Campuchia có bị đô la hóa hoàn toàn không năm 2024

VOV.VN - Campuchia khuyến khích người dân sử dụng đồng riel với mục tiêu từng bước giúp nền kinh tế Campuchia bớt phụ thuộc vào đồng USD.

Hôm qua [28/5], Ngân hàng Quốc gia Campuchia [NBC] đã chính thức ban hành văn bản thu hồi các tờ tiền USD mệnh giá nhỏ trên thị trường Campuchia từ nay tới cuối tháng 8/2020.

Người dân Campuchia đổi tiền.

Theo thông báo, Ngân hàng Quốc gia Campuchia [NBC] yêu cầu các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính tại Campuchia thu hồi các đồng tiền 1, 2 và 5 USD về NBC để chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 3 tháng từ 1/6 đến 31/8/2020. NBC cũng đang cân nhắc thời điểm sẽ ngừng giao dịch tiền USD mệnh giá nhỏ.

Mục đích của quyết định trên được NBC giải thích nhằm tăng cường độc lập trong chính sách tiền tệ và giúp tăng trưởng kinh tế Campuchia. Trong thời gian qua, đồng riel của Campuchia đã mất giá đáng kể so với đồng USD ảnh hưởng đến nhiều người dân có thu nhập bằng nội tệ và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Campuchia.

NBC cũng đang tích cực thực hiện chiến dịch tuyên truyền, khuyến khích người dân Campuchia sử dụng tiền riel với mục tiêu từng bước giúp nền kinh tế Campuchia bớt phụ thuộc vào đồng USD, giảm thiểu thiệt hại đối với kinh tế do sự dao động của đồng ngoại tệ này như trong thời gian qua. Đồng USD từ lâu nay được phép sử dụng phổ biến song song với đồng riel trong hầu hết mọi giao dịch lớn nhỏ tại Campuchia./.

Hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Campuchia phục hồi sau suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 bằng việc Ngân hàng Trung ương Campuchia [NBC] theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng và phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Trong vài năm trở lại đây, NBC đã có những nỗ lực thận trọng nhằm giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế bằng cách thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ Riel [KHR].

Theo báo cáo Đánh giá ổn định tài chính 2021 của NBC, dù hàng loạt biện pháp đã được thực hiện, mức độ đô la hóa trong nước vẫn chiếm hơn 80%. Báo cáo cho biết, tình trạng đô la hóa cao làm hạn chế vai trò của ngân hàng trung ương trong việc tác động đến nguồn cung tiền và lãi suất trong nước.

Các biện pháp được NBC thực hiện để giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế bao gồm việc áp dụng quy định nhằm gia tăng tỷ lệ cho vay bằng đồng Riel. Theo Ngân hàng Trung ương, một nền kinh tế dựa trên đồng Riel nhiều hơn sẽ cho phép họ thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ để ứng phó với các cú sốc kinh tế.

Trong khi tỷ lệ cho vay bằng đồng nội tệ tại các ngân hàng thương mại vẫn trên ngưỡng yêu cầu 10% của NBC, đa số các khoản cho vay vẫn tiếp tục được thực hiện bằng USD. Theo phân tích tổng thể các khoản cho vay theo khía cạnh tiền tệ hồi năm 2021, các khoản cho vay bằng USD chiếm đến 88.6%.

Việc chuyển sang sử dụng đồng Riel làm đồng tiền cho vay đã được NBC hỗ trợ hợp lý về mặt cung cấp thanh khoản đồng Riel thông qua Các thực hành đảm bảo cung cấp thanh khoản [LPCO] kể từ năm 2016.

Tương tự mảng cho vay, đa số các khoản tiền gửi tại các ngân hàng cũng vẫn được thực hiện bằng USD, chiếm đến 91.4% tổng tiền gửi vào năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ tiền gửi bằng đồng Riel đã tăng từ 6.1% vào năm 2018 lên khoảng 9% trong năm 2021.

Chính sách của NBC yêu cầu các ngân hàng cho vay ít nhất 10% tín dụng bằng KHR đã khuyến khích các ngân hàng huy động thêm tiền gửi nội tệ. Dù vậy, quy mô của các khoản vay bằng nội tệ trị giá 18,300 tỷ KHR vẫn cao hơn so với khoản tiền gửi nội tệ trị giá 13,700 tỷ KHR mà các ngân hàng đã thu được vào năm 2021. Chính vì thế, NBC buộc phải tiếp tục bơm thanh khoản Riel thông qua thỏa thuận LPCO, báo cáo cho biết.

Thế nhưng, so với tỷ lệ dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, họ là những đối tượng sử dụng Riel trong hầu hết các giao dịch trên cả nước, thì chính những người có lợi thế về hệ thống ngân hàng mới tiếp tục ủng hộ các giao dịch bằng USD.

Trường hợp này nhiều hơn là vì USD được công nhận là một loại tiền tệ quốc tế ổn định. Theo nhiều nguồn tin thị trường cũng như nhận định của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nền kinh tế tiền tệ kép trên thực tế đã giúp Campuchia thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài.

Vichet Lor, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Toàn cầu [GRA] tại Phnom Penh, cho rằng nền kinh tế tiền tệ kép đã góp phần giúp đồng Riel của Campuchia bình ổn trong thời gian gần đây. Trong khi đó, hầu hết các đồng tiền châu Á khác đều giảm giá trị so với USD.

Ông nói: “Chúng ta đã thấy rằng đồng Baht của Thái Lan, đồng Ringgit của Malaysia đều đang giảm giá so với USD sau đại dịch. Sự ổn định của đồng Riel được cho là nhờ sự hỗ trợ của nền kinh tế tiền tệ kép”.

“Nhà đầu tư nước ngoài luôn đánh giá rủi ro tiền tệ trước khi đưa ra quyết định. Việc Campuchia không áp dụng những hạn chế trong việc chuyển tiền tệ ra vào cũng giúp quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài”.

Chủ Đề