Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu

“Sản phẩm có thể chết vì cạnh tranh hoặc lỗi mốt nhưng câu chuyện thương hiệu thì sống mãi”. Đối với thương hiệu lớn, đều chứa đựng một hay nhiều câu chuyện thương hiệu có khả năng truyền cảm hứng,khơi gợi sự đồng cảm và thúc đẩy hành vi của người mua hàng. Cùng tìm ra cách kể câu chuyện thương hiệu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn qua bài viết dưới đây.

XEM THÊM: CÁC YẾU TỐ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

1. Câu chuyện thương hiệu là gì?

Mỗi doanh nghiệp lại có một câu chuyện và cách kể câu chuyện thương hiệu của riêng mình. Nhưng nhìn chung, câu chuyện thương hiệu là cách truyền tải ấn tượng của doanh nghiệp về lịch sử hình thành, phát triển, ý nghĩa thương hiệu, lợi ích hay cam kết mà thương hiệu muốn gửi gắm đến khách hàng.

Bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp, doanh nghiệp mong muốn ghi dấu nhiều hơn với khách hàng, tạo nên những ấn tượng tốt và tác động thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

2. Tại sao cần xây dựng câu chuyện thương hiệu?

  • Một câu chuyện thương hiệu chân thật sẽ giúp bạn trở nên đáng nhớ hơn với mọi người:

Một câu chuyện thương hiệu được xây dựng với nhân vật cụ thể, tạo được sự gắn kết và gần gũi với khách hàng mục tiêu sẽ dễ dàng đi vào lòng khách hàng và khiến khách hàng ghi nhớ câu chuyện cũng như thương hiệu của bạn.

  • Câu chuyện thương hiệu cuốn hút sẽ làm nổi bật khát vọng của bạn

Có vô vàn cách kể câu chuyện thương hiệu nhưng có thể tóm gọn thành 2 cách như sau:

  • Brand Promise: Nêu lên lời hứa thương hiệu
  • Brand Benefit: Nêu lên lợi ích thương hiệu

Dù là thực hiện theo cách nào đi chăng nữa thì câu chuyện thương hiệu cũng giúp cho doanh nghiệp khẳng định được khát vọng và mong muốn phát triển của mình. Qua đó, khách hàng có thể đánh giá cao nỗ lực cũng như tiềm năng của doanh nghiệp bạn.

  • Nó sẽ làm cho thương hiệu của bạn sống động hơn

Trong thời đại ngày nay, khi mà các thương hiệu tìm mọi cách để làm mới mình, làm cho mình nổi bật thì không có gì tệ hơn khi cứ giữ mãi một thương hiệu nhàm chán. Một câu chuyện thương hiệu có sức hút giống giống việc đưa cho khách hàng của bạn thấy được một bí mật của doanh nghiệp, điều gây nên sự tò mò, thu hút và khiến thương hiệu trở nên thú vị hơn.

XEM THÊM: TỔNG HỢP 6 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ

  • Tạo một lợi thế khác biệt

Tất nhiên, trong hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp cùng lĩnh vực, việc sở hữu một câu chuyện nổi bật, khác biệt sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế hơn hẳn. Lợi thế này cũng tạo điều kiện giúp bạn giành lấy một vị trí khó quên trong tâm trí của khách hàng để từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

3. Làm thế nào để kể câu chuyện thương hiệu thật thuyết phục?

  • Bắt đầu từ những hình ảnh đơn giản hoặc sử dụng câu chuyện thực

Phải nói rằng một câu chuyện thương hiệu thành công khi nó là một câu chuyện thực, có tình tiết và con người thật và được thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản.

Não của chúng ta luôn thường xuyên ở trong tình trạng cảnh giác, dò xét kỹ càng những thông điệp không chân thật. Hãy chắc rằng bạn đang viết một câu chuyện một cách thành thật. Vì người tiêu dùng hiện nay khá hiểu biết, họ có thể “đánh hơi” được một câu chuyện giả dối. Khi người tiêu dùng không tin những gì bạn nói thì bạn đã thất bại.

