Cấu tạo dạ dày khác với ruột non ở điểm nào

Một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ tiêu hóa ở người là dạ dày. Đó là vì nó có một cấu tạo rất đặc biệt với chức năng chuyên biệt mà những cơ quan khác không thể thay thế được. Một người cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung. Docosan mời quý độc giả tham khảo bài viết này để hiểu hơn về dạ dày và những công việc của nó.

1. Tổng quan về dạ dày

Dạ dày là một cơ quan giàu thành phần cơ nằm ở phía bên trái của bụng trên. Dạ dày nhận thức ăn từ thực quản. Khi thức ăn đến cuối thực quản, nó sẽ đi vào dạ dày thông qua một van cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới.

Dạ dày tiết ra acid và các men tiêu hóa thức ăn. Cơ dạ dày co bóp theo chu kỳ, đảo trộn thức ăn để tăng cường tiêu hóa. Cơ vòng môn vị là một van cơ mở ra để thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non.

Cấu tạo dạ dày khác với ruột non ở điểm nào
Cấu tạo của dạ dày

2. Vị trí của dạ dày

Dạ dày nằm ở tầng trên của ổ bụng, ngay bên dưới vòm cơ hoành bên trái, và được bao quanh bởi nhiều cơ quan khác như gan, tụy, lách. Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa và được kết nối với:

  • Thực quản: một cơ quan hình ống kết nối vùng miệng và họng với dạ dày. Nơi chuyển tiếp giữa thực quản và dạ dày được gọi là cơ vòng thực quản dưới, hay cơ vòng tâm vị.
  • Ruột non: một cơ quan hình ống có thể dài đến vài mét nối từ dạ dày đến ruột già. Phần đầu tiên của ruột non là tá tràng, nơi đầu tiên của ruột non nhận thức ăn từ dạ dày chuyển xuống.

3. Cấu tạo của dạ dày

3.1. Các thành phần của dạ dày

Dạ dày được chia thành 5 vùng:

  • Tâm vị là phần đầu tiên của dạ dày ngay bên dưới thực quản. Phần này có chứa cơ vòng tâm vị (còn được gọi là cơ vòng thực quản dưới), là một vòng cơ giúp ngăn chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Đáy vị là vùng hình tròn của dạ dày nằm bên trái của tâm vị và ngay bên dưới vòm cơ hoành bên trái.
  • Thân vị là phần lớn nhất và khỏe nhất của dạ dày, nơi mà thức ăn được nhào trộn và phân giải thành các hạt thức ăn nhỏ hơn.
  • Hang vị là phần thấp của dạ dày. Đây được xem như nơi lưu trữ thức ăn đã qua nhào trộn và chờ đợi được chuyển xuống tá tràng (phần đầu của ruột non). 
  • Môn vị là nơi mà dạ dày kết nối với ruột non. Ở đây cũng tồn tại một cơ vòng, gọi là cơ vòng môn vị. Nó có chức năng như một van kiểm soát quá trình làm trống dạ dày để đưa thức ăn vào tá tràng, cũng như ngăn cho thức ăn đi ngược từ tá tràng trở lại dạ dày.

3.2. Các lớp của thành dạ dày

Với chức năng chính là co bóp và tiêu hóa thức ăn, thành dạ dày phải có cấu tạo đặc biệt so với phần còn lại của ống tiêu hóa. Nó bao gồm các lớp như sau:

  • Lớp niêm mạc là lớp lót mặt trong của dạ dày, với đặc trưng là những nếp niêm mạc lớn và ngoằn ngoèo khi dạ dày trống. Những nếp niêm mạc này có thể phẳng đi giúp dạ dày giãn to chứa thức ăn và tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.
  • Lớp dưới niêm nằm ngay bên dưới lớp niêm mạc, được tạo thành từ mô liên kết với nhiều mạch máu và mạch bạch huyết, các tế bào và sợi thần kinh.
  • Lớp cơ của dạ dày rất đặc biệt khi được tạo thành từ 3 lớp cơ với các hướng đan chéo nhau, giúp dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn một cách linh hoạt và hiệu quả.
  • Lớp thanh mạc là một lớp xơ mỏng bao bọc bên ngoài dạ dày. Đây cũng là một phần của màng bụng, liên tục với những lớp bọc của các cơ quan khác trong ổ bụng.

4. Chức năng của dạ dày

Dạ dày đảm nhận 3 chức năng chính: 

  • Nơi dự trữ thức ăn tạm thời, như một trạm trung chuyển của thức ăn từ thực quản xuống và tồn lưu khoảng 2 giờ hoặc hơn, trước khi được chuyển tiếp xuống ruột non.
  • Nhào trộn và phân cắt thức ăn bằng sự co bóp và thư giãn luân hồi của các lớp cơ.
  • Tiêu hóa thức ăn bằng các chất men đặc trưng của dạ dày, như pepsin.

Lớp niêm mạc dạ dày bao gồm những tế bào và tuyến chuyên biệt tiết acid hydrochloric (HCl) và men tiêu hóa để tiêu hóa và phân cắt thức ăn. Niêm mạc vùng tâm vị và đáy vị còn tiết thêm chất nhầy để bảo vệ dạ dày khỏi acid mà chính nó tạo ra. 

Một số tế bào chuyên biệt khác ở niêm mạc vùng hang vị còn tiết hormon gastrin vào máu. Gastrin giúp kích thích giải phóng acid và men tiêu hóa từ niêm mạc dạ dày; và giúp các lớp cơ bắt đầu co bóp.

Thức ăn sau đó được phân cắt thành hỗn hợp đặc sệt và mang tính acid, gọi là dịch dưỡng chấp. Cơ vòng môn vị sẽ giãn ra khi dịch dưỡng chấp được hình thành hoàn chỉnh. Dưỡng chấp được đưa xuống tá tràng và phần còn lại của ruột non.

Ruột non đóng vai trò chủ yếu trong việc hấp thu dưỡng chấp. Chức năng hấp thu của dạ dày thì hạn chế hơn nhiều và chỉ giới hạn trong một số chất như hấp thu nước, rượu và một số loại thuốc. 

5. Các bệnh thường gặp ở dạ dày

Dạ dày là một cơ quan tương đối phức tạp và mối liên hệ về mặt giải phẫu và chức năng cũng chặt chẽ với những cơ quan khác. Do đó các bệnh lý hoặc rối loạn chức năng ở dạ dày là rất đa dạng. Sau đây là một số bệnh thường gặp liên quan đến dạ dày.

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Chứng khó tiêu
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm dạ dày
  • Ung thư dạ dày
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày 
  • Xuất huyết tiêu hóa ở dạ dày
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Liệt dạ dày (chậm làm rỗng dạ dày)

6. Tổng kết

Dạ dày là một cơ quan đặc biệt. Chức năng của nó phức tạp hơn nhiều người nghĩ khi nhìn vào vẻ ngoài của nó. Những bệnh lý liên quan đến dạ dày từ đó mà cũng rất đa dạng. Hi vọng qua bài viết này, Docosan có thể giúp quý độc giả biết thêm những điều thú vị xoay quanh chiếc dạ dày quen thuộc của chúng ta.

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Nguồn tư liệu tham khảo

I - Ruột non Trong ống tiêu hóa, tiếp theo môn vị của dạ dày là ruột non. Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn và lớp cơ chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng.

I. Ruột non

- Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày

- Dài 2,8 – 3m

- Cấu tạo:

+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào

+ Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng

+ Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết ra chất nhày

- Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.

- Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.

