Cách xử lý hành giống

+ Thời vụ trồng: Cây hành vốn ưa khí hậu lạnh, tốt nhất nên trồng hành vụ đông khi thời tiết bắt đầu hơi se lạnh [biên độ chênh lệch ngày đêm lớn]. Do thời tiết các tháng cuối năm nay theo dự báo sẽ ấm hơn các năm trước, âm lịch lại nhuận hai tháng 9, vì vậy thời vụ trồng hành nên bố trí muộn hơn so với các năm. Cụ thể là: Từ 1 đến khoảng 25.10 dương lịch.

+ Giống: Hành được trồng từ củ giống được bảo quản từ vụ trước [hành chiêm] hoặc năm trước [hành đông]. Củ giống trước khi đem trồng tốt nhất nên xử lý nấm bệnh tồn dư trên củ. Cách làm như sau:

- Cách 1: Sử dụng khoảng 1 lạng chế phẩm Biobus hòa với 20 lít nước cho vào bình phun đều cho 40-50kg củ hành giống rồi đảo đều.

- Cách 2: Hòa tan 1 gói Topsin [20g] + 20ml Validacin trong 10 lít nước cho 15kg củ giống ngâm trong vòng khoảng 15 phút sau đó để ráo rồi đem trồng.

+ Làm đất và bón phân: Đất trồng hành tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhất là đất được luân canh với cây lúa nước. Đất được cày bừa kỹ, rắc vôi tả [15-20kg/sào] lên luống với kích thước cao 25- 30cm, rộng 1- 1,2m rồi tiến hành san phẳng bề mặt. Luống đất tốt nhất cần được xử lý nấm bệnh bằng thuốc diệt nấm Validacin [15-20ml/bình 16 lít/sào]. Phun trước trồng khoảng 2-3 ngày.

Phân bón lót cho cây hành tốt nhất cần có phân chuồng hoai mục 5- 6 tạ/sào đã được ủ cùng NPK [khoảng 25kg NPK loại 5:10:3 hoặc 10kg phân NPK Đầu Trâu 13-13-13 +TE hay 16-16-8].

Trồng hành củ.

+ Trồng và chăm sóc: Tốt nhất, nên tưới ẩm luống hành trước khi cắm củ. Củ hành được cắm chắc xuống luống đất, sâu khoảng 1/3 củ. Không nên cắm nông hơn hoặc sâu hơn đều hạn chế sự sinh trưởng của cây hành [đổ ngã hoặc thối hỏng]. Tùy theo kích thước luống, bố trí các hàng sao cho hàng cách hàng 22-25cm, cây cách cây 20cm.

- Tưới phân thúc: Lần đầu khi hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10cm -12cm [15-20 ngày sau trồng]. Lần 2 sau lần 1 khoảng 10-12 ngày. Tưới với lượng 1-1,5kg urê + 10kg supe lân + 0,5- 1 kg kali/sào cho mỗi lần.

Lần 3: Tưới khi hành bắt đầu xuống củ. Lần 4 cách lần 3 từ 7-10 ngày. Tưới với lượng 1kg urê + 1 -1,5 kg kali/sào cho mỗi lần.

+ Phòng trừ sâu bệnh:

- Giai đoạn cây hành non: Đây là giai đoạn cây hành mẫn cảm nhất với bệnh chết rũ do nấm hoặc vi khuẩn héo xanh phát sinh gây hại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu bổ sung chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma ngay từ lúc bón lót phân cho hành và hòa nước tưới cho hành định kỳ 10 ngày/lần ở giai đoạn sau mọc đến hành bật khỏi mặt rạ 15cm- 20cm thì tỷ lệ cây chết được giảm thiểu.

- Giai đoạn hành xuống củ: Muốn bảo tồn được bộ thân lá hành để hành xuống củ được tốt cần phòng bệnh định kỳ cho cây, nhất là khi thời tiết có mưa kéo dài hoặc sương ban đêm. Thuốc dùng để phòng bệnh cho hành nên chọn thuốc Zineb hoặc Rhidomil, không nên phòng bằng thuốc Boocdo dễ làm cháy lá hành. Cần phun trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị nấm khi bệnh chớm xuất hiện và thực hiện tốt nguyên tắc 4 đúng.

Hành củ cũng là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong thế giới ẩm thực của người Việt. Bạn có thể tự trồng hành củ tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch cho cả gia đình được hay không? Chắc chắn là khi có kỹ thuật trồng hành củ mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có được những cây hành củ đạt chất lượng tốt nhất.

Nội dung chính

  • 1 Thời vụ trồng hành củ
  • 2 Cách chọn giống hành
  • 3 Kỹ thuật làm đất và trồng hành củ
  • 4 Kỹ thuật trồng hành củ đơn giản
  • 5 Kỹ thuật bón phân cho hành củ
  • 6 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho hành củ
  • 7 Những lưu ý cần nhớ khi trồng hành củ

Hành củ thích hợp phát triển trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp. Vì thế, thời vụ trồng hành phù hợp nhất trong năm đó là vào vụ đông, thời tiết chuyển mùa chuyển mùa. Thông thường hành củ sẽ được trồng vào đầu tháng 10 dương lịch hàng năm.