Một câu chuyện chân thật cũng nên được thể hiện bằng những hình ảnh gần gũi, bởi nó sẽ giúp khách hàng của bạn dễ dàng nhận ra giá trị mà thương hiệu đang theo đuổi và hơn nữa, một câu chuyện thương hiệu như vậy sẽ khơi gợi lên những cảm xúc tích cực từ phía khách hàng, khiến họ nhớ mãi.

Coca Cola với chiến dịch gắn liền thói quen và văn hóa của người Việt.

  • Đi đến những góc nhìn đa chiều

Thực tế rằng khách hàng không mấy quan tâm đến những con số như doanh nghiệp thành lập từ khi nào, có bao nhiêu nhân viên… trong câu chuyện thương hiệu của bạn. Chính vì vậy thay vì kể câu chuyện thương hiệu theo cách mà thương hiệu ấy nhìn nhận về chính mình thì doanh nghiệp có thể lựa chọn việc kể câu chuyện thương  hiệu theo cách mà khách hàng muốn cảm nhận về bạn, để khơi gợi được những giá trị tinh thần từ các sản phẩm ấy.

Hoặc, một góc nhìn đa chiều khác khiến cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên mới mẻ đó là có thể sử dụng góc nhìn đa chiều của tất cả những người làm nên thương hiệu, từ nhân viên bình thường cho đến người sáng lập. Câu chuyện của họ sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng cũng như giúp khách hàng hiểu được những giá trị mà thương hiệu luôn đặt ra và theo đuổi trong suốt quá trình phát triển của mình.

Một ví dụ điển hình cho thành công của câu chuyện thương hiệu theo cách này đó là Apple hay thương hiệu cà phê Starbucks. Thương hiệu Apple luôn gắn liền với câu chuyện khởi nghiệp của Steve Jobs như một nhà cách mạng về công nghệ. Câu chuyện của Steve Job đã truyền cảm hứng và khơi gợi cảm xúc cho vô số người trên thế giới, qua đó cũng góp phần biến Apple thành một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới.

  • Nhìn lại những mục tiêu đã đạt được

Kể câu chuyện thương hiệu về những mục tiêu đã đạt được hay chưa đạt được là cách tốt để kêu gọi sự đồng hành của khách hàng.

Điểm lại những chặng đường đã qua của mình, các thành quả đạt được cũng như những mục tiêu còn chưa hoàn thành là một cách hay để khách hàng hiểu thêm về lịch sử và giá trị của thương hiệu cũng như những nền tảng mà qua đó thương hiệu được tạo thành.

Ở đây câu chuyện thương hiệu như một lời kêu gọi sự đồng hành của khách hàng hay ta cũng có thể xem như đó một lời tri ân đến những khách hàng lâu năm của thương hiệu.

Kể câu chuyện thương hiệu tạo thế mạnh khác biệt cho thương hiệu, khiến thương hiệu được nhìn nhận và đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, kể câu chuyện thương hiệu hấp dẫn nhưng vẫn chân thật là điều không hề đơn giản. Người kể chuyện thương hiệu ngoài có cảm hứng, tư duy mạch lạc, lô gic cần phải là người hiểu thấu đáo về tất cả mọi phương diện của thương hiệu.

Kể câu chuyện thương hiệu cho doanh nghiệp thật thuyết phục bằng cách đồng hành cùng Rubee – Chuyên gia tư vấn và sáng tạo thương hiệu tại số Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.

Hàng năm, chúng ta dành một số tiền không nhỏ cùng thời gian vào nền công nghiệp giải trí, để đi xem những bộ phim hay, để kể lại những câu chuyện cảm động. Cảm xúc trong câu chuyện chính là điểm giao thoa để chạm đến trái tim của khán giả. Đối với kinh doanh thời đại số, câu chuyện thương hiệu cũng là mấu chốt cảm xúc tương tự. Đó là công cụ hữu ích trong chiến lược digital marketing, chuyển tải những thông điệp và mang lại kết quả không ngờ.

