Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Đường dây nóng: 0205. 3829.618

  • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
    • Dịch vụ Y tế nổi bật
    • Các Khoa Lâm sàng
    • Các Khoa Cận lâm sàng
    • Các Phòng chức năng
    • Các Khoa khác
    • Lãnh đạo bộ phận
    • Y tế xã
    • Ban Giám đốc đương nhiệm
  • Tin tức
    • Công tác xã hội - Kết nối
    • Hoạt động chuyên môn
    • Nghiên cứu khoa học
    • Sự kiện
    • Thông báo
    • Ứng dụng kĩ thuật mới
    • Y tế dự phòng
  • Sức khỏe & Y học
    • Bệnh khác
    • Bệnh lây nhiễm
    • Bệnh mãn tính
    • Bệnh theo mùa
    • Dinh dưỡng và sức khỏe
    • Ngoại khoa
    • Nhi khoa
    • Những dấu hiệu
    • Những điều bạn chưa biết
    • Nội khoa
    • Sản phụ khoa
    • Sức khỏe giới tính
  • Văn bản
    • Văn bản pháp luật
    • Văn bản y tế
    • Văn bản nội bộ
  • Thư viện
    • Thư viện ảnh
    • Thư viện video
  • Tư vấn trực tuyến

Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi, phần lớn phụ huynh rất bối rối và lo lắng không biết xử trí sao cho đúng cách để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh những thông tin quan trọng về nguyên nhân thường gặp và đặc biệt là phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ để phụ huynh an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Ảnh: Nguồn Internet
Nguyên nhân làm trẻ bị chảy máu cam
Hơn 90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ vô tình cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết để chảy máu cam là không thể tránh khỏi.
Một lý do khác gây ra chảy máu cam ở trẻ có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Đừng quên kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây chảy máu cam.
Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Viêm mũi mãn tính một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
Một số nguyên nhân khác cũng rất quan trọng liên quan đến tình trạng chảy máu cam của trẻ đó là sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu tất cả những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.
Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam cho trẻ
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.
Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm [nếu có thể] rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.
Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi. Phụ huynh nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây chảy máu mũi [chảy máu cam] và hướng dẫn biện pháp điều trị triệt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý [nước muối loãng] rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương./.
Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Bài viết liên quan

  • Lưu ý giữ gìn, bảo vệ sức khỏe khi trẻ mới đi học
  • Bệnh vàng da
  • Chỉ số vòng đầu của trẻ
  • Chăm sóc trẻ bị hen suyễn
  • Cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em
  • Những vấn đề về sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ
  • Gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ em
  • Lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe của trẻ sơ sinh
  • Những điều bố mẹ cần lưu ý để giữ ấm cho trẻ những ngày giá rét
  • Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tránh nhiễm trùng
  • Gia tăng trẻ em tới khám và nhập viện do thay đổi thời tiết

Dịch vụ y khoa

  • Sơ đồ tổ chức

Bài viết mới nhất

  • Tổng quan về vắc xin Vero Cell chống Covid-19 hiệu quả
  • Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên diện rộng trên địa bàn huyện Hữu Lũng
  • Tổ chức tập huấn phòng ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho nhân viên y tế
  • Tăng cường phòng chống bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường
  • Thông báo khám bệnh vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật tại trung tâm Y tế Hữu Lũng

Hợp tác chuyên môn

Sở y tế Tỉnh Lạng Sơn
Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng
"Sức khỏe của bạn là tài sản của chúng tôi"

Địa chỉ: Số 143, đường Tôn Thất Tùng, khu An Thịnh, thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Tel: 0205. 3829.618
Fax: 0205. 3827.299

Website: //benhvienhuulung.vn
Email:

Bản quyền © 2016 Sở Y tế Lạng Sơn, Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

  • Design By: VinaDigisign.vn

Video liên quan

Chủ Đề