Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm cách thức trong hội thoại

ĐỀ ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9A. HỘI THOẠI : 20 câu.I. THÔNG HIỂU : 12 câu.Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.Câu 1 : Em đã học tất cả bao nhiêu phương châm hội thoại ?A. 2B. 3C. 4D. 5Câu 2 : Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúngyêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa, là :A. Phương châm về lượng.B. Phương châm về chất.C. Phương châm lịch sự.D. Phương châm quan hệ.Câu 3 : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực, là :A. Phương châm về lượng.B. Phương châm về chất.C. Phương châm lịch sự.D. Phương châm quan hệ.Câu 4 : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề, là :A. Phương châm về lượng.B. Phương châm về chất.C. Phương châm quan hệ.D. Phương châm lịch sự.Câu 5 : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch. Tránh nói mơ hồ, là :A. Phương châm về chất.B. Phương châm quan hệ.C. Phương châm lịch sự.D. Phương châm cách thức.Câu 6 : Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác, là :A. Phương châm về lượng.B. Phương châm quan hệ.C. Phương châm lịch sự.D. Phương châm cách thức.Câu 7: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại ?A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải không thiếu, không thừa.B. Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đủ, không thiếu, không thừa.C. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.D. Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giaotiếp; cần nói cho có nội dung , không được thiếu.Câu 8 : Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại ?A. Khi giao tiếp, phải nói những điều đã có bằng chứng xác thực mà mình và người khác đã cho là đúng.B. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói xa đề.C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.Câu 9 : Thế nào là phương châm quan hệ trong hội thoại ?A. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào yêu cầu giao tiếp, tránh nói lạc đề.B. Khi giao tiếp, cần nói đúng đối tượng giao tiếp, tránh nói lạc đề.C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào nội dung giao tiếp, tránh nói lạc đề.D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.Câu 10 : Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại ?A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, gãy gọn, tránh nói lan man.B. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.C. Khi giao tiếp, cần chú ý nói gọn gàng, tránh lối nói lòng vòng.D. Khi giao tiếp, nên nói thẳng vào đề tài, vào nội dung giao tiếp, tránh nói mơ hồ.Câu 11 : Thế nào là phương châm lịch sự trong hội thoại ?A. Khi giao tiếp, cần thận trọng và tế nhị.B. Khi giao tiếp, cần tế nhị, nhúng nhường người khác.C. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.D. Khi giao tiếp, cần tế nhị, lịch sự với người khác.Câu 12 : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, lời nói phải có bằng chứng xác thực , tránh nói lòng vòng, mơ hồ. Thuộc phương châm hội thoại nào ?A. Phương châm cách thức.B. Phương châm về chất. C. Không thuộc phương châm hội thoại nào.D. Phương châm về lượng.II. NHẬN BIẾT : 4 câu.Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trảlời đúng.Câu 13 : Các thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học ?- Ăn không nên đói, nói chẳng nên lời.- Nói ngọt, lọt đến xương.- Nói bóng, nói gió.- Nói như tép nhảy.A. Phương châm lịch sự . B. Phương châm quan hệ.C. Phương châm về lượng.D. Phương châm cách thức.Câu 14 : Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học ?- Lời chào cao hơn mâm cổ.- Vàng thì thử lửa, thử than,Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.A. Phương châm về lượng.B. Phương châm lịch sự.C. Phương châm về chấtD. Phương châm quan hệ.Câu 15 : Thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đãhọc ?- NgườI khôn nói ít , làm nhiều.Không như người dại nói nhiều nhàm tai.A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.C. Phương châm quan hệ.D. Phươ ng châm lịch sự.Câu 16 : Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đãhọc ?- Nói phải củ cải cũng nghe.- Nói có sách, mách có chứng.- Nói hưu nói vượn.A. Phương châm về lượng.B. Phương châm về chất.C. Phương châm cách thức.D. Phương châm quan hệ.III. VẬN DỤNG : 4 câu.Câu 17 : Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trảlời đúng.An đang chơi bên nhà bạn, chợt chạy về nói với mẹ :- Mẹ ơi con đói bụng quá !Bà mẹ đáp :- Nhà mình mất điện suốt ngày nay.A. Mẹ vi phạm phương châm quan hệ.B. Mẹ không vi phạm phương châm nào cả.C. Mẹ vi phạm phương châm lịch sự.D. Mẹ vi phạm phương châm cách thức.Câu 18 : Câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào ? Con chó vàng của lão Hạc có 4 chân.A. Phương châm về chất.B. Phương châm về lượng.C. Phương châm quan hệ.D. Phương châm cách thức.Câu 19 : Đọc đoạn hội thoại và khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.An : Truyện Kiều của Nguyễn Du có bao nhiêu câu ?Ba : Khoảng hơn ba ngàn câu.A. Ba không tuân thủ phương châm lịch sự.B. Ba không tuân thủ phương châm về chất.C. Ba không tuân thủ phương châm về lượng.D. Ba không tuân thủ phương châm lịch sự.Câu 20 : Trong các biện pháp tu từ, biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự ?A. Ẩn dụ.B. Nhân hóa.C. Nói giảm, nói tránh.D. Hoán dụ.B. KHỞI NGỮ :I. THÔNG HIỂU : 3 câuĐọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.Câu 1 : Thế nào là khởi ngữ ?A. Khởi ngữ là thành phần chủ ngữ đứng trước câu để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.B. Khởi ngữ là thành phần chủ ngữ đứng trước câu để khẳng định đề tài được nói đến trong câu.C. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để khẳng định đề tài được nói đến trong câu.D. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Câu 2 : Trước khởi ngữ thường có thêm từ :A. Về, đối với.B. Mà, vậy mà.C. Qua , qua đó.D. Có, có thể.Câu 3 : Những từ nào dướI đây, thường đứng trước khởi ngữ ?A. Về, đối với.B. Mà, vậy mà.C. Qua , qua đó.E. Có, có thể.II. NHẬN BIẾT : 1 câuCâu 4 : Câu nào dưới đây chứa thành phần khởi ngữ ?A. Trời ơi, chỉ còn năm phút.B. Giàu, tôi cũng giàu rồi.C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa.D. Ồ ! sao cô ấy xinh thế .III. VẬN DỤNG : 1 câuCâu 5 : Dòng nào dưới đây đã chuyển câu : “Anh ấy làm bài cẩn thận lắm” thành câu có khởi ngữ ?A. Anh ấy cẩn thận làm bài lắm.B. Anh ấy cẩn thận lắm khi làm bài.C. Khi anh ấy làm bài thì cