Cái tôi lớn là gì

Bạn có thường tranh cãi với đồng nghiệp, họ hàng, hoặc thậm chí là người yêu bởi vì họ nói rằng bạn thật kiêu ngạo? Bạn có gặp khó khăn khi phải làm việc nhóm? Có phải nhờ giúp đỡ là hành động khá lố bịch và không cần thiết với bạn? Bạn đang sở hữu cái tôi quá lớn.

Tất nhiên, cái tôi to lớn sẽ khá có ích trong việc giúp bạn tiến xa hơn trong công việc. Tuy nhiên, tự phụ cũng có nghĩa là bạn không thể hòa hợp với người khác. Bạn có thể cải thiện mối quan hệ bằng cách tìm hiểu phương pháp để kiểm soát cái tôi của mình.

Mục lục

Cái tôi là gì?

Nói một cách cơ bản, cái tôi là sự nhận diện của bạn, hay là chính cái người mà bạn nghĩ bạn là.

Cái tôi của bạn thường được dựng lên bởi một cái tên, một tính cách và một câu chuyện. Bên trong câu chuyện cá nhân này là một tập hợp những ký ức, niềm tin, dấu ấn và cảm giác về việc bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn giỏi hay dở cái gì, bạn đã trải qua những gì, và vô số những điều tương tự như thế.

Cái tôi lớn là gì
Cái tôi là gì?

Cái tôi cao

Nhưng chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:

– Chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình.

– Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.

– Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.

– Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.

– Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.

– Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.

– Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.

– Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các “sếp” có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?

Cái tôi lớn là gì
Cái tôi cao

Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính “cái tôi” đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có “cái tôi” quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không?

Và có một điều rất quan trọng trong “Cái Tôi cao”, đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Bạn nghĩ rằng, khi bạn ăn mặc lịch sự, bước vào những nhà hàng sang trọng, làm việc trong một công ty danh tiếng, chuyên nghiệp, là bạn “hơn” một người nào đó, làm công việc chân tay, là “cu li”, bốc vác ở vỉa hè? Nếu có suy nghĩ vậy, tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị.

Bởi, mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng, có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh, bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu.

Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?

Rồi cũng có một lúc nào đó, họ cũng thấy mình sai, cũng biết ân hận, hối tiếc,… nhưng chính những điều đó có đủ mạnh để giúp họ vượt qua “cái tôi” của chính con người họ hay không?. Cũng có khi nhìn lại dù chỉ là thoáng qua, họ thấy đôi khi họ có “quá đáng” nhưng cho rằng cái mình nghĩ, mình nói ra là đúng và mình cũng không có ý hại ai; rồi họ vẫn sống với “cái tôi” to lớn của họ,..

Làm gì để hạ cái tôi của bản thân trong công việc

Ngừng so sánh

Bất kể là so sánh tiêu cực hay tích cực, nó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng cùng cực, trầm cảm, và đưa ra quyết định không tốt. Mọi việc luôn có hai mặt. Bạn có thể nhìn một người nào đó và tự nhủ rằng “Mình tốt hơn người đó nhiều”. Cũng có thể người đó sẽ hơn hẳn bạn trong một vài điểm khác.

  • Bạn sẽ ngừng so sánh khi bạn bắt đầu biết trân trọng nhiều hơn. Thay vì so sánh theo tiêu chuẩn cao trong tâm trí, bạn chỉ cần tôn trọng và cảm kích mọi điều tốt đẹp mà bản thân người khác có thể cung cấp.
  • Nhắc nhở bản thân rằng không ai hoàn hảo, bao gồm cả bạn. Nếu bạn phải so sánh, bạn nên tự so sánh với con người hôm qua của bạn.

Tập bớt nói chuyện với trí não

Hãy làm sao để tâm trí ta được lặng yên. Chỉ nghĩ về mình khi nào cần giải quyết cái gì có tính thực tiễn của cuộc sống mà thôi. Thiền là phương pháp tốt nhất (meditetion) bạn sẽ bình thản hơn, chú ý hơn và bằng lòng hơn.

Cái tôi lớn là gì
Tập bớt nói chuyện với trí não

Hãy lắng nghe và học hỏi

Bạn có nhận ra mình có xu hướng giải thích rất nhiều để bảo vệ ý kiến riêng! Từ lần sau, hãy thử diễn đạt ngắn gọn hơn và dành thời gian lắng nghe đồng nghiệp với tinh thần học hỏi. Bạn sẽ thấy những quan điểm của họ cũng đáng xem xét không kém gì ý kiến của mình.

Những tranh luận và mâu thuẫn là điều cần thiết để một nhóm vươn đến sự hoàn thiện và cải tiến. Vì vậy đừng thất vọng khi vấp phải sự phản đối ý kiến từ đồng nghiệp, hãy trao đổi từ tốn và lắng nghe một cách cởi mở. Vượt qua những thử thách này mà không để cái tôi lấn át lý trí, bạn sẽ học hỏi được nhiều và phát triển bản thân tốt hơn.

Lựa chọn lý trí thay vì cái tôi

Chọn con tim (cái tôi) hay là nghe lý trí! Dĩ nhiên trong công việc bạn phải chọn lý trí! Cái tôi cho bạn sức mạnh để bảo vệ chính kiến, nhưng lý trí sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp với từng thời điểm.

Trong các buổi thảo luận, hãy dùng cơ sở logic để lập luận và lựa chọn ý kiến. Xem xét cả những yếu tố có liên quan, và cùng mọi người đưa ra kết luận sau cùng.

Cái tôi lớn là gì
Lựa chọn lý trí thay vì cái tôi

Không nên cứ muốn giữ lấy ý kiến của mình trong khi trên thực tế, ý kiến đó không thể thực hiện được vì lý do như thiếu công cụ; hay thậm chí là vì ý kiến đó bất khả thi.

Xem thêm:  Tổng hợp các ý tưởng cải tiến công việc – Làm là tăng hiệu suất

Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ

Cái cảm nhận của bạn về chính bạn và về thế giới thường được tựa vào cách thức rất hẹp hòi vị kỷ của bản thân. Hãy luôn tự nhủ là bản thân bạn không phải lúc nào cũng nghĩ đúng về mình và về thế giới bên ngoài. Bởi vì chúng ta có cái tôi nên chúng ta có thể quyết định làm nhiều điều để cái tôi thôi không bao phủ quyền lực độc tài của nó lên cuộc đơì của chúng ta. Hãy làm sao mà cái tôi làm việc cho chúng ta, hơn là chống lại chúng ta.

Thay đổi tư tưởng về thành công

Trong xã hội năng động ngày nay, có lẽ thành công chỉ được đo bằng kết quả hữu hình, như những chiếc cúp, một cái vỗ nhẹ sau lưng, hoặc sự thăng tiến trong sự nghiệp. Phụ thuộc vào chúng sẽ khiến bạn sở hữu cái tôi to lớn, nhưng bạn không nên làm vậy, vì có rất nhiều cách khác nhau để đo đạc sự thành công hơn là chỉ dựa vào tiền bạc hoặc phần thưởng.

  • Một biện pháp khác để xem xét sự thành công là xem nó như một cuộc hành trình. Đã từng có một câu nói rằng thành công là quá trình nhận thức mục tiêu đáng giá cho bản thân. Nói cách khác, miễn là bạn tiến đều đều đến mục tiệu của mình (ngay cả đối với mục tiêu tiến từng bước nhỏ), bạn đã thành công – thậm chí nếu sếp hoặc thầy cô của bạn không nhận thức được nó và bạn không được tưởng thưởng sau đó.
  • Trong thời điểm hiện tại, hãy cố gắng không khoe khoang về thành công của mình. Tự chúc mừng bản thân trong im lặng khi hoàn thành tốt công việc, và nhớ thực hiện điều tương tự cho người khác. Biện pháp chắc chắn nhất để bạn có thể loại bỏ cái tôi của mình là có thể chia sẻ thành công cũng như chiến thắng với người khác.

Quan tâm đến người khác

Thay vì dành toàn bộ cuộc đối thoại để nói về bản thân, bạn nên bày tỏ sự hào hứng với người khác. Thể hiện sự quan tâm chân thành sẽ giúp bạn tiến xa hơn là cố gắng ép buộc người khác hứng thú với bạn. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn bộc lộ sự quan tâm với người khác.

  • Giao tiếp bằng mắt. Nhìn vào người nói. Không nên khoanh tay và chân. Luyện tập cách lắng nghe tích cực thông qua việc lắng nghe để thấu hiểu hơn là để trả lời. Trước khi chia sẻ bất kỳ một điều gì, bạn nên diễn giải lời nói của người khác và đưa ra câu hỏi có ý làm rõ vấn đề như “Có phải bạn đang nói rằng…?”.
  • Sử dụng tên của người khác. Bạn nên nêu câu hỏi về khía cạnh mà bạn biết rằng chúng quan trọng đối với người đó, như con cái hoặc sở thích của họ. Bạn nên nói một điều gì đó như “Chào Mai! Gần đây bạn có đi tập thẩm mỹ không?”.
  • Khen ngợi đối phương. Đây có thể là hành động khá khó khăn, nhưng bạn nên cố gắng thực hiện. Thay vì chỉ chú ý đến bản thân, bạn nên chuyển hướng nguồn năng lượng của mình ra bên ngoải. Tìm kiếm yếu tố mà bạn thật sự trân trọng ở người khác — ngoại hình gọn gàng, nỗ lực và tính cách của họ. Hãy dành thời gian để cho họ biết rằng bạn rất trân trọng phẩm chất này. Ví dụ, bạn có thể nói “Này cậu, năng lượng mà cậu dành cho dự án này thật sự rất lây lan. Cảm ơn cậu!”.
Cái tôi lớn là gì
Quan tâm đến người khác

Bạn đã suy nghĩ tích cực chưa?

Cái tôi không chỉ khiến bạn bảo thủ khi tranh luận, mà còn khiến bạn dễ giận dữ hoặc buồn phiền trước thành công của người khác.

Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Đồng nghiệp đạt được thành công là nhờ nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực của họ, nhưng có thể vẫn còn yếu trong lĩnh vực mà bạn đã quen thuộc. Và ngược lại, bạn có thể chưa hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực của họ. Hãy tự tạo cơ hội trao đổi, học hỏi cùng nhau.

Khi cho phép mình công nhận khả năng của người khác, bạn dễ dàng xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp để học hỏi từ chính điểm mạnh của họ. Hãy giữ những suy nghĩ tích cực này để luôn tiến về phía trước bạn nhé!

Làm sao để thoát khỏi ảo tưởng của bản thân

Sẽ mất một khoảng thời gian để bạn thực sự nhận ra rằng bạn không phải là cái tôi của bạn, và đôi khi sẽ khó hơn rất nhiều để hợp nhất khám phá này trên một mức độ sâu sắc. Sẽ rất khó để bạn chấp nhận rằng mọi thứ bạn tin bạn là đều sai. Trong thực tế, chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn trải qua nhiều sự bất bình trong bài viết này. Đây là điều bình thường.

Công việc của cái tôi là để bảo vệ chính nó và để bạn tin rằng bạn tách biệt với mọi người và cả cuộc sống. Khi trải nghiệm trạng thái vô ngã đó chính là khai phóng, có thể xuất hiện khiến bạn lần đầu vô cùng thất vọng và nản chí. Không có “tôi” và “bạn” liệu có có còn điều gì đáng khao khát hơn chăng? Đây là một câu hỏi thường gặp.

Để hiểu được điều này, bạn phải trải nghiệm sự tự ý thức. Nếu không trải nghiệm sự thật mà bạn là, sự tìm kiếm tâm linh trở thành vận dụng hoàn toàn bằng trí óc và thiên về việc phá hoại nỗi sợ. Tuy nhiên, khi bạn trải qua dù chỉ một khoảnh khắc đơn thuần của sự ý thức, bạn sẽ khám phá ra bản thân trong trạng thái tự do, nguyên vẹn, bình yên, lòng trắc ẩn, sự bao dung và yêu thương nhiều nhất có thể. Trong thực tế, ý thức tự nó là hiện thân của tình yêu, sự bình yên và sự tự do. Bạn là sự hiện thân này. Bạn là sự thật mà bạn đang tìm kiếm.

Gỡ rối bản thân từ những ảo tưởng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, tự kỷ luật, và tận hiến. Quá trình này không phải dành cho những người theo phong trào tâm linh, nó dành cho những người tìm kiếm tâm linh thực sự.

Dưới đây là một vài sự thực hành tâm linh hữu ích mà sẽ giúp bạn kết nối lại với sự thật về con người bạn là ai:

  1. Đọc những câu hỏi vấn ngã (self-inquiry) bên trên một cách thường xuyên. Hỏi bản thân bạn “Điều này (điều mà tôi nghĩ là tôi) có thực sự là tôi hay không?” Mặc cho những cảm xúc, suy nghĩ, cá tính và thân thể đã được kinh qua, chúng không thực sự là bạn vì chúng lệ thuộc vào sinh-tử và sự thay đổi.
  2. Thực hành thiền kim cương để giải phóng bất kì năng lượng suy nhược nào bên trong bạn.Hãy làm điều này trước thiền truyền thống để thực hành nó dễ dàng hơn.
  3. Thiền mỗi ngày. Cố gắng 15 phút đầu, sau đó chuyển thành 30 phút. Nhớ là: mục đích của việc thiền định không phải là đến bất cứ đâu hay đạt được bất cứ điều gì. Nó chỉ đơn giản là thực hành ngồi với bất cứ cái gì xảy đến với bạn.
  4. Hãy thường xuyên khẳng định bản thân bạn, “Tôi là ý thức” xuyên suốt mỗi ngày. Cảm nhận rằng sự thật ẩn trong xương bạn và trọng tâm với mỗi hơi thở.
  5. Khám phá cách mà cái tôi ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn với sự thấu cảm. Bạn có thể làm điều đó bằng cách đọc những bài viết giống như thế này. Tôi biết bạn sẽ nhận thấy vài thứ cuốn hút.
  6. Đọc vào những trải nghiệm của quá trình thức tỉnh tâm linh để có hướng dẫn sâu hơn.
  7. Thực hành chánh niệm trên nền tảng mỗi ngày. Chánh niệm là một sự thực hành thiết yếu sẽ giúp tạo nền móng cho bạn cho thời điểm hiện tại.

Cái tôi lớn là gì

Con đường tâm linh là một con đường đòi hỏi sự dũng cảm, sự trung thực và sự sẵn lòng để thoát ra khỏi những gì bạn không thuộc về. Cái tôi là gì? Cái tôi là một người thầy, một người thầy mà bạn sẽ mang theo mỗi ngày. Khi được nhìn vào ánh sáng này, cái tôi là người thầy quyền năng và cố chấp nhất chúng ta phải thức tỉnh để hướng đến sự thật luôn ở đó, và sẽ luôn ở đó.