Cách viết bản tường trình thí nghiệm Hóa học

  • Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối
  • Mục Đích Thực Hành
  • I. Tiến Hành Thí Nghiệm
    • 1. Tính chất hóa học của bazơ
    • 2. Tính chất hóa học của muối
  • II. Viết Bản Tường Trình

Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ Hóa Học Lớp 9

Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối

Viết bản tường trình Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối thuộc Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ môn Hóa Học Lớp 9. Rèn luyện các kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ và muối.

Mục Đích Thực Hành

Khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của bazơ và muối.

Rèn luyện các kỹ năng thao tác thí nghiệm quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận vế tính chất hóa học của bazơ và muối.

Dụng cụ thí nghiệm:

Giá để ống nghiệm

Ống nhỏ giọt

Cốc nước

Kẹp ống nghiệm

Hóa chất thí nghiệm

1 lọ dung dịch \(\)\(NaOH\)

1 lọ dung dịch \(HCl\)

1 lọ dung dịch \(H_2SO_4\)

Dây đồng

1 lọ dung dịch \(BaCl_2\)

1 lọ dung dịch \(AgNO_3\)

1 lọ dung dịch \(CuSO_4\)

An toàn thí nghiệm: \(NaOH, H_2SO_4\) là những hóa chất dễ ăn mòn da, giấy vải Khi làm thí nghiệm phải hết sức cẩn thận, không để hóa chất dây vào người, ra bàn, quần áo, vào người xung quanh.

I. Tiến Hành Thí Nghiệm

1. Tính chất hóa học của bazơ

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch \(NaOH\) vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch \(FeCl_3\).

Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hoá học của bazơ. Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch \(NaOH\) vào ống nghiệm chứa dung dịch \(FeCl_3\).
  • Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
  • Giải thích: \(NaOH\) tác dụng với dung dịch \(FeCl_3\) tạo ra kết tủa \(Fe(OH)_3\) nâu đỏ.
  • PTHH: \(3NaOH + FeCl_3 Fe(OH)_3 + 3NaCl\)
  • Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit

Cho một ít \(Cu(OH)_2\) vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hoá học của bazơ. Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch \(HCl\) vào ống nghiệm có chứa Đồng (II) hiđroxit, lắc nhẹ.
  • Hiện tượng: Kết tủa tan thành dung dịch màu xanh lam.
  • Giải thích: Kết tủa tan là do \(HCl\) tác dụng với \(Cu(OH)_2\) tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.
  • PTHH: \(Cu(OH)_2 + 2HCl CuCl_2 + 2H_2O\)
  • Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối

Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại

Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch \(CuSO_4\).

Hiện tượng quan sát được sau 4 -5 phút là gì?

Giải thích hiện tượng. Kết luận về tính chất hoá học của muối. Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Tiến hành thí nghiệm: Cho từ từ đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch \(CuSO_4\)
  • Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện một lớp chất rắn màu đỏ.
  • Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối \(CuSO_4\), chất rắn màu đỏ (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.
  • PTHH: \(Fe + CuSO_4 FeSO_4 + Cu\)
  • Kết luận: Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch \(Na_2SO_4\).

Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hoá học của muối. Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm đựng dung dịch \(Na_2SO_4\).
  • Hiện tượng: Ta thấy có hiện tượng kết tủa trắng không tan.
  • Giải thích: Do \(BaCl_2\) tác dụng với \(Na_2SO_4\) tạo ra kết tủa màu trắng không tan \((BaSO_4)\).
  • PTHH: \(BaCl_2 + Na_2SO_4 BaSO_4 + 2NaCl\)
  • Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.

Thí nghiệm 5: Bari Clorua tác dụng với axit

Nhỏ vài giọt dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Kết luận về tính chất hoá học của muối. Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd \(BaCl_2\) vào ống nghiệm đựng dd \(H_2SO_4\).
  • Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
  • Giải thích: Do \(BaCl_2\) tác dụng với \(H_2SO_4\) tạo ra kết tủa màu trắng \((BaSO_4)\).
  • PTHH: \(BaCl_2 + H_2SO_4 BaSO_4 + 2HCl\)
  • Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.

II. Viết Bản Tường Trình

Họ và tên: .

Lớp:.

Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ thí nghiệm

Giá để ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc nước, kẹp ống nghiệm

2. Hóa chất thí nghiệm

Dung dịch \(NaOH\), dung dịch \(HCl\), dung dịch \(H_2SO_4\), dây đồng, dung dịch \(BaCl_2\), dung dịch \(AgNO_3\), dung \(CuSO_4\).

Nội dung thí nghiệm

STTTiến hành thí nghiệmHiện tượng, giải thíchPTHH
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch \(NaOH\) vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch \(FeCl_3\). Lắc nhẹ ống nghiệm.Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là \(Fe(OH)_3\) có màu nâu đỏ.

\(3NaOH + FeCl_3 Fe(OH)_3 + 3NaCl\)
Thí nghiệm 2: Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axitCho một ít \(Cu(OH)_2\) vào đấy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch \(HCl\). Lắc nhẹ ống nghiệm.Kết tủa tan dung dịch có màu xanh lam.

Kết tủa tan ra có màu xanh lam do \(HCl\) phản ứng với \(Cu(OH)_2\) tạo ra muối \(CuCl_2\) ( muối của đồng có màu xanh làm).

\(Cu(OH)_2 + 2HCl CuCl_2 + 2H_2O\)
Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loạiNgâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch \(CuSO_4\). Để khoảng 4 5 phút.Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt.

Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối \(CuSO_4\), chất rắn màu đỏ là (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.

\(Fe + CuSO_4 FeSO_4 + Cu\)
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch \(Na_2SO_4\).Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Do \(BaCl_2\) tác dụng với \(Na_2SO_4\) tạo kết tủa trắng không tan \(BaSO_4\).

\(BaCl_2 + Na_2SO_4 BaSO_4 + 2NaCl\)
Thí nghiệm 5: Bari Clorua tác dụng với axitNhỏ vài giọt dung dịch \(BaCl_2\) vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch \(H_2SO_4\).Nhỏ vài giọt dung dịch

\(BaCl_2\) vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch \(H_2SO_4\).

\(BaCl_2 + H_2SO_4 BaSO_4 + 2HCl\)

Trên là mẫu báo cáo Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối thuộc Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ môn Hóa Học Lớp 9. Bài giúp các bạn có một tiết học thực hành vui và thú vị, học được những kiến thức từ tiết học thực tế nắm bắt kiến thức tốt nhất.

Các bạn đang xem Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối thuộc Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ tại Hóa Học Lớp 9 môn Hóa Học Lớp 9 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.
5/5 (3 bình chọn)

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 13: Luyện Tập Chương 1 Các Loại Hợp Chất Vô Cơ
  • Bài 12: Mối Quan Hệ Giữa Các Loại Hợp Chất Vô Cơ
  • Bài 11: Phân Bón Hóa Học
  • Bài 10: Một Số Muối Quan Trọng
  • Bài 9: Tính Chất Hóa Học Của Muối
  • Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng
  • Bài 7: Tính Chất Hóa Học Của Bazơ
  • Bài 6: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Axit
  • Bài 5: Luyện Tập Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Axit
  • Bài 4: Một Số Axit Quan Trọng
  • Bài 3: Tính Chất Hóa Học Của Axit
  • Bài 2: Một Số Oxit Quan Trọng
  • Bài 1: Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Related