Cách xử lý tôm thẻ bị đục thân

Tôm bị cong thân, đục cơ thường xuất hiện phổ biển tại các hộ nuôi ở ĐBSCL. Tôm bị nhiễm bệnh chủ yếu ở giai đoạn từ 10 ngày tuổi trở lên, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống và gây thiệt hại lớn về tiền và của. Vậy nguyên nhân tôm bị cong thân là gì và giải pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

  • Cách thả tôm giống sống nhiều từ chuyên gia Dr.Tom
  • Tìm hiểu vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus là gì? Cách tiêu diệt hiệu quả
  • Đặc điểm cấu tạo của tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm
  • Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt mới nhất 2020
  • Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm

Tìm hiểu khái quát về bệnh đục cơ, cong thân trên tôm

Bệnh cong thân và đục cơ thường đi cùng với nhau, đây là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục khiến tôm yếu dần, lười ăn, chậm lớn và một số trường hợp bị chết dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản.

  •  Biểu hiện của bệnh

– Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể trở nên trắng đục kèm theo đó là hiện tượng cong thân [giống con tôm chín].

– Khi đưa tôm trở lại ao thân tôm vẫn bị cong và không duỗi thẳng lại được, tôm chết sau một thời gian ngắn.

Bệnh đục cơ cong thân trên tôm thẻ chân trắng

  • Nguyên nhân tôm bị cong thân là do các yếu tố sau đây

Hiện tượng tôm thiếu khoáng:

+ Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng vi lượng và đa dạng.

+ Trong môi trường ao nuôi không cung cấp đủ khoáng cho tôm hoặc độ mặn cao diễn ra quá trình cạnh tranh ion làm tôm khó hấp thu khoáng dẫn đến tôm bị bệnh.

Bệnh do sốc môi trường:

+ Bệnh xảy ra khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước vào ban ngày, chài tôm khi trời nóng tôm sẽ bị sốc do sự chênh lệch nhiệt độ.

+ Khi bật và tắt quạt làm tôm giật mình phản ứng lại hoặc trường hợp thu tỉa làm tôm bị stress khiến cơ bị đục một phần hay tòn bộ cơ thể.

+ Việc ao thiếu oxy cũng là nguyên nhân khiến môi trường thay đổi, nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân và đục cơ.

– Ngoài ra, một số trường hợp tôm bị đục thân là do virus gây ra, có thể là do vi bào tử trùng [EHP] hoặc cũng có thể là do virus IMNV gây ra. Khi bị nhiễm bệnh tôm có các dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỷ lệ chế có thể lên đến từ 40 – 60% tôm trong ao nuôi.

– Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: tôm thả nuôi với mật độ cao, không phù hợp với diện tích và mực nước ao nuôi, thức ăn kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng.

Cách trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm

– Đối với trường hợp tôm bị cong thân, đục cơ bà con nên bổ sung các loại khoáng chất cần thiết và Vitamin cho tôm để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng và phòng ngừa một số loại bệnh khác như bệnh đường ruột trên tôm…

– Ngăn ngừa sự hình thành các loại virus và vi bào tử trùng, bà con có thể sử dụng chế phẩm tự nhiên Vinalic [ức chế vi bào tử trùng] cho ao nuôi.

– Lựa chọn con giống sạch, chất lượng và không bị nhiễm bệnh [có thể sử dụng PCR và Bộ Kít để phát hiện bệnh ở tôm].

Tham khảo ngay máy phát hiện bệnh PCR sàng lọc, phát hiện nguyên nhân tôm bị cong thân

Chi tiết sản phẩm >>> TẠI ĐÂY

– Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, xử lý nước định kỳ, tránh lượng thức ăn dư thừa.

– Trong quá trình nuôi cần quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.

– Tránh kéo lưới, chuyển ao nuôi trong những ngày nắng nóng hoặc giá rét.

Bệnh cong thân có thể gây thiệt hại rất lớn, trong khi chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Do đó, bà con cần phải nắm được các nguyên nhân tôm bị cong thân, đục cơ từ đó có các giải pháp phòng ngừa tốt nhất. Mọi thông tin cần Dr.Tom tư vấn xin vui lòng liên hệ đến số Hotline 090 107 1154.