Câu chuyện thương hiệu

Khái niệm

Câu chuyện thương hiệu hay còn gọi là “brand story”, cho khách hàng biết nhiều hơn về lĩnh vực hoạt động, về nhà sáng lập và khởi xướng doanh nghiệp,.. Những câu chuyện này được xây dựng hết sức sáng tạo, mang yếu tố chiến lược cao trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng là mối liên kết của tất cả thành viên trong một tập đoàn, một doanh nghiệp và nối liền họ với khách hàng bên ngoài.

Ý nghĩa

Câu chuyện thương hiệu là yếu tố quan trọng xây dựng mối quan hệ khách hàng và những cá nhân, tổ chức có liên quan, giúp nâng cao quá trình nhận diện thương hiệu, tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh khi khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm. Đặc biệt nhất là truyền cảm hứng, là động lực thúc đẩy tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ nhân viên. Một câu chuyện hay với nội dung đặc sắc sẽ mang lại nhiều thành quả không thể ngờ tới.

Minh chứng

Câu chuyện của Biti’s – tiên phong truyền cảm hứng về “bài học đầu tiên”, dạy con gái biết yêu và tin tưởng bản thân là ví dụ cụ thể cho sự thành công về storytelling của hãng. Với chiến dịch này, Biti’s thành công nhắc nhở và phủ sóng thương hiệu, đặc biệt với giới trẻ. Chiến dịch “bước về phía mặt trời” đánh dấu sự tham gia của nhãn dày quốc dân vào trào lưu “nữ quyền”, về cách mẹ dạy con gái để thay đổi số phận tương lai của mình.

Nguyên tắc viết nên một câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó

Câu chuyện được viết ra, không phải chăm chăm vào mục đích bán hàng và quảng cáo. Để có thể giữ đúng đặc điểm của storytelling, cần phải lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp, nơi có sự hiện diện của những người đồng hành cùng kết nối và phát triển. Sự cá tính, lý do cốt lõi khiến câu chuyện được thể hiện như tính cách cá nhân sẽ khiến cho khách hàng thêm chú ý và tin tưởng.

Sự đơn giản làm nên giá trị đích thực

Nhiều nhà sáng tạo cứ bị ám ảnh vấn đề làm thế nào để có thể tóm tắt toàn bộ thông tin, truyền tải đúng được thông điệp  để khách hàng ghi nhớ về thương hiệu. Để có thể hiểu đúng giá trị cốt lõi, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ được chính mình, những điểm mạnh yếu và sự kết nối với khách hàng. Tiếp đến là giải quyết các vấn đề: đặt ra câu chuyện, giải pháp và kết thúc. Câu chuyện đơn giản sẽ càng dễ gây dựng niềm tin, đừng phức tạp hóa mọi thứ!

Giải thích sứ mệnh của doanh nghiệp

Nếu chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, thương mại thì sẽ thật sáo rỗng. Thương hiệu cần xác định được sứ mệnh, lý do vì sao tồn tại, giá trị mang lại cho khách hàng là gì, mang lại cho xã hội ra sao. Đây là mấu chốt xác định cái tầm của một doanh nghiệp và cái tâm của người khởi xướng, chạm đến cảm xúc thực sự của khách hàng.