Hành củ thích hợp trồng vào vụ đông khi thời tiết chuyển sang lạnh dần

Cách chọn giống hành

Thông thường hành củ sẽ được trồng từ những củ giống chất lượng được giữ lại từ vụ mùa trước. Củ giống đạt chuẩn có thể mang gieo trồng khi đã qua xử lý nấm bệnh còn sót lại.

Có 2 phương pháp để xử lý củ hành giống đó là:

  • Nhà nông có thể dùng chế phẩm Biobus để hòa cùng nước sạch sau đó dùng bình xịt phun đều lên củ giống.
  • Sử dụng gói Topsin và Validacin hòa cùng nước để ngâm củ giống bên trong khoảng 15 phút. Sau khi vớt củ hành giống để ráo nước thì mang trồng.

Kỹ thuật làm đất và trồng hành củ

Đất để trồng hành củ nên là loại đất có phần thịt nhẹ, đất pha cát. Đất cần được làm sạch cỏ, xới đều tơi xốp và xử lý phèn bằng vôi bột. Luống trồng hành củ có chiều cao tối thiểu là 25cm chiều rộng là 1m. Nhà nông cần trộn đều phân bón lót vào đất trồng trước 2 – 3 ngày gieo củ hành.

Hành củ thích hợp sinh trưởng ở những loại đất pha cát, thịt nhẹ

Kỹ thuật trồng hành củ đơn giản

Cắm từng múi hành xuống đất, đảm bảo 2/3 múi hành đều nằm ở bên dưới mặt đất. Khoảng cách trồng hành giữa các hàng là khoảng 25cm, giữa các cây là 20cm. Đảm bảo trên bề mặt đất luôn có một lớp rạ phủ lên để hạn chế thoát hơi nước, giữ lại độ ẩm cho đất giúp cây phát triển rễ tốt hơn.

Sau khi trồng, mỗi ngày cần tưới nước cho hành 2 lần vào sáng sớm và chiều tối để độ ẩm được duy trì. Đến khi hành củ ra được 4 – 5 lá thì điều chỉnh lượng nước tưới ít lại sao cho phù hợp.

Kỹ thuật bón phân cho hành củ

Sử dụng phân bón lót cho hành củ, tốt nhất nên lựa chọn phân chuồng đã qua xử lý ủ hoai cùng NPK. Phân chuồng sẽ được trộn cùng với đất đã làm tơi xốp trên bề mặt luống rồi sau đó san phẳng trước 3 ngày rồi mới bắt đầu gieo hành. Quá trình bón lót vừa giúp đất trồng nhận thêm được nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho hành củ phát triển. Đồng thời hạn chế những vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến cây trồng.

Lưu ý không để phân bón thành từng cụm nhỏ và cắm hành xuống trực tiếp vì sẽ làm tăng nguy cơ gây thối rễ và khiến cây non dễ nhiễm bệnh.

Không cắt phần đầu củ hành khi trồng với mục đích để mầm dễ lên hơn. Vì như thế sẽ khiến cây con dễ bị còi cọc, sâu bệnh làm hại.

Trong mỗi giai đoạn phát triển hành củ cần nguồn dinh dưỡng khác nhau

Quá trình bón phân lót cho hành củ diễn ra theo những đợt sau:

  • Đợt 1: Khi hành nhú ra khỏi mặt đất được khoảng 12cm.
  • Đợt 2: Sau lần bón thúc đầu tiên khoảng 12 ngày.
  • Đợt 3: Là từ khi hành bắt đầu xuống củ.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho hành củ

Hành củ dễ bị nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh, thời điểm có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất chính là khi hàng vừa nhú lên khỏi mặt đất được từ 5 – 10cm. Vì thế, để tránh tình trạng bệnh phát triển sớm, diễn biến phức tạp thì nhà nông cần hạn chế tưới thúc phân đạm trong giai đoạn này. Khi thấy bệnh mới chớm xuất hiện thì cần nhổ đi cây bị bệnh để tránh tình trạng lây lan sang các hàng, luống khác.

Lưu ý, trong quá trình chăm sóc hành củ cần hạn chế tưới trực tiếp chất dinh dưỡng vào khóm hành vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây.

Cần tránh tuyệt đối việc té nước lên lá hành, thân hành, đặc biệt là vào lúc trời nắng gắt để tránh làm cây bị tổn thương.

Cây hành củ cần được loại bỏ sâu bệnh hại để cho năng suất tốt nhất

Những lưu ý cần nhớ khi trồng hành củ

  • Sau khi trồng được khoảng 60 ngày nên ngưng việc bón phân và tiến hành tỉa cành.
  • Cần thường xuyên giữ ấm đất và tưới thêm để đất có độ ẩm cần thiết.
  • Khi thời tiết nóng, hành bắt đầu xuống củ không cần tưới nhiều nước vì sẽ khiến chất lượng củ giảm.
  • Không thu hoạch hành củ quá sớm vì chất lượng củ không đều và năng suất kém dẫn đến giá trị kinh tế giảm sút.

Trên đây là những thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng hành củ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Bạn có thể áp dụng để sở hữu được những khóm hành củ chất lượng nhất. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Chủ Đề