XEM THÊM:

>> Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng phòng trị thế nào?

>> Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú và cách xử lý

Tìm kiếm liên quan:

  • cách xử lý tôm thẻ bị đục thân
  • cách xử lý tôm bị đục cơ
  • hiện tượng tôm đục cơ

Ngày đăng: 10/04/2020

Tôm bị công thân thường xuất hiện ở giai đoạn từ 10 ngày tuổi trở lên. Tôm bị nhiễm bệnh gây thiệt hạ nghiệm trọng cho người nuôi tôm. Vậy nguyên nhân tôm bị công thân đục cơ là gì? và cách khắc phục như thế nào là hiệu quả. bà con hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!

Nhu cầu khoáng của tôm

Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi lượng.

  • Tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời, liên tục suốt vụ nuôi nhất là giai đoạn tôm tăng trưởng nhanh từ 2 đến 3 tháng tuổi để phòng ngừa cong thân, đục cơ, chết do mềm vỏ. 

Ảnh hưởng khi thiếu khoáng đối với tôm

  • Thời gian đầu tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm, kế tiếp tôm bị đục cơ từng phần, đục cơ toàn thân và cong thân. 
  • Nếu bị nặng tôm sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt dài đến cuối vụ nuôi, tôm khó lột xác, mềm vỏ, kém ăn, chậm lớn.

Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị cong thân đục cơ

Tôm bị đục cơ do bị nhiễm bệnh

Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao [từ 25 – 35%]. Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng [EHP] hoặc do virus IMNV gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm.

Tôm bị cong thân đục cơ do nhiệt độ

Hiện tượng này xảy ra khi kiểm tra sức khỏe của tôm bằng việc nhấc vó lên khỏi mặt nước vào ban ngày hay tắt tất cả các loại quạt khí rồi sau đó lại bật trở lại khiến tôm giật mình. Lúc này, tôm gặp nhiệt độ cao một số con sẽ bị co lại, đuôi uốn cong và trở nên trắng đục. Khi trở lại ao nuôi, những con đục cơ cong thân sẽ chết vì không thể duỗi thẳng cơ thể được.

Tôm bị cong thân đục cơ do chuyển ao

Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, đỏ hồng, hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

Vì thế nên kiểm tra sức khỏa tôm trước khi chuyển tôm sang ao mới, nếu tôm khỏe mạnh thì người nuôi có thể chuyển tôm sang ao mới.

Lưu ý: Vận chuyển lúc trời mát, nhiệt độ từ 24 – 25 0 C và hàm lượng Oxy phải cao, nên giảm cho ăn và tạt Vitamin C trước khi vận chuyển.

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng vi lượng và đa lượng. Tỉ lệ Ca:Mg không cân bằng [1:3,1] có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: tôm đục cơ do hàm lượng oxy thấp,tôm thả nuôi với mật độ cao, không phù hợp với diện tích và mực nước ao nuôi, thức ăn kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng.

Giải pháp phòng ngừa tôm cong thân đục cơ

  • Bổ sung khoáng Aec-mineral F2 [1kg/1000m3] định kỳ 5 ngày/lần.
  • Trộn Canciphos F2 [trộn 5ml/kg thức ăn] hay Supermix [trộn 5ml/kg thức ăn] định kì liên tục khi tôm từ 1 tháng tuổi.

Giải pháp điều trị cong thân đục cơ

  • Bổ sung khoáng KT 01 [2kg/1000m3] lúc tôm có biểu hiện bệnh.
  • Trộn CanciphosF2 [trộn 10ml/kg thức ăn] hoặc tạt trực tiếp [1lít/1000m3].

Bộ sản phẩm điều trị công thân đục cơ ở tôm

Đồng thời kết hợp vi sinh xử lý nước BZT hay VS 01 để đảm bảo môi trường ao nuôi sạch, không có khí độc giúp tôm khỏe, lột nhanh và mau cứng vỏ.

Công ty CPTMDVĐT Âu Mỹ - AEC bảo lưu QTG

ThS. Hoàng Tuấn.

BÀ CON HỎI - AEC ĐÁP

Chủ Đề