Cách tạo nên một câu chuyện hay

Storytelling khá phổ biến trên thị trường quảng cáo ngày nay, nhưng quá trình tạo ra một câu chuyện lan truyền không hề đơn giản. Thực tế, không phải câu chuyện nào mà các thương hiệu đưa ra thị trường đều được đón nhận, quảng cáo khó hiểu hay nội dung không hấp dẫn, doanh nghiệp xem như bỏ tiền đầu tư mà không thu được kết quả như mong muốn. Vì vậy, để có một câu chuyện hay, người sáng tạo cần biết 5 nguyên tắc – G.R.E.A.T:

  • Glue – Kết nối: Thời đại công nghệ 4.0 đã giúp các thương hiệu dễ dàng kết nối với khách hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến nhưng khá lỏng lẻo. Vì khách hàng rất dễ bỏ qua quảng cáo trên các nền tảng này, nên giữa khán giả và thương hiệu cần có một điểm kết nối để thu hút sự chú ý của họ vào câu chuyện được kể.
  • Reward- Phần thưởng: Phần thưởng ở đây không nhất thiết phải là khuyến mãi hay quà tặng đặc biệt mà có thể đổi lấy cam kết của thương hiệu về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.
  • Emotions – Cảm xúc: Đây là một yếu tố quan trọng chi phối tâm lý con người và thu hút sự chú ý của khách hàng đến một hoạt động hoặc sản phẩm. Ví dụ: quảng cáo dành cho phụ nữ có xu hướng nhẹ nhàng hơn quảng cáo dành cho nam giới.
  • Authentic – Đáng tin cậy: Các yếu tố phóng đại thường được sử dụng trong quảng cáo, nhưng chúng ta có thể sử dụng nó để nâng cao hình ảnh của sản phẩm hoặc thương hiệu và nên trung thực về chất lượng của sản phẩm. Một câu chuyện hay trước hết phải đáng tin. Câu chuyện thương hiệu nên dựa trên giá trị thực do chính thương hiệu tạo ra.
  • Target – Mục đích: Xác định câu chuyện mà thương hiệu đang kể được viết cho ai và xây dựng các yếu tố có liên quan đến cơ sở khách hàng của bạn.

Khi phác thảo cốt truyện, chúng ta có thể sử dụng chiến lược G.R.E.A.T để lên ý tưởng lớn cho chiến dịch quảng cáo của thương hiệu. Dưới đây là các chiến dịch quảng cáo đáng chú ý của các thương hiệu lớn và độc giả có thể đọc để tìm hiểu cách cấu trúc câu chuyện của họ.

Chìa khóa cho câu chuyện thương hiệu nổi bật

Các chuyên gia thương hiệu hàng đầu đã dày công nghiên cứu hàng trăm thương hiệu nổi tiếng trên thị trường , đúc kết được 5 yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một câu chuyện thương hiệu đi vào lòng người

Câu chuyện thương hiệu cần có ý nghĩa

Ý nghĩa ở đây không phải là ý nghĩa mang tính huyền thoại, mà là tạo ra một ý nghĩa thực sự, liên quan đến khách hàng của chính bạn.

Câu chuyện thương hiệu cần cá nhân hóa

Bạn có thể kể bất kì câu chuyện nào bạn thích: từ giao dục, giải trí cho đến truyền cảm hứng. Thế nhưng điều khách hàng cần lại là thứ kết nối với cuộc sống, suy nghĩ của chính họ. Bởi nếu câu chuyện thương hiệu của bạn có độc đáo đến đâu mà không đánh vào thứ khách hàng cần thì cũng như không

Câu chuyện thương hiệu cần cảm xúc

Đi thẳng vào tâm trí người đọc, gây xúc động mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu sắc là điều câu chuyện thương hiệu ần cso. Việc tạo cảm xúc cho những giây đầu tiên gặp gỡ vô cùng quan trọng, bởi ấn tượng ban đầu thường ở lại lâu nhất và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi

  • Luôn tôn trọng  ý kiến riêng khác của khách hàng.
  • Luôn tư vấn tận tình, hết mình trong công việc để có thành quả tốt nhất.
  • Luôn rõ ràng, minh bạch trong chi phí; giá cả phải chăng với giá thị trường.
  • Luôn giao sản phẩm đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận trước đó.
  • Luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất với khách hàng, đảm bảo uy tín tuyệt đối của thương hiệu.

Video liên quan

Chủ Đề