Cách xử lý phỏng nước sôi

Trong các nguyên nhân gây bỏng cho bạn thì bị bỏng nước sôi là nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất. Khi bỏng nước sôi nếu bạn xử lý sai cách hoặc chậm chễ có thể gây tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn cho vết bỏng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử lý nhanh bỏng nước để hạn chế mức độ bỏng. Bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Mục lục

  • Phân loại mức độ bỏng nước sôi
    • Bỏng nước sôi cấp 1
    • Bỏng nước sôi cấp 2
    • Bỏng nước sôi cấp 3
    • Bỏng nước sôi cấp 4
  • Sơ cứu nhanh khi bị bỏng nước sôi
    • Xử lý bỏng cấp độ nhẹ, diện tích nhỏ
    • Xử lý vết bỏng nước sôi nghiêm trọng
  • Mục đích của sơ cứu bỏng nước sôi!
  • Bổ sung dinh dưỡng – vết bỏng nước sôi mau lành hơn
  • Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng

Bỏng nước sôi không chỉ gây ra những đau đớn trước mắt mà còn ảnh hưởng một cách lâu dài trong tương lai. Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày những tai nạn do bỏng nước sôi vẫn xảy ra bất cứ lúc nào do sự bất cẩn của chúng ta.

Một số hành động có thể khiến bạn bị bỏng nước sôi có thể là: Uống nước nóng gây bỏng lưỡi hay bỏng tay chân do nước bồn quá nóng, hay những tai nạn bất cẩn từ nước sôi… Nếu chẳng may bị bỏng nước sôi, biết cách đánh giá cấp độ bỏng, đánh giá tình hình sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng hướng, từ đó rút ngắn thời gian lành lại của vết bỏng do nước sôi gây ra. Vậy thì làm thế nào để biết mình đang bị bỏng nước sôi cấp độ mấy? Cùng tham khảo qua thông tin dưới đây:

Bỏng nước sôi cấp 1

Hình ảnh mô phỏng bỏng nước sôi cấp 1

Bạn có thể xác định được mình bị bỏng nước sôi cấp độ 1 dựa vào những yếu tố sau đây:

  • Mức độ tổn thương là lớp bề mặt da [tổn thương phần trên cùng]
  • Tại vị trí bị bỏng nước sôi phần da khô, đỏ.
  • Có cảm giác đau rát khó chịu, chạm tay vào cũng cảm thấy nóng rát.
  • Da có hiện tượng tái, khi ấn vào có thể chuyển thành màu trắng.
  • Với vết bỏng nước cấp dộ 1 thì thời gian lành lại rất sớm, chỉ từ 3 đến 6 ngày, có thể không để lại sẹo nếu chăm sóc tốt.

Bỏng nước sôi cấp 2

Còn nếu là bỏng nước sôi cấp độ 2 thì sao?

Hình ảnh mô phỏng bỏng nước sôi cấp 2

Người ta đánh giá mức độ bỏng cấp 2 dựa trên các yếu tố diện tích da tiếp xúc rộng hơn, nước sôi tác động nhiệt vào vùng da lâu hơn. Dấu hiệu nhận biết bỏng nước sôi cấp 2 là:

  • Tổn thương hoàn toàn lớp da bên ngoài, đã bắt đầu bị tổn thương nhẹ phần biểu bì bên trong.
  • Vết bỏng đỏ và có hiện tượng chảy dịch.
  • Có thể xuất hiện các mụn nước tại vết bỏng
  • Dù chạm nhẹ vết bỏng cũng rất đau.
  • Bỏng nước cấp 2 thường lành lại sau 1 đến 3 tuần. Vết bỏng có thể để lại sẹo thâm hoặc phần da có thể bị đổi màu sau khi bình phục. Nếu chăm sóc tốt thì có thể mờ dần theo thời gian.

Bỏng cấp độ 1 và 2 được coi là bỏng nhẹ. Bạn có thể tham khảo thêm tạ bài viếti: [BẬT MÍ] 5 cách trị vết bỏng nhẹ nhanh khỏi tại nhà!

Bỏng nước sôi cấp 3

Bỏng cấp 3 là tổn thương rất nặng do nước cực kỳ nóng gây ra hoặc do quá trình chăm sóc bỏng cấp 2 không tốt dẫn đến hoại tử vết bỏng.

Hình ảnh mô phỏng bỏng nước sôi cấp 3

Bỏng nước cấp 3 không chỉ phá hủy lớp biểu bì mà còn gây tổn thương sâu hơn vào các mô. Dấu hiệu để bạn nhận biết bỏng nước sôi cấp 3 đó là:

  • Vùng bị bỏng đã tổn thương cả 2 lớp bên ngoài và có dấu hiệu sâu vào bên trong
  • Đau khi ấn mạnh hoặc có thể người bệnh không cảm thấy đau bởi nhiệt mạnh đã làm tổn thương dây thần kinh hoặc chết dây mạch máu tại vị trí đó.
  • Khi ấn vào da không chuyển màu trắng nữa chứng tỏ máu không thể lưu thông bình thường tại vị trí vết bỏng.
  • Xuất hiện mụn nước tại vết bỏng
  • Da biến đổi thành màu đen, thâm sậm hoặc có thể bị chảy nước, lột da.
  • Bỏng cấp 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo. Để khắc phục hoàn toàn bắt buộc phải phẫu thuật hoặc điều trị y tế chuyên sâu với phần da tổn thương không quá 5% diện tích da cơ thể.

