Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?

Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở shop quần áo là bao nhiêu? Nếu bạn đang có dự định mở shop quần áo và muốn tìm hiểu chi tiết những chi phí cần phải chuẩn bị khi mở shop quần áo. Bài chia sẻ sau của HPDecor sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết!

Lưu ý: Dưới đây HPDecor nói đến chi phí mở một cửa hàng trực tiếp chứ không phải shop bán quần áo online nhé!

Nội dung

Xác định ngân sách của bạn

Chi phí, ngân sách bạn bỏ ra sẽ quyết định đến quy mô và phương thức kinh doanh của cửa hàng. Với ngân sách hạn hẹp bạn có thể mở một cửa hàng nhỏ và tập trung vào những sản phẩm bình dân. Còn nếu ngân sách mở bạn hoàn toàn có thể tùy chọn quy mô, loại hình cửa hàng và dòng sản phẩm kinh doanh mình yêu thích.

Vậy nên trước khi tìm hiểu về chi phí mở cửa hàng bạn nên xác định số vốn, ngân sách mình có thể bỏ ra. Chi phí mở một cửa hàng quần áo có thể từ vài chục, vài trăm triệu cho đến vài tỷ đồng.

Tùy theo ngân sách, sản phẩm kinh doanh chủ đạo bạn có thể cân đối lựa chọn quy mô, phong cách cửa hàng phù hợp nhất!

Xem ngay: Kinh nghiệm mở shop quần áo thành công từ A – Z cho người mới

Các loại chi phí mở shop quần áo

1. Chi phí thuê mặt bằng

Hầu hết các cửa hàng, nhất là tại các thành phố lớn đều không có sẵn mặt bằng mà phải đi thuê. Vậy nên bạn cần xác định chi phí thuê mặt bằng đầu tiên. Cân đối giá thuê hợp lý, phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như dự toán doanh thu của cửa hàng.

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Chi phí thuê mặt bằng

Thông thường giá thuê mặt bằng mở cửa hàng có sự chênh lệch khá lớn tùy theo vị trí, quy mô, diện tích cửa hàng.

  • Cửa hàng nằm ở mặt tiền, mặt đường chính, khu vực đông dân cư chi phí thuê mặt bằng rất cao có thể từ 20 – 50 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn nữa
  • Với những cửa hàng nhỏ, mặt tiền các tuyến phố phụ chi phí lại cạnh tranh hơn có thể từ 5 – 10 hoặc 20 triệu đồng.

Những khu vực càng đắt giá thì chi phí thuê càng cao, kéo theo đó thì cơ hội bán hàng cũng cao hơn. Tuy nhiên với một cửa hàng mới và với ngân sách hạn hẹp bạn chỉ cần chọn một địa chỉ chi phí phải chẳng để mở cửa hàng phù hợp là được.

Lưu ý:

Khi mới thuê mặt bằng cửa hàng bạn sẽ phải đóng tiền thuê ít nhất 3 – 6 tháng/ lần vậy nên tổng chi phí ban đầu sẽ đội lên khá cao. Bạn cần chuẩn bị sẵn một khoản ngân sách khá lớn cho khâu thuê mặt bằng này.

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo trực tiếp mà nhiều người đã chia sẻ thì:

  • Khách hàng sẽ thích mua sắm quần áo ở cửa hàng hơn so với mua online (mua sắm trực tiếp mang đến trải nghiệm thực tế giúp khách hàng có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất).
  • Những vị trí có nhiều cửa hàng sẽ hút người mua tốt hơn với ít cửa hàng bán quần áo. Cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn, tất nhiên nó sẽ kéo theo nhiều thách thức đặc biệt là mức độ cạnh tranh cao.
  • Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm 20 – 50% tổng chi phí kinh doanh hàng tháng và sẽ dao động từ 5 – 50 triệu đồng tùy theo vị trí, diện tích cửa hàng. Vậy nên hãy bỏ nhiều thời gian vào khâu lựa chọn mặt bằng kinh doanh đảm bảo tối ưu chi phí thuê cửa hàng.

Nếu sẵn có mặt bằng:

Nếu bạn sở hữu mặt bằng (có sẵn nhà mặt tiền đẹp phù hợp kinh doanh) thì bạn cũng không nên bỏ qua chi phí này. Bởi nên nhớ rằng nếu không tự kinh doanh bạn sẽ có nhiều cơ hội cho thuê mặt bằng, cửa hàng. Do vậy hãy cân đối, làm rõ chi phí đánh đổi này nhé!

  • Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu ngân sách cho mặt bằng?
  • Bạn muốn mặt bằng như thế nào và ở khu vực nào?

Hãy dựa vào 2 yếu tố trên để chọn mặt bằng và chi phí thuê phù hợp nhất!

