Cặp quan hệ từ là gì

Cặp quan hệ từ là gì

Câu hỏi: Quan hệ từ là gì?

Trả lời:

Quan hệ từlà những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn.

Ví dụ như: vì – nên, hay, hoặc, nhưng – mà, thì… Nó tạo mối quan hệ mật thiết với nhau giúp câu sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về quan hệ từ nhé!

1. Quan hệ từ là gì

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả,…

2. Các cặp quan hệ từ thường gặp

–Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

(i) Nếu … thì…

(ii) Hễ … thì…

(iii) Giá mà … thì …

Ví dụ:

a. Nếu ngày mai trời không mưa, tôi sẽ đi dạo một vòng quanh Hồ Tây.

b. Giá mà tôi cố gắng hơn, tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn

- Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

(i) Vì … nên…

(ii) Do … nên…

(iii) Nhờ … mà…

Ví dụ:Nhờ chăm chỉ học tập mà chị Trang đã tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc.

- Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

(i) Không những … mà còn…

(ii) Không chỉ … mà còn…

(iii) Càng … càng…

Ví dụ:Hoa không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

- Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

Tuy … nhưng…

Mặc dù … nhưng…

Ví dụ:

a. Mặc dù trời mưa lớn nhưng anh vẫn đến gặp cô ấy đúng hẹn.

b. Tuy cô ấy không giàu có nhưng cô ấy vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạm.

3. Chức năng quan hệ từ

Quan hệ từ có dùng để làm rõ ý nghĩa của câu hoặc của cả một đoạn văn. Chúng có khả năng liên kết các từ hay cụm từ hoặc các câu lại với nhau. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là nối từ hay kết từ.

4. Các bài tập về quan hệ từ

Bài 1: Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Bài giải

* Các quan hệ từ trong câu như sau

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy caocòntổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa tomàbạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉnênthầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này quarồiđoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kêvàngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộnvìcông tác đột xuất.

h. A Cháng trôngnhưcon ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnhmàđường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trựchaytổ tớ trực?

Bài 2: Tìm QHT và cặp QHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng :

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.

Bài giải:

QHT và cặp QHT :và, nhưng, còn, mà, Nhờ…nên…

Tác dụng:

- và: nêu 2 sự kiện song song.

-nhưng, còn , mà: nêu sự đối lập.

-Nhờ…nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài 3: Tìm quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:

a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm ... cao.

b) Một vầng trăng tròn, to ... đỏ hồng hiện lên ... chân trời, sau rặng tre đen ... một ngôi làng xa.

TheoThạch Lam

c) Trăng quầng ... hạn, trăng tán ... mưa.

Tục ngữ

d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng ... thương yêu tôi hết mực, ... sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

TheoNguyễn Khải

Bài giải:

a) và

b) và, ở, của

c) thì, thì

d) và, nhưng

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan hệ từ là gì? Đó là kiến thức ngữ pháp quan trọng khi học môn ngữ văn. Hiểu được khái niệm này giúp các em làm văn tốt hơn. Đồng thời, biết cách giải một số bài tập ngữ pháp tiếng Việt cơ bản.

 

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Cặp quan hệ từ là gì

 

Khái niệm cụ thể

Quan hệ từ là sự liên kết các từ hoặc các câu với nhau bằng những từ, cặp từ nhất định. Ví dụ như: vì – nên, hay, hoặc, nhưng – mà, thì… Nó tạo mối quan hệ mật thiết với nhau giúp câu sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.

Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

Các cặp quan hệ từ cần phải biết

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp 4 cặp quan hệ từ phố biến dưới đây:

Cặp quan hệ từ biểu thị: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Ví dụ:

  • Nếu con ngoan thì mẹ sẽ tặng 1 món quà (Nếu … thì…)
  • Hễ nghe ai nói xấu gì thì nó cứ chửi đổng lên

Quan hệ từ là gì? Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Ví dụ:

  • Vì con lười học nên kết quả tốt nghiệp rất tệ (Vì … nên…)
  • Do mưa lớn nên các con đường đều bị ngập (Do … nên…)
  • Nhờ có sự giúp đỡ của mọi người mà cụ bà đã được cứu sống (Nhờ … mà…)

Cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến

  • Không những trộm máy tính mà còn lấy hết toàn bộ tiền trong phòng (Không những … mà còn…)
  • Không chỉ riêng nhà tôi mà còn nhà bà Lan cũng bị thu tiền vô lý (Không chỉ … mà còn…)
  • Càng ngày càng xinh đẹp hơn (Càng … càng…)

Cặp quan hệ từ biểu thị sự đối lập – tương phản

Ví dụ:

  • Tuy anh ấy hơi nóng tính nhưng thực ra rất tốt (Tuy … nhưng…)
  • Mặ dù trời mưa lớn nhưng anh vẫn đến gặp cô ấy đúng hẹn (Mặc dù … nhưng…)

Tham khảo thêm bài viết: Các loại từ trong Tiếng Việt – Tổng hợp kiến thức đầy đủ phổ biến nhất

Quan hệ từ là gì? Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ

Như vậy, các bạn đã tìm hiểu rõ về các cặp quan hệ từ. Khi sử dụng làm bài tập nên dựa vào từng hoàn cảnh, ý nghĩa biểu thị của câu để sử dụng cặp từ sao cho chính xác.

Trong các bài thi, bài tập về cặp quan hệ từ sẽ có 3 dạng dưới đây:

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài.

  • Vì anh ấy nghèo nên cô ta bỏ đi đúng không?

Trong câu trên, “vì – nên” là cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân anh ấy nghèo nên cô ta bỏ đi)

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

  • Mặc dù cô ấy không đẹp nhưng ai cũng thích

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “nhưng” để thể hiện sự đối lập tương phản trong câu.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Ví dụ: Đặt câu với cặp từ: Không những – mà con

  • Không những xinh đẹp mà còn học giỏi

Khi đã năm chắc kiến thức về quan hệ từ là gì?, các em sẽ hiểu rõ ý nghĩa biểu thị của từng câu, từng đoạn văn. Hơn nữa, nó còn là nền tảng căn bản để có thể viết được những câu văn hay, linh hoạt, tạo sự chú ý với người đọc.

Đối với các em ôn luyện học sinh giỏi văn thì cần phải làm bài tập về dạng ngữ pháp này nhiều hơn. Luyện tập nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ giúp tạo nên câu văn đặc sắc nhất.