Hình 28-1. Tá tràng với gan

Hình 28-2. Ảnh tiêu bản lớp niêm mạc ruột non với các tuyến ruột và tế bào tiết chất nhày

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

* Giống nhau: Đều có 4 lớp ( màng bọc, lớp cơ, dưới niêm mạc, niêm mạc)

- Lớp niêm mạc có nhiều tế bào tiết dich ruột, tiết chất nhầy

* Khác nhau:

- Dạ dày: Gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo

- Ruột non: Gồm 2 lớp cơ: cơ doc, cơ vòng

~ Chúc bạn học tốt ~

Cấu tạo của Ruột non

Cấu tạo của ruột non giống như cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Màng bọc: màng bọc của tá tràng cố định là phúc mạc ở mặt trước và mô liên kết ở mặt sau . Phúc mạc của hỗng tràng- hồi tràng được kết nối với phúc mạc thành bụng qua một nếp phúc mạc gọi là mạc treo ruột non. Phúc mạc gồm hai lớp là lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.

Lớp cơ gồm hai lớp cơ trơn. Các sợi cơ của lớp ngoài xếp theo chiều dọc (lớp cơ dọc), các sợi cơ của lớp trong còng quanh thành ống tiêu hóa (lớp cơ vòng). Giữa hai lớp có các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ chi phối cho cơ trơn. Lớp cơ tạo các nhu động ruột đẩy các thành phần trong hệ tiêu hóa về phía trước, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Tại một số điểm trên đường đi, lớp cơ vòng dày lên tạo nên các cơ thắt. Cơ thắt có vai trò làm chậm sự dịch chuyển về phía trước của các thành phần bên trong ống tiêu hóa, giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu có thời gian diễn ra.

Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu và thần kinh, các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết với số lượng khác nhau tùy từng loại. Các mạch máu bao gồm các tiểu động mạch, các mao mạch, các tiểu tĩnh mạch. Đám rối thần kinh trong lớp này là đám rối dưới niêm mạc, có vai trò chi phối cho niêm mạc.

Lớp niêm mạc có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Ở ruột non, niêm mạc là lớp tế bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết nhầy. Ở dưới bề mặt của thượng mô trụ có những tuyến đổ dịch tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.

Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp hình van, bề mặt niêm mạc được bao phủ bằng những nhung mao. Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20-40 nhung mao. Mỗi nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình cột. Bờ tự do của các tế bào biểu mô của nhung mao lại chia thành những vi lông mao nên làm tăng diện tích hấp thu của ruột non lên đến 250-300 m2 . Trong mỗi nhung mao có một mạng lưới mao mạch và mạch bạch huyết. Các tế bào ruột sẽ bị rơi vào lòng ruột và được thay thế bằng các tế mới, tốc độ luân chuyển của tế bào ruột là 1-3 ngày.

Chức năng của Ruột non

Chức năng ruột non là gì? Nhờ diện tích hấp thu lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột mà ruột non là nơi xảy ra sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.

Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Các kiểu vận động của thành ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa gồm có: vận động lắc lư, co bóp phân đoạn, co bóp nhu động, vận động của nhung mao.

Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột, theo các đường tĩnh mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.

Lượng dịch được hấp thu hàng ngày khoảng 8-9 lít bao gồm dịch tiêu hóa và dịch của thức ăn, khoảng 77.5 lít được hấp thu ở ruột non, còn lại xuống ruột già

-------------------------------------------------------------------------------------------

CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người, được nối với phần thực quản và tá tràng ( phần đầu của ruột non).

Giải phẫu học cấu tạo dạ dày

Cấu tạo dạ dày khác với ruột non ở điểm nào

Cấu tạo của dạ dày

Cấu tạo gồm 5 lớp, được liên kết với nhau chặt chẽ gồm các lớp như: Lớp thanh mạc, phúc mạc, lớp cơ ( gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), tấm lưới niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc dạ dày. Cấu tạo dạ dày khá phức tạp và được liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng. Nhờ có cấu tạo lớp cơ chắc chắn, liên kết chặt chẽ nên dạ dày có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4, 6- 5,5 lít nước trong dạ dày.

CHỨC NĂNG CỦA DẠ DÀY

Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận  lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chia dạ dày làm 2 chức năng chính gồm:

Co bóp nghiền thức ăn, trộn thức ăn cho thức ăn thấm acid dịch vị Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.