2. Chi phí thiết kế, thi công và trang trí cửa hàng

Nếu đã quyết định mở shop quần áo bạn nên đầu tư vào khâu thiết kế cửa hàng. Một cửa hàng đẹp sẽ giúp thu hút khách hàng tốt hơn và níu giữ khách ở lại cửa hàng lâu hơn. Chi phí cho khâu này sẽ gồm:

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Thiết kế và trang trí cửa hàng

Chi phí thiết kế cửa hàng:

Chi phí thiết kế nội thất, ngoại thất cửa hàng gồm: Hệ thống giá, kệ treo, móc treo trong cửa hàng, bảng hiệu, biển hiệu, mặt tiền cửa hàng.

Công việc thiết kế cửa hàng sẽ bao gồm: lựa chọn phong cách thiết kế, chọn các thiết bị nội thất, bố trí các khu vực của cửa hàng…

Bạn nên tìm đến một đơn vị thiết kế cửa hàng chuyên nghiệp để được tư vấn, thiết kế, trang trí cửa hàng trọn gói: thêm giá treo, kệ treo để trưng bày quần áo gọn gàng, đẹp mắt và hút khách nhất.

Chi phí thi công, trang trí:

  • Chi phí sản xuất, mua sắm các thiết bị nội thất: giá, kệ, quầy thu ngân…
  • Chi phí thi công trang trí: Thi công nội thất cửa hàng, bố trí các khu vực, hệ thống ánh sáng, giá kệ treo quần áo, phòng thay đồ, thử đồ…

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Thi công trang trí cửa hàng trọn gói

Lưu ý:

Chi phí thiết kế cửa hàng sẽ phụ thuộc vào phong cách và vật liệu nội thất cửa hàng.

Thông thường chi phí thiết kế nội thất sẽ dao động từ 100.000 – 120.000/m2 đối với cửa hàng nhỏ, đơn giản. Chi phí thi công nội thất sẽ phụ thuộc vào vật liệu, các hạng mục cần thi công và có thể dao động từ vài chục triệu cho đến 200 – 300 triệu đồng.

Với cửa hàng nhỏ bạn hoàn toàn có thể giới hạn chi phí thiết kế, thi công cửa hàng trong khoảng từ 20 – 50 triệu đồng. Còn nếu bạn tìm được shop quần áo đang cần sang nhượng thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều các chi phí sửa chữa, mua vật liệu, giá kệ trang trí mới.

Nếu bạn đang tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất shop quần áo, chuyên nghiệp, giá rẻ nhất. Click để xem ngay các mẫu shop quần áo tại đây.

Mẫu shop quần áo đẹp

3. Chi phí nhập hàng

Nhập hàng cần bao nhiêu vốn? Chi phí nhập hàng thường chiếm 60 – 70% vốn mở shop quần áo. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn hàng, chất lượng, số lượng hàng nhập…

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Chi phí nhập hàng

Chọn nguồn hàng phù hợp

Thông thường hiện tại các shop – cửa hàng thời trang có 3 nguồn nhập quần áo chính:

Nhập hàng từ Trung Quốc:

Các mặt hàng quần áo Quảng Châu có đa dạng kiểu dáng, kích cỡ cho đến chất lượng từ cao đến thấp. Bạn có thể tìm được mọi sản phẩm mình mong muốn tại các chợ đầu mối Trung Quốc hay qua các trang TMĐT Trung Quốc.

Sang Trung Quốc đánh hàng:

Nếu sang Trung Quốc đánh hàng trực tiếp thì bạn cần số vốn khá lớn ít nhất phải từ 50 – 100 triệu đồng phù hợp với những shop quy mô lớn. Bởi chi phí đi lại, nhập hàng, mua hàng vận chuyển sẽ đội lên rất cao nếu mua số lượng ít.

Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng Covid hàng về chậm, cước vận chuyển cao… nên rất ít shop chọn sang trực tiếp bên Trung Quốc đánh hàng và chuyển sang order mua hàng online qua các kênh TMĐT như 1688.com, taobao.com…

Order hàng Trung Quốc

Với order bạn có thể chủ động về số lượng, mẫu mã, loại hàng hóa, có thể mua số lượng ít, nhiều tùy theo nhu cầu mà không lo chi phí đội lên quá cao.

Với cách này bạn có thể chủ động cân đối chi phí nhập hàng tùy theo số lượng, chất lượng sản phẩm.

Nhập hàng từ các chợ đầu mối

Chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay chợ An Đông – TP.HCM chính là nơi bạn có thể tìm các mối buôn sỉ chất lượng theo cách chủ động hơn.

Tất nhiên bạn cũng cần bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu kỹ nguồn hàng, chất lượng sản phẩm và đám phán giá tốt nhất với các xưởng hay nhà cung cấp uy tín.

Nên nhớ chất lượng và giá cả là 2 yếu tố quyết định đến thành bại trong kinh doanh. Vậy nên bạn cần phải tìm kiếm thật kỹ lưỡng và chọn nguồn hàng uy tín, ổn định, chất lượng để đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt nhất.

Lên kế hoạch nhập hàng chi tiết

Đối với chi phí nhập hàng bạn cần lên kế hoạch chi tiết: số lượng hàng nhập, số lượng sản phẩm cho mỗi mẫu thiết kế, mỗi size… Tùy theo loại sản phẩm kinh doanh, số lượng hàng nhập mà chi phí/ 1 sản phẩm sẽ chênh lệch rất nhiều.

Nhập số lượng lớn giá càng tối ưu nhưng có thể dẫn tới nguy cơ tồn kho lớn, tồn đọng vốn nếu hàng bán ra kém. Ngược lại nhập số lượng ít thì chi phí sẽ cao hơn nhưng tránh được tình trạng tồn kho, bán chậm, bán không được…

Bạn cần cân đối kỹ lưỡng số lượng để có giá nhập tốt và vẫn đảm bảo được đầu ra, hạn chế tối đa tồn đọng hàng hóa. Thông thường chi phí nhập hàng cho cửa hàng quần áo sẽ dao động từ 50 – 100 – 600 triệu đồng.

Lưu ý:

Bạn không nên dùng 100% vốn nhập hàng vào đợt lấy hàng đầu tiên. Hãy để dành ra khoảng 50% số vốn cho lần nhập hàng tiếp theo để đảm bảo nguồn hàng không bị đứt và luôn chủ động trong khâu nhập hàng.

4. Chi phí quản lý cửa hàng và thuê nhân viên

Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị:

Đầu tư mở cửa hàng bạn cũng cần sắm thêm một số thiết bị thiết yếu để phục vụ công việc bán hàng như: máy tính, máy quét mã, máy post tính tiền, máy in hóa đơn…

Chi phí này có thể dao động từ 5 – 10 hoặc 20 triệu đồng. Với cửa hàng nhỏ bạn hoàn toàn có thể mua những mẫu máy tính bàn giá rẻ, hoặc tìm mua máy cũ chất lượng tốt để tối ưu chi phí.

Chi phí vận hành và quản lý cửa hàng:

Nếu đã mở một cửa hàng bạn cũng nên đầu tư sử dụng phần mềm, ứng dụng quản lý bán hàng để tối ưu hiệu quả bán hàng và quản lý đơn hàng đơn giản, hiệu quả.

Chi phí mua và sử dụng một phần mềm bán hàng sẽ dao động từ 100 – 500K/ tháng.

Chi phí thuê nhân viên:

Nếu một mình bạn không đảm nhiệm được tất cả công việc tốt hơn hết hãy thuê thêm nhân viên cho cửa hàng. Thuê nhân viên sẽ đảm bảo được thời gian làm việc cố định, và cũng giúp cửa hàng luôn vận hành chuyên nghiệp, đúng lịch.

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Chi phí thuê nhân viên

Khi thuê nhân viên bạn cần cân nhắc:

  • Thuê theo giờ hay theo tháng: Chi phí thuê nhân viên bán hàng thường từ 5 – 7 triệu/ tháng/ 1 nhân viên.
  • Số lượng nhân viên cần thuê: Số lượng nhân viên sẽ phụ thuộc vào số lượng khách hàng của cửa hàng. Nếu cửa hàng mới còn ít khách, quy mô cửa hàng nhỏ bạn có thể chỉ cần một nhân viên trợ giúp là được.

Nói chung bạn hãy cân nhắc vào nhu cầu, đặc điểm của hàng!

5. Các chi phí khác

Chi phí điện nước cho cửa hàng, internet, các khoản phụ phí phát sinh,…

Lưu ý: Bạn cần có một khoản ngân sách dự trù cho các chi phí phát sinh khác này nhé!

6. Chi phí cho các kênh bán hàng online

Một khi đã mở cửa hàng thì bạn cũng nên và cần phải đầu tư vào các kênh bán hàng online. Bạn nên nhớ rằng: 45 triệu người Việt Nam thường xuyên tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi quyết định mua hàng. Vậy nên đừng bỏ qua thị trường vô cùng rộng lớn này!