Bỏng nước sôi cấp 4

Đây là trường hợp bỏng nước sôi hệ lụy nghiêm trọng nhất. Khi bị bỏng nước sôi cấp 4 bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị chăm sóc chuyên sâu. Bỏng nước sôi cấp 4 thường ít xảy ra trong quá trình sinh hoạt mà thường là những tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp.

Hình ảnh mô phỏng bỏng nước sôi cấp 4

Dấu hiệu nhận biết bỏng nước sôi cấp 4 như sau:

  • Tổn thương đã hoàn toàn sâu vào bên trong, ảnh hưởng đến cả phần cơ, phần mỡ, thậm chí là cả phần xương.
  • Lúc này người bệnh có thể không cảm thấy đau đớn vì các dây thần kinh đã bị phá hủy
  • Vết bỏng đổi màu trắng, xám
  • Lúc này phương pháp điều trị phục hồi là phẫu thuật tại các bệnh viện bỏng chuyên dụng….

Bỏng cấp độ 3 và 4 được xếp vào bỏng nặng vì vậy việc điều trị khó khăn hơn. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bỏng nặng – nguyên tắc xử lý và điều trị

Sơ cứu nhanh khi bị bỏng nước sôi

Bạn đang bị bỏng ở cấp độ nào? Dù đang ở cấp độ nào thì bạn cũng không nên chủ quan. Xử lý càng nhanh sẽ càng hạn chế nguy cơ tổn thương sâu và vết bỏng do nước sôi sẽ mau lành lại hơn. Thật buồn là hiện nay các bệnh nhân bỏng được đưa đến bệnh viện cấp cứu hầu như đều không biết cách xử lý vết bỏng đúng. Không ít người vẫn tin vào những phương pháp dân gian thiếu cơ sở khoa học như bôi nước mắm, xát muối hay bôi củ chuối…Nacurgo sẽ gửi đến bạn cách xử lý vết bỏng nước sôi nhanh, chính xác và chi tiết nhất để hạn chế mức độ bỏng.

Xử lý bỏng cấp độ nhẹ, diện tích nhỏ

Một vết bỏng như thế nào thì được gọi là bỏng nhẹ? Theo các chuyên gia bỏng thì bỏng nước sôi cấp 1 và cấp 2 được coi là bỏng nhẹ và vừa. Với bỏng nước sôi cấp nhẹ sẽ có cách chăm sóc và xử lý khác với các vết bỏng nước sôi tổn thương sâu. Vậy trong trường hợp bỏng nhẹ bạn cần xử lý như thế nào?

Bước 1: Rửa và làm mát vết bỏng

Đầu tiên bạn cần loại bỏ quần áo nếu có. Nếu là bỏng nước sôi bình thường thì rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch. Còn nếu bỏng nồi canh sôi có chứa dầu mỡ thì bạn cần rửa sạch bằng xà phòng dịu nhẹ với da. Bạn cố gắng xử lý việc này càng nhanh càng tốt vì sau 10 phút thì vết bỏng có thể đã bị tổn thương nặng hơn.

Ngâm vết bỏng vào nước mát giúp hạn chế tổn thương

Tiếp theo bạn ngâm vết bỏng vào nước khoảng 15 đến 20 phút. Ngâm vào một chậu nước to và xả nước vào chậu để nhiệt độ chậu nước luôn đảm bảo mát. Không sử dụng đá lạnh hoặc xả trực tiếp vòi vào vết bỏng vì có thể làm vết bỏng nước sôi tổn thương nghiêm trọng hơn. Tiếp đó bạn cần lấy khăn sạch lau khô vết bỏng và chuyển sang bước chăm sóc tiếp theo

Bước 2: Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo [chai vàng]

Với vết bỏng nhẹ, sau khi được làm sạch bạn cần chăm sóc, bảo vệ vết bỏng ngăn ngừa nhiễm trùng từ vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Lớp màng sinh học do Nacurgo tạo ra như một lớp da nhân tạo giúp bảo vệ vết bỏng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi. Đồng thời ngăn chặn quá trình thoát hơi nước trên vết bỏng và tạo môi trường lý tưởng để vết bỏng được chăm sóc và lành lại nhanh chóng, hạn chế để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Màng sinh học Nacurgo bảo vệ và hồi phục tổn thương

Tinh chất siêu phân tử nghệ nano curcumin có trong sản phẩm giúp chống viêm, tiêu diệt gốc tự do giúp vết bỏng nước sôi mức độ nhẹ và vừa nhanh chóng phục hồi. Tinh chất trà xanh giúp làm mát, dịu vết bỏng tức thì, kháng khuẩn kháng viêm nên giúp vết bỏng hạn chế để lại di chứng về sau.

