Campuchia nhập khẩu phân bón ure từ các nước nào năm 2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 158.088 tấn với kim ngạch hơn 58,8 triệu USD, tăng 12,1% về lượng và tăng 7,7% về kim ngạch so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,1 triệu tấn phân bón các loại và thu về hơn 449,9 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 43,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số các thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam, Campuchia là thị trường lớn nhất, đồng thời cũng đang ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng vọt trong 8 tháng đầu năm 2023. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu phân bón các loại vào thị trường này đạt 60.723 tấn với kim ngạch hơn 25,1 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 27% về trị giá so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nước ta thu về hơn 167,7 triệu USD từ xuất khẩu phân bón các loại sang Campuchia với 401.941 tấn, tăng 20% về lượng nhưng giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý giá xuất khẩu mặt hàng này đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu phân bón các loại bình quân sang Campuchia đạt 417 USD/tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm, Campuchia chiếm tỷ trọng hơn 36% về sản lượng trong cơ cấu xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam.

Sau một thời gian lập đỉnh trong đầu năm 2022 và giảm sâu từ cuối năm 2022 đến nay thì gần đây, phân bón bắt đầu gây sốt trở lại. Nguyên nhân là bởi Trung Quốc mới đây đã thông báo hạn chế xuất khẩu phân bón ure sau khi giá trong nước tăng vọt. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ure hàng đầu thế giới, vì vậy bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao. Trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất chất dinh dưỡng cây trồng của quốc gia này là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Australia.

Các hạn chế này tạo thêm một yếu tố bất ổn khác cho thị trường nông nghiệp toàn cầu, vốn bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt trên khắp các khu vực đang phát triển, hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ và xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ngay lập tức, Nga cũng đã dừng xuất khẩu mặt hàng này với giá ưu đãi đến các vị "khách ruột" của mình. Trước đó, Nga đã chiết khẩu giá phân bón lên đến 80 USD/tấn cho Ấn Độ khiến nhập khẩu phân bón của Ấn Độ từ Nga đã tăng 246% lên mức kỷ lục 4,35 triệu tấn trong năm tài chính 2022/23 kết thúc vào ngày 31 tháng 3.

Theo dự báo của các công ty nghiên cứu thị trường, giá phân ure trong nước sẽ tăng nhẹ trở lại trong những tháng cuối năm nay do cả nước sẽ bước vào cao điểm mùa vụ, nhất là khu vực miền Bắc bước vào vụ Đông – Xuân – thời điểm tiêu thụ phân bón lớn nhất của năm.

Bên cạnh đó, việc giá gạo xuất khẩu tăng cao sẽ kéo theo việc người nông dân tích cực mở rộng canh tác lúa gạo, kèm theo đó nhu cầu nhập khẩu phân bón cũng sẽ tăng cao kèm theo giá tăng nhẹ. Tuy nhiên mức tăng sẽ không thể tạo ra “cơn sốt” giống như giai đoạn năm 2021 – 2022.

Phân bón là yếu tố then chốt cho an ninh lương thực. Chiến tranh Nga-Ucraina bắt đầu năm 2022 đã khiến cho giá phân bón tăng nhảy vọt trên các thị trường phân bón quốc tế do các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Nga và đồng minh thân cận của Nga là Belarut. Hai quốc gia này chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu phân kali, 22% xuất khẩu amoniăc và 14% xuất khẩu urê trên toàn cầu.

Tăng cường sản xuất trong nước

Đứng trước tình hình mới, một số nước Đông Nam Á đã định hướng lại sản xuất và nguồn cung phân bón của mình. Ví dụ, chính phủ Thái Lan vừa qua đã chấp thuận mở cửa trở lại mỏ phân kali trị giá 1,8 tỷ USD tại Chaiyaphum. Inđônêxia cũng mở cửa trở lại nhà máy phân bón ở Aceh và các nhà máy khác ở Tây Papua.

Công ty Pupuk Timur tại Inđônêxia đang có kế hoạch mở rộng hoạt động bằng cách xây dựng nhà máy sản xuất phân bón ở Fakfak, Tây Papua, với chi phí dự kiến trên 1 ty USD. Dự kiến, nhà máy này sẽ sản xuất mỗi năm 660.000 tấn amoniăc và 1,2 triệu tấn urê. Công việc xây dựng sẽ được khởi công trong năm 2024, theo kế hoạch nhà máy sẽ đi vào vận hành năm 2027.

Bên cạnh đó, Công ty Pupuk Timur dự định sẽ xây dựng nhà máy sản xuất NPK với công suất 100.000 tấn/năm tại Bontang, Đông Kalimantan. Hiện nay, mỗi năm Công ty sản xuất 2,7 triệu tấn amoniăc, 3,4 triệu tấn urê và 350.000 tấn phân bón NPK.

Nhưng những biện pháp như trên có đủ để đảm bảo an ninh lương thực cho Đông Nam Á?

Hiện nay, các nước Đông Nam Á phụ thuộc mạnh vào các nguồn phân bón nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi Inđônêxia là quốc gia nhập khẩu phân bón lớn nhất trong khu vực thì năm 2020 các nước Philipin, Myanmar và Thái Lan cũng phải nhập khẩu phân bón để đáp ứng hơn 80% nhu cầu trong nước. Inđônêxia, Brunei và Malaysia bị ảnh hưởng nhiều nhất vì chiến tranh Nga-Ucraina, hơn 20% nguồn cung phân bón của các nước này được nhập khẩu từ Nga và Belarut.

Nhưng chiến tranh Nga-Ucraina chỉ là cú sốc mới nhất đối với việc đảm bảo nguồn cung phân bón trên thế giới. Trên thực tế, nhu cầu các loại phân bón NPK đã tăng với tốc độ rất nhanh, từ 50 triệu tấn/ năm trong thập niên 1940 lên đến hơn 200 triệu tấn/năm trong năm 2022 do sự tăng trưởng nhanh của dân số và diện tích canh tác nông nghiệp toàn cầu.

Trong các loại phân bón, nguồn cung các hợp chất phốtphat sẽ trở thành yếu tố hạn chế sớm hơn so với các nguyên liệu phân bón khác. Theo dự báo, thế giới sẽ đạt “đỉnh phốtphat” vào năm 2033, sau thời điểm đó sản lượng các hợp chất phốtphat trên toàn cầu sẽ liên tục giảm. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á đang phụ thuộc mạnh vào nguồn cung các hợp chất phốtphat từ bên ngoài. Myanmar, Campuchia và Brunei phải nhập khẩu 100% để đáp ứng nhu cầu của mình, các nước khác như Thái Lan [75%], Philipin [68%] và Inđônêxia [45%] cũng phụ thuộc mạnh vào nguồn cung toàn cầu. Tuy tỷ lệ nhập khẩu của Inđônêxia thấp hơn nhưng khối lượng nhập khẩu của nước này bằng 3/4 tổng khối lượng nhập khẩu các hợp chất phốtphat của Đông Nam Á. Trái lại, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu các hợp chất phốtphat hàng đầu thế giới, đạt giá trị xuất khẩu 250 triệu USD năm 2020.

Trên thế giới, châu âu là khu vực đứng đầu về nhập khẩu các hợp chất phốtphat. Năm 2020 Đức đã nhập khẩu hơn 34,6 nghìn tấn với giá trị gần 103 triệu USD. Đứng thứ hai là Ấn Độ với giá trị nhập khẩu khoảng 95 triệu USD.

Hiện nay, hơn một nửa sản lượng lương thực trên thế giới được sản xuất bằng cách sử dụng phân bón tổng hợp. Hơn nữa, đất nông nghiệp ở phần lớn các quốc gia sẽ thiếu các chất dinh dưỡng N, P, K nếu ngừng sử dụng phân bón tổng hợp, vì vậy sẽ không có khả năng đảm bảo cung cấp sản lượng lương thực cần thiết.

Nhiều nước trên thế giới cũng thiếu tài nguyên khoáng sản để có thể đạt vị thế tự cung tự cấp phân bón. Trong khi phân đạm được sản xuất từ khí thiên nhiên thì sản xuất phân kali phải dựa vào các mỏ quặng kali tự nhiên. Tài nguyên quặng phốtphat chỉ có ở một số ít quốc gia, trong đó chỉ riêng Marốc đã chiếm 75%.

Sản xuất phân bón theo phương án tuần hoàn

Ngày nay chúng ta cũng có thể thu hồi phân đạm, phân lân và phân kali thông qua các giải pháp tuần hoàn, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái sử dụng phế thải.

Các loại phân bón sinh học kiểu mới từ côn trùng và rong biển cũng đã được áp dụng trong nông nghiệp. Phân ấu trùng dế và phân ruồi lính đen có chứa những hàm lượng chất dinh dưỡng thích hợp, có thể được sử dụng để bón trực tiếp vào đất. Tương tự, phân bón từ rong biển rất giàu các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các loại phân bón sinh học này mang lại lợi ích bổ sung là giúp cải thiện đất và sức khỏe cây trồng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát dịch hại.

Một giải pháp đầy hứa hẹn khác là thu hồi chất dinh dưỡng từ nước thải ở quy mô lớn. Chất thải của con người có chứa các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali cần thiết và các chất vi dinh dưỡng như đồng, sắt, magiê, kẽm. Ví dụ, nước tiểu hàng năm của một người trưởng thành có thể được sử dụng để bón cho 145 kg lúa mì. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng các dư lượng dược phẩm [kháng sinh, hoocmôn,...] tồn tại dai dẳng trong chất thải của chúng ta chỉ có thể được các cây rau và hoa quả hấp thụ ở mức không đáng kể, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Trong khi kết thúc chiến tranh Nga-Ucraina vẫn chưa nằm trong tầm nhìn, khả năng tiếp cận nguồn cung phân bón trên thế giới tiếp tục là điểm yếu quan trọng đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á. Hơn nữa, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng phân bón, vì mức hàm lượng CO¬2 trong khí quyển tăng cao sẽ làm giảm khả năng lưu giữ phốtpho trong đất. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung phân bón mỗi quốc gia sản xuất nông nghiệp cần phải phát triển sản xuất phân bón trong nước đồng thời tăng cường nguồn cung phân bón theo phương án sản xuất tuần hoàn, tập trung vào việc thu hồi chất dinh dưỡng.

Đó là lý do vì sao chính phủ Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ lượng phân bón cho nhu cầu trong nước - đã phân bổ 10 tỷ yên [78 triệu USD] để hỗ trợ các cộng đồng địa phương xây dựng các cơ sở chiết xuất phân bón từ bùn nước thải. Ở những nước khác, các công ty như Kubota [Trung Quốc], Ostara [Mỹ, Canađa và Ixraen], Toopi Organics [Pháp], Veolia [châu âu] đã bắt đầu các hoạt động chiết xuất phân bón từ nước thải ở quy mô lớn. Từ Bắc Âu đến Nam Phi, nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn đã tạo ra các hệ thống thu gom và xử lý nước tiểu. Việc tạo ra giá trị thị trường cho nước thải có thể hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vệ sinh cho 20% người dân đô thị và 35% người dân nông thôn ở các nước Đông Nam Á mà hiện nay chưa được tiếp cận hệ thống vệ sinh hiện đại.

Các nước Đông Nam Á cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và triển khai cho các phương án sản xuất trong nước, khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất phân bón trong nước. Khi nhu cầu thị trường gia tăng, các nhà sản xuất có thể đầu tư vào các giải pháp thu hồi chất dinh dưỡng, qua đó không chỉ đóng góp vào an ninh phân bón và an ninh lương thực mà còn giúp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Chủ Đề