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Chi phí cho kênh bán hàng Online

Hãy đầu tư từng bước cho các kênh bán hàng online bắt đầu từ:

  • Fanpage trên Facebook: Fanpage là phần bắt buộc phải có của mỗi cửa hàng để khách hàng tiềm năng trên Facebook có thể tìm đến bạn nhanh nhất.
  • Cửa hàng trên shopee, lazada, sendo: Tùy theo quy mô, đặc điểm cửa hàng bạn có thể bắt đầu xây dựng cửa hàng trên từng trang. Bắt đầu nhanh và đơn giản nhất là từ shopee.
  • Website bán hàng: Nếu xác định kinh doanh lâu dài bạn cũng nên đầu tư tạo một website bán hàng. Website sẽ góp phần tăng uy tín cho cửa hàng và cũng là kênh bán hàng chất lượng nơi khách hàng có thể tìm kiếm mọi sản phẩm nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi.

Thông thường: bạn có thể tự lập Fanpage + cửa hàng trên shopee miễn phí. Tuy nhiên nên đầu tư khoảng 1 – 2 triệu đồng để làm đẹp Fanpage, cửa hàng.

Với website: xây dựng website bán hàng chi phí sẽ dao động từ 3 – 5 triệu thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng nếu bạn tập trung đầu tư vào kênh này.

7. Chi phí quảng cáo

Muốn bán hàng hiệu quả thì bạn nên đầu tư chi phí cho khâu quảng cáo; cả quảng cáo tại cửa hàng và trên các kênh online:

  • Quảng cáo tại cửa hàng: Banner cho mỗi đợt sale, khuyến mãi, các dịp đặc biệt, chi phí in voucher, mã ưu đãi giảm giá, chi phí phát tờ rơi…
  • Quảng cáo trên kênh online: Chi phí cho quảng cáo Facebook, Instagram, shopee, lazada…

Cần bao nhiêu tiền để kinh doanh quần áo online?
Chi phí quảng cáo trực tiếp và trên kênh online

Bạn nên cân đối ngân sách quảng cáo tùy theo doanh thu mong muốn. Chi phí có thể từ 500K/ tháng hoặc với cửa hàng lớn có thể lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Một số lưu ý quan trọng

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước và đã thành công chia sẻ thì:

Cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang là vô cùng khốc liệt và nếu muốn thành công bạn phải có vốn mở shop dài hạn. Cần có nguồn vốn dự phòng để đảm bảo nguồn hàng và đừng bao giờ bỏ 100% tất cả số vốn mình có cho lần nhập hàng đầu tiên.

Ví dụ:

  • Nếu bạn mở shop và đầu tư vào 150 triệu thì bạn cần dành ra từ 30 – 50 triệu để chuẩn bị cho lần nhập hàng tiếp theo.
  • Để tạo động lực cho bản thân bạn cũng có thể vay thêm 20 – 30% ngân sách khi này bạn sẽ có sức ép để tập trung kinh doanh và kinh doanh bền vững.

Ước tính tổng chi phí mở shop quần áo nhỏ dưới 20m2

Các khoản chi phíSố tiềnChi phí nhập hàng30 – 50 triệu (cho lần nhập đầu tiên)Chi phí thuê mặt bằng5 – 15 triệu/ tháng (thường bạn sẽ phải trả 3 – 6 tháng trong lần thanh toán đầu tiên 15 – 80 triệu) tùy theo diện tích và vị trí cửa hàng.Chi phí thiết kế, thi công, trang trí cửa hàng30 – 50 triệu đồngChi phí nhân sự5 – 7 triệu/ tháng cho 1 nhân viênChi phí máy móc thiết bị10 – 40 triệu đồngChi phí quảng cáo10 – 20 triệu đồng (poster, bao bì sản phẩm, quảng cáo trực tiếp và online)Chi phí cho các kênh Online5 – 20 triệu đồngChi phí khác (điện, nước, mạng…)1 – 5 triệu đồng

Có thể thấy với một cửa hàng nhỏ thì tổng chi phí sẽ khoảng 100 – 300 triệu đồng. Chưa tính đến bạn cần dành ra khoản ngân sách nhập hàng từ 30 – 100 triệu đồng. Vậy nên tổng chi phí cho một cửa hàng nhỏ sẽ vào khoảng 150 – 400 triệu đồng.

Tất nhiên đây chỉ là ước tính chi phí cho một cửa hàng nhỏ với sản phẩm chính là hàng thời trang bình dân giá rẻ hoặc tầm trung. Tùy theo quy mô, diện tích, phong cách cửa hàng và sản phẩm chủ đạo mà chi phí sẽ chênh lệch khác nhau nữa!

Xem thêm: 399+ Mẫu Thiết Kế Shop Quần Áo, Thời Trang Đẹp, Hút Khách

Trên đây HPdecor đã mách bạn chi tiết những chi phí mở shop quần áo cần chuẩn bị. Bạn đã tính toán, xác định được chi phí xây dựng cửa hàng hay chưa? Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp ích được bạn.