và đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết, kỹ năng cao hơn so với loại còn lại. Để có thể thực hiện các cách làm sạch máy giặt cửa ngang Electrolux như trên, bước đầu tiên và vô cùng quan trọng đó chính là mở máy. Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đây là một công việc đơn giản nhưng nếu không biết cách, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn với chính chiếc máy giặt của mình.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một vài cách mở máy giặt cửa ngang Electrolux:

Cách 1: Sau khi kết thúc chương trình giặt, máy giặt đã báo đèn End hay biểu tượng khóa đã biến mất, bạn có thể mở cửa của máy. Nếu không thể mở được, bạn hãy chuyển qua chế độ vắt để rút cạn nước trong lồng giặt ra ngoài.

Cách 2: Các dòng máy giặt Electrolux hiện đại, đời mới có một cách giúp bạn có thể mở cửa máy những lúc khẩn cấp. Bạn mở nắp ô vuông bên phải góc dưới của máy, sau đó giật mạnh sợi dây màu đỏ.

Cách 3: Trường hợp xấu nhất khi bạn không thể sử dụng được 2 cách trên hay bị gãy tay nắm cửa máy giặt, bạn hãy mở nắp trên của máy. Sau đó đưa tay tới vị trí công tắc của cửa rồi đẩy từ phải qua trái. Tuy nhiên, đây là cách làm mà bạn nên hạn chế để đảm bảo tuổi thọ của máy.

3. Hướng dẫn sử dụng máy giặt cửa ngang Electrolux

Chúng ta không thể phủ nhận rằng lồng giặt chính là bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giặt sạch của máy giặt. Do đó, việc giữ cho lồng giặt luôn được sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng để giúp trang phục của bạn được sạch hơn.

Bên cạnh cách vệ sinh truyền thống, các model mới, hiện đại còn có chế độ tự vệ sinh lồng giặt vô cùng tiện lợi. Đây cũng là tính năng cực kỳ hữu ích được trang bị trên các loại máy giặt lồng ngang Electrolux.

Khi khởi động chế độ tự vệ sinh lồng giặt trên máy giặt của thương hiệu Electrolux (hay còn gọi là Tub Clean), máy sẽ hoạt động với tốc độ xoay của lồng giặt lớn hơn thông thường. Chế độ này hoạt động theo cơ chế đẩy nước lên với áp lực lớn tới mọi vị trí trên lồng giặt. Nhờ đó giúp đánh bay mọi bụi bẩn, vi khuẩn hay xơ vải còn vướng trên lồng giặt.