Cấu tạo của nồi cơm điện Công nghệ 6

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 12: Nồi cơm điện [có đáp án]

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 12: Nồi cơm điện hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

Quảng cáo

• Nội dung chính

- Cấu tạo nồi cơm điện

- Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện

- Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện

I. Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính:

- Nắp nồi:

+ Đặc điểm: có van thoát hơi.

+ Chức năng: bao kín và giữ nhiệt.

- Thân nồi:

+ Đặc điểm: mặt trong dạng hình trụ, là nơi đặt nồi nấu.

+ Chức năng: bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nổi.

- Nồi nấu:

+ Đặc điểm:  hình trụ, phía trong thường phủ chống dính

+ Chức năng: chứa gạo nấu

- Bộ phận sinh nhiệt:

+ Đặc điểm: hình đĩa, đặt ở đăý mặt trong thân nồi

+ Chức năng: cung cấp nhiệt cho nồi.

- Bộ phận điều khiển:

+ Đặc điểm: đặt ở mặt ngoài thân nồi

+ Chức năng: dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện.

II. Nguyên lí làm việc

- Khi bắt đầu nấu: bộ phận điều khiển cấp điện→ bộ phận sinh nhiệt →nồi ở chế độ nấu.

- Khi cạn nước: bộ phận điều khiển giảm nhiệt → bộ phận sinh nhiệt → nồi ở chế độ giữ ẩm.

II. Lựa chọn và sử dụng

1. Lựa chọn

- Lưu ý đến dung tích và chức năng của nồi.

- Thông số thường:

+ Điện áp: 220V

+ Công suất: 500 – 1500W

+ Dung tích: 0,5 – 10L

2. Sử dụng

a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện

- Chuẩn bị:

+ Vo gạo và đổ nước.

+ Lau khô mặt ngoài nồi nấu

+ Kiểm tra và làm sạch mâm nhiệt

+ Đặt nồi nấu và đóng lắp.

- Nấu cơm:

+ Cắm điện và bật công tắc

+ Khi đèn chuyển chế độ giữ ấm: rút phích điện và sử dụng.

b. Một số lưu ý khi sử dụng

- Để nơi khô ráo, thoáng mát

- Không dùng tay, vật khác che van thoát hơi khi đang nấu

- Khi đang nấu không mở nắp nồi

- Không dùng vật cứng, nhọn chà sát nồi nấu

- Không nấu quá lượng gạo quy định

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Công nghệ lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Công nghệ 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

1.1. Nồi cơm điện

Nồi cơm điện gồm có 3 bộ phận chính: thân nồi, nồi nấu và bộ phận đốt nóng.

+ Thân nồi: thường có hai lớp, giữa hai lớp vở có lớp cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong.

+ Nồi nấu: được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong thường được phủ một lớp chống dính để cơm không dính vào nồi.

+ Bộ phận đốt nóng [mâm nhiệt]; dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nối. Nó là mâm tạo nhiệt chính cho nồi cơm.

Cấu tạo nồi cơm điện

1.1.2. Nguyên lí làm việc

- Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt nóng lên làm cho cơm chín.

- Khi cơm chín, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng.

1.1.3. Thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức

- Công suất định mức

- Dung tích định mức.

1.1.4. Đặc điểm

- Tiết kiệm thời gian, công sức khi nấu cơm.

- Dễ sử dụng và có nhiều công dụng khác nhau như hấp bánh, nấu cháo

1.1.5. Sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm.

- Đọc kĩ thông tin có trên nồi cơm điện và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Sử dụng đúng dung tích, điện áp định mức.

- Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện.

1.2. Bếp hồng ngoại

- Gồm các bộ phận chính: mâm nhiệt hồng ngoại, bộ phận điều khiển thân bếp, mặt bếp.

+ Mâm nhiệt hồng ngoại có 2 loại, một là mâm nhiệt sử dụng dây mayso, hai là loại sử dụng bóng đèn halogen nhiệt.

+ Phần thân thường được làm bằng kim loại được phủ lên trên một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ cũng như rò rỉ điện, giúp kéo dài tuối thọ cùa bếp khi sử dụng.

Cấu tạo của bếp hồng ngoại

1.2.2. Nguyên lí làm việc

- Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt hồng ngoại, làm mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, toả ra một nhiệt lượng lớn làm nóng nồi nấu.

1.2.3. Thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức: 220 V

- Công suất định mức 1000 w, 1 500 w,...

1.2.4. Đặc điểm

- Không kén nồi nên có thể dùng nhiều loại nồi khác nhau để đun nấu

- Hiệu suất của bếp hồng ngoại đạt khoảng 60%;

- Bếp không sinh ra các khí độc hại như: carbonic, không gây nóng nực và ngột ngạt trong không gian bếp, an toàn khi sử dụng.

1.2.5. Sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách, an toàn, tiết kiệm

- Đọc kỹ thông tin có trên bếp và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp.

- Lựa chọn chế độ nấu thích hợp

- Thường xuyên lau bếp sạch sẽ.

- Không chạm vào bếp khi đun nấu và khi vừa đun nấu xong để tránh bị hỏng.

*Khái niệm và chức năng của nồi cơm điện

- Nồi cơm điện là đồ dùng điện thông dụng trong các gia đình

 - Chức năng chính là nấu cơm, một số nồi cơm điện còn có thêm chức năng nấu một số món ăn khác.

1.1. Cấu tạo

Nồi cơm điện có các bộ phận chính

- Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện

- Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu

- Nồi nấu: có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính.

- Bộ phận sinh nhiệt: là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi.

- Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện

Cấu tạo nồi cơm điện

1.2. Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi nồi làm việc ở chế độ nấu.

- Khi cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt nồi chuyển sang chế độ giữ ấm.

1.3. Lựa chọn và sử dụng

- Lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi cơm điện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.

- Nồi cơm điện thường sử dụng điện áp là 220 V, công suất từ 500 - 1500 w, dung tích nồi từ 0,5-10 L.

1.3.2. Sử dụng

a. Những bước cơ bản khi sử dụng

- Chuẩn bị:

+ Vo gạo và điều chỉnh lượng nước vừa đủ

+ Lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm

+  Kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt;

+ Đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp.

- Nấu cơm:

+ Cắm điện và bật công tắc ở chế độ nấu.

+ Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu.

+  Rút phích điện ra khỏi ổ lấy điện khi đã nấu xong cơm và mang đi sử dụng.

b.  Một số lưu ý khi sử dụng

- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu.

- Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu.

 - Không nấu quá lượng gạo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề