Cách viết sơ đồ tư duy môn văn

Khi bạn bị điểm kém môn văn bạn thường lấy lý do là bạn không có tâm hồn văn chương, bạn khô khan nên không thích hợp với môn học này. Tất cả chỉ là lý do biện hộ. Nếu bạn chưa cố gắng thì môn học này không phải là khó với bạn đâu nhé!

Một bài văn được đánh giá là hay sẽ rất khó với nhiều bạn ngay cả những bạn học tốt bộ môn này. Tuy nhiên với những người khô khan và không thích môn tập làm văncho lắm hãy học môn tập làm văn một cách sáng tạo cho chính bản thân mình. Sao không thử dùng sơ đồ tư duy (Mindmap)?

Cách viết sơ đồ tư duy môn văn

1. Mô tả ý tưởng

Mindmap là một dạng sơ đồ tư duy giúp bạn có thể nhanh chóng nhớ bài, tăng cường khả năng phân tích, lập luận và tư duy. Sơ đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960, sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn nhỏ mọc xung quanh. Học theo sơ đồ tư duy này bạn có thể phát triển được rất nhiều ý, hiểu bài sâu mà không quên được nội dung đã học. Theo đó, ý chính của bài sẽ được viết ở trung tâm. Sau đó là các nhánh lớn, mỗi nhánh là một ý lớn. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện vấn đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau.

Mỗi nhánh bạn nên dùng một màu khác nhau để phân biệt cũng như ấn tượng thì sẽ nhớ lâu hơn.

2. Hình thành ý tưởng

Hiện nay cách học với sơ đồ tư duy không còn là điều xa lạ với nhiều học sinh bởi đây là một cách học không hề vất vả nhưng hiệu quả nó mang lại rất cao. Ngay cả với một đề văn bạn cũng có thể áp dụng sơ đồ này. Rất đơn giản, hãy viết nội dung chính của bài ở trung tâm. Các ý cần phân tích tương đương một nhánh và những nhánh con chính là ý phát triển tiếp theo.

Bạn cũng có thể hình thành ý tưởng (các nhánh) theo kiểu ngược lại. Tức là đề văn có sẵn, bạn sẽ suy nghĩ thêm có thể tìm được ý gì quanh đề tài đó, dùng những nhánh nhỏ để ghi nó ra. Sau đó ghép nó lại thành một nhánh lớn.

Hay như bạn hãy áp dụng công thức 5W + 1H cho bài văn của mình cũng rất hiệu quả đấy. Công thức này sẽ giúp bạn nhớ tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, địa điểm, nhân vật

3. Kết nối ý tưởng

Sơ đồ tư duy có phép các bạn học sinh dễ dàng nối các ý tưởng từ các nhánh nhỏ thành một dàn bài chi tiết hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần nhớ các nhánh lớn là đã có thể phân tích, trình bày bài một cách dễ dàng rồi.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong môn văn sẽ tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Các bạn sẽ cảm thấy đến với môn văn không còn khó khăn như trước và chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.