Cách viết hóa đơn điện tử không chịu thuế theo Thông tư 78

Cách viết hóa đơn GTGT không chịu thuế như thế nào? Trong quá trình viết hóa đơn, nhiều trường hợp doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT, thuế suất 0% thì phải xuất hóa đơn như thế nào? Kế toán có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

1. Cách viết hóa đơn không chịu thuế GTGT

Căn cứ theo Điểm 2.1, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC, 

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Theo Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BT và Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC thì đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy – hải sản.
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

  • Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y.
  • Dạy học, dạy nghề tuân theo quy định của pháp luật.
  • Phần mềm máy tính [gồm cả sản phẩm phần mềm], dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật,…

Các đối tượng chịu thuế GTGT 0% theo Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm:

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc khu vực phi thuế quan.
  • Hoạt động vận tải quốc tế.
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu….

>> Tham khảo: Mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử.

Lưu ý khi viết hóa đơn không chịu thuế.

2. Ví dụ cách viết hóa đơn không chịu thuế

Để viết hóa đơn không chịu thuế, kế toán có thể tham khảo ví dụ về hóa đơn dưới đây, lưu ý các mục in đậm là những nội dung cần lưu ý tuân thủ theo các quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

                                                                                                                                                                                                     Ký hiệu: AA/18P

                                                                                                Liên 1: Lưu                                                                                Số: 00000001

Đơn vị bán hàng: Công ty CP ABC

Mã số thuế: 010234513

Địa chỉ: Số 123 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.236.1248. Số tài khoản ngân hàng ……………………

Họ và tên người mua hàng: Trần Văn C

Tên đơn vị: Công ty TNHH ZENA

Mã số thuế: 0105972467

Địa chỉ: Số 19 Nguyên Hồng, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Hình thức thanh toán: TM/CK…Số tài khoản……………………

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

01

Gà nguyên con kg 1000 70.000

70.000.000

Cộng tiền hàng

70.000.000

Thuế suất GTGT: \ %.  Tiền thuế GTGT:

\

Tổng số tiền thanh toán

70.000.000

Số tiền bằng chữ: Bảy mươi triệu đồng chẵn

Người mua hàng

[Ký & ghi rõ họ tên]

Người bán hàng

[Ký & ghi rõ họ tên]

>> Tham khảo: Cách nhận biết hóa đơn điện tử đầu vào hợp lệ.

3. Hóa đơn không chịu thuế có được khấu trừ không?

Theo Khoản 7, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ”.

Hóa đơn GTGT không chịu thuế thì không được khấu trừ.

Như vậy, theo quy định của Bộ Tài Chính, hóa đơn GTGT không chịu thuế thì không được khấu trừ.

Trên đây là một số quy định quan trọng về hướng dẫn cách viết hóa đơn không chịu thuế GTGT hoặc thuế suất 0%. Kế toán có thể tham khảo để xuất hóa đơn và áp dụng quy định khấu trừ tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: //einvoice.vn/

Bởi: Einvoice.vn - 27/04/2022 Lượt xem: 28165 Cỡ chữ

Sau lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc diễn ra ngày 21/4/2022, toàn bộ 57 tỉnh, thành phố còn lại sẽ chính thức triển khai hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn theo quy định mới cần lưu ý hướng dẫn dưới đây!

1. Lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử giai đoạn 2

Chuyển đổi hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất.

Ngày 24/2/2022 vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC triển khai áp dụng hóa đơn điện tử Giai đoạn 2 đối với các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế, hộ/cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với thời gian thực hiện từ tháng 04/2022. Trước đó, ngày 21/11/2021, Tổng cục thuế đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định. Tính đến ngày 31/3/2022, 100% các tổ chức, doanh nghiệp [DN], hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại 6 tỉnh, thành đã thực hiện chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT.

Trên đà thành công ấy, Tổng cục Thuế đặt ra lộ trình trước 1/7/2022 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh trên cả nước chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn 6 bước chuyển đổi HĐĐT theo Thông tư 78 & Nghị định 123

Dưới đây là cách thức chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP mà các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh cần lưu ý.

Bước 1: Xác định đối tượng áp dụng HĐĐT có mã hay không có mã

Để xác định doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh của mình thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp có thể xác định theo cách dưới đây: - Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định đều được đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế [trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và trường hợp được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh].

- Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

+ Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng về CNTT.
+ Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

Bước 2: Lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT gửi cơ quan thuế đăng ký sử dụng HĐĐT

Người nộp thuế lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT [đính kèm tại Phụ lục IA Nghị định 123/2021/NĐ-CP] gửi tới Cơ quan Thuế. Lưu ý, có thể nộp trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế [//www.gdt.gov.vn/wps/portal] hoặc thông qua phần mềm hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng.


Tờ khai theo mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT.

Sau đó, Cơ quan thuế sẽ phản hồi Người nộp thuế bằng thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT về việc “Chấp nhận” hoặc “Từ chối” việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được tờ khai đăng ký mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT của doanh nghiệp.


CQT gửi thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm HĐĐT uy tín

Sau khi được Cơ quan thuế thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế cần liên hệ ngay với các đơn vị là Nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín được Tổng cục thuế lựa chọn để đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 để sử dụng.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn với Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ Nhận - Truyền - Lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử được Cơ quan thuế lựa chọn.


ThaisonSoft hỗ trợ chuyển đổi miễn phí hóa đơn điện tử đáp ứng TT78.

Với kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố triển khai thành công hóa đơn điện tử giai đoạn 1 vừa qua, ThaisonSoft cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tại 57 tỉnh, thành phố còn lại trong thời gian tới khi thực hiện giai đoạn 2 của lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp đảm bảo chuẩn hóa theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC, được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn: Coca Cola, AEON MALL, Go! [Big C], Lazada, KFC, Golden Gate,...

Bước 4: Hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử mẫu cũ

Người nộp thuế tiến hành thủ tục hủy hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử thông tư cũ còn tồn theo mẫu TB03AC có trong HTKK để nộp cho Cơ quan thuế.

Bước 5: Lập, xuất hóa đơn điện tử theo TT78 và gửi cho khách hàng

Người nộp thuế tiến hành lập và xuất hóa đơn điện tử theo đúng Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP để gửi cho khách hàng.

Bước 6: Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC26 lần cuối cho hóa đơn giấy và HĐĐT cũ theo TT32 khi đến hạn nộp

Trên đây là Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 mà các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi dễ dàng theo hướng dẫn tại đây. Hoặc liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn để được chuyển đổi miễn phí!
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề