Cách xử lý ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay đang là một trong những vấn đề “nóng” nhất hiện nay. Với những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và đời sống con người, chúng ta cần chung tay tìm ra những biện pháp thích hợp nhất để cải thiện tình trạng này.

+ Sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều.

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.

Khắc phục ô nhiễm không khí bằng biện pháp quy hoạch

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

+ Ngoài ra nên khuyến cao người dân giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm không khí.

Ngoài ra còn có thể khắc phục ô nhiễm không khí bằng một số phương tiện

Lọc không khí bằng phương pháp sinh học

Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.Các chất khí gây ô nhiễm không khí sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:

Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.

Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học

Công nghệ Biofilter [lọc sinh học] là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn

Máy lọc không khí

Máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc…máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.

Khẩu trang

+ Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác.

+ Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc như CO, SO2, NO2, H2S, NH3….

+ Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm không khí gây ra.

  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. XỬ LÝ KHÍ THẢI
  4. 3 cách kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả

8304 Lượt xem - Update nội dung: 10-07-2020 11:42

Có ba cách tiếp cận có thể được sử dụng trong kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý khí thải đó là: Tăng cường mức độ phát tán, giảm thiểu tại nguồn và xử lý cuối nguồn.

Tăng cường mức độ phát tán không khí

Đây là cách tiếp cận có lịch sử lâu đời và dễ thực hiện nhất trong các biện pháp kiểm soát ô  nhiễm không khí. Triết lý của cách tiếp cận này là “Pha loãng là giải pháp để hạn chế ô nhiễm” [“Dilution is the solution to pollution”]. Mục đích của nó là bảo vệ các đối tượng như khu dân cư, công trình, hoa màu vv…ở khu vực gần nguồn phát thải.

Với cách tiếp cận này, chúng ta không làm giảm được tổng lượng chất thải đi vào môi trường mà chỉ “pha loãng” chúng, nhờ đó giảm được nồng độ mà đối tượng bị phơi nhiễm trực tiếp. Phương pháp này có thể thực hiện bằng những cách sau:

  • Sử dụng các ống khói cao
  • Phát thải gián đoạn
  • Quy hoạch vị trí đặt nhà máy

Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại nguồn phát sinh

Đây là cách tiếp cận cần được tính đến đầu tiên khi thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí. Mục đích của cách tiếp cận này là hạn chế việc phát sinh chất ô nhiễm tại nguồn đến mức thấp nhất có thể. Việc giảm thiểu phát thải tại nguồn có thể được thực hiện bằng các giải pháp như sau:

  • Xử lý khí thải từ các nhiên/nguyên liệu đầu vào;
  • Thay thế nhiên/nguyên liệu đầu vào
  • Tăng cường hiệu suất sử dụng nhiên/nguyên liệu, năng lượng đầu vào
  • Tuần hoàn tái sử dụng nguyên vật liệu;
  • Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Chẳng hạn, có thể giảm thiểu phát thải SO2 bằng việc loại bỏ [xử lý] lượng lưu huỳnh trong than đá. Lưu huỳnh trong than đá có thể nằm ở hai dạng: hữu cơ và vô cơ. Lưu huỳnh vô cơ thường tồn tại dưới dạng các hạt pyrit sắt [FeS2]. Phần trăm của pyrit sắt trong than có thể thay đổi tùy loại than, vị trí mỏ, song thường là khoảng 40% của tổng lượng S.

Các hạt pyrit sắt này có thể bị loại bỏ bằng phương pháp tuyển trọng lực. Với phương pháp này, có thể loại bỏ được được khoảng 1/3 tổng lượng lưu huỳnh trong than, tức là có thể giảm được khoảng 1/3 mức phát thải SO2 ngay tại nguồn.

Xử lý cuối nguồn

Sau khi sử dụng các biện pháp trên, nếu mục tiêu kiểm soát ô nhiễm không khí vẫn chưa thể đạt được thì cần phải thực hiện việc xử lý cuối nguồn. Các kỹ thuật xử lý cuối nguồn có thể được tóm tắt, phân loại theo:

Phân loại các kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí

Với cách tiếp cận tập trung vào “Các nguồn thải chính, các chất ô nhiễm chính” [Main sources, main pollutants], chương này sẽ trình bày chi tiết các biện pháp xử lý môi trường cuối nguồn cho bụi, SO2 và NOx.

Bài viết khác

Đăng ký môi trường

[17:06 03-11-2022]

Đăng ký môi trường là thủ tục hồ sơ môi trường quan trọng của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, ...

Giấy phép môi trường năm 2022

[11:55 25-10-2022]

Khi xin cấp giấy phép môi trường thì bạn nên chú ý đến những căn cứ quy định, thủ tục hồ sơ và nội dung như ...

Hồ sơ môi trường 2022

[10:16 17-10-2022]

Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2022 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường nào? ...

Chủ Đề