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Bước 3: Theo dõi vết bỏng

Bạn cần theo dõi quá trình lành lại của vết bỏng. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử lý. Trường hợp này thường sẽ rất ít khi xảy ra với những vết bỏng nhẹ và nếu tuân thủ đúng các bước chăm sóc như trên.

Xử lý vết bỏng nước sôi nghiêm trọng

Vết bỏng được cho là nghiêm trọng là khi nhiệt độ nước quá nóng gây tổn thương sâu đến mô và tế bào bên trong. Vết bỏng có diện tích lớn hơn 7,5 cm, vết bỏng tại các vị trí nhạy cảm, bỏng nước sôi sẽ trầm trọng hơn ở những trẻ dưới 5 tuổi và những cụ già trên 75 tuổi…. Thông thường bị bỏng nước sôi nặng sẽ ở cấp độ 3 và 4.

Bạn nên gọi cấp cứu để được nhân viên y tế hướng dẫn sơ cứu cụ thể

Lúc này bạn cần gọi ngay cho cấp cứu, mô tả triệu chứng của bệnh nhân lúc này và làm theo hướng dẫn sơ cứu của nhân viên y tế. Bạn có thể thảo bỏ quần hoặc áo nơi xảy ra vết bỏng, loại bỏ trang sức. Tuyệt đối không ngâm người bệnh có vết bỏng lớn vào trong nước vì điều này có thể gây hạ thân nhiệt người bệnh. Bởi những vết bỏng nghiêm trọng sẽ đi kèm theo một số phản ứng sốc cơ thể.

Cởi bớt quần áo nếu nó đè lên vết bỏng

Nếu có thể đưa bệnh nhân đến bệnh viện thì cần che phần vết bỏng bằng khăn sạch và đảm bảo vận chuyển an toàn, không để va chạm xảy ra. Tuy nhiên Nacurgo khuyên bạn nên chờ đợi xe cấp cứu đến để có thể xử lý, sơ cứu vết bỏng ban đầu…

Mục đích của sơ cứu bỏng nước sôi!

Đối với các vết bỏng nước sôi, dù nặng hay nhẹ thì bước sơ cứu đầu tiên vô cùng quan trọng. Lúc này càng sơ cứu vết bỏng sớm càng hạn chế được mức độ tổn thương cho cơ thể. Thời điểm vàng để bạn sơ cứu bỏng nước sôi là trong 10 phút đầu tiên kể từ khi gặp tai nạn bỏng.

Vết bỏng nếu đã bị tổn thương lớp da bên ngoài, bạn cần sát trùng vết bỏng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng có thể gây ra hoại tử vết bỏng.

 ☛ Xem thêm: Nhận biết sớm hoại tử vết thương

Bổ sung dinh dưỡng – vết bỏng nước sôi mau lành hơn

Dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể cũng là yếu tố quyết định thời gian chữa lành vết bỏng, nhất là bỏng nước sôi cấp độ nặng. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng khi bị bỏng, nhu cầu năng lượng, nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường. Mức độ bỏng càng sâu thì chuyển hóa càng cao, có trường hợp chuyển hóa còn đạt đến 200%.

Nhu cầu dinh dưỡng người bị bỏng cao hơn rất nhiều so với người bình thường

Vì thế trong quá trình này hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những thực phẩm phù hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển hóa bạn nhé.

 ☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài: Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bỏng

Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng

Khi bị bỏng nước sôi bạn cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tuyệt dối không ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh hay cho tay vào tủ lạnh. Đây là một sai lầm nghiêm trọng của nhiều người bởi nó có thể gây hoại tử cho vết bỏng.
  • Không áp dụng những mẹo trị bỏng từ dân gian thiếu cơ sở khoa học như xát muối, bôi nước mắm, đắp củ chuối vì đây là nguyên nhân khiên vết bỏng trầm trọng và khó xử lý hơn.
  • Không bôi kem đánh răng vào vết bỏng nước vì nó có thể khiến bạn bị thêm bỏng kiềm.
  • Với bỏng nước sôi việc hình thành các phỏng nước sau khi bị bỏng là không tránh khỏi. Bạn tuyệt đối không chọc vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Nếu sử dụng thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nhất là những vết bỏng nghiêm trọng đã bị lột bỏ phần da bên ngoài.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý vết bỏng nước sôi đúng cách kịp thời. Nếu bị bỏng nước sôi bạn đã biết mình nên làm gì rồi đúng không? Hãy chia sẻ nó đến bạn bè, người thân trong gia đình để chăm sóc, xử lý và phòng ngừa những tai nạn do bỏng nước sôi gây ra bạn nhé.

Chủ Đề