Cải cách lương 2023

Chiều 15/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.

Cải cách lương 2023

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn các ĐBQH. Ảnh: Phạm Thắng

Trong đó, đối với lĩnh vực nội vụ, Quốc hội yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Quốc hội cũng lưu ý, khẩn trương tham mưu thể chế hóa, thực hiện Kết luận số 14/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Trong năm 2023, Chính phủ trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

Đến năm 2026, giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng, bảo đảm bố trí biên chế phù hợp với từng loại hình, mô hình tổ chức bộ máy và từng địa bàn.

Khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực thôi việc

Quốc hội cũng yêu cầu có giải pháp khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc; tiếp tục rà soát cắt giảm tối đa các chứng chỉ không gắn với tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu của vị trí việc làm.

Ngoài ra, Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng công chức. Năm 2023, hoàn thành Đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu, xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cạnh đó, Quốc hội cũng lưu ý khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, trong đó xác định rõ số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập…

Cùng với đó, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm vùng, miền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế.

Chính phủ khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các cấp học; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học...

Với lĩnh vực xây dựng, Quốc hội yêu cầu sớm có giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, chậm bàn giao hạ tầng các dự án nhà ở, khu đô thị, thiếu trường học, bệnh viện,...

Chính phủ khẩn trương hoàn thiện pháp luật quản lý, điều chỉnh lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhất là dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5.

Cạnh đó là có chính sách thu hút, tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường bất động sản, nhà ở xã hội; kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động công khai, minh bạch, bền vững và an toàn.

Quốc hội lưu ý việc quản lý chặt chẽ, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực thiếu hệ thống hạ tầng hoặc chưa được phép đầu tư; không để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, ngăn chặn đầu cơ, đẩy giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, trục lợi bất hợp pháp.

Cùng với đó, sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030; nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng…

Nguồn: https://vietnamnet.vn

Quốc hội giao Chính phủ từ 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Cải cách lương 2023
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết

Chiều 11/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Trong đó, Quốc hội giao tổng số thu ngân sách Nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách Nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách Nhà nước là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Bội chi ngân sách Trung ương là 430.500 tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 648.213 tỷ đồng.

Quốc hội giao Chính phủ từ 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Quốc hội cũng giao Chính phủ từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25 của Bộ Chính trị.

Quốc hội lưu ý, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).

Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lư owng Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định.

Trong giai đoạn 2023 – 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương như quy định tại Nghị quyết số 34 của Quốc hội.

Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Đối với ý kiến đề nghị cần điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương; có ý kiến đề nghị tăng 12,5% chi cho đối tượng trợ cấp hàng tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nếu áp dụng tăng lương từ 1/1/2023, đúng vào thời điểm đầu năm gần với Tết dương lịch và Tết âm lịch. Đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hơn nữa, tại Kết luận số 42-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương đã đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ và thời điểm áp dụng từ 1/7/2023. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu theo đúng tinh thần Kết luận số 42-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương và đúng theo Tờ trình Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình ý kiến đề nghị, để bảo đảm tính công bằng và hợp lý, cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, bảo trợ xã hội không thấp hơn chuẩn nghèo đô thị.

Theo đó, năm 2021, để bảo đảm mức hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, mức chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội mới được điều chỉnh tăng 33,3% từ mức 270.000 đồng/tháng lên mức 360.000 đồng/tháng. Mặt khác, hệ số hỗ trợ thực hưởng từ 1-3 lần mức bảo trợ xã hội đối với từng đối tượng cụ thể, không áp dụng chung mức 360.000 đồng/tháng cho các đối tượng, theo đó đã góp phần hỗ trợ cho các đối tượng này.

Theo phương án Chính phủ trình, mức trợ cấp cho người có công tăng 20,8%, theo đó mức chuẩn trợ cấp sẽ được điều chỉnh từ 1.624.000 đồng lên mức khoảng 1.961.800 đồng. Người có công là những người đã hy sinh cho đất nước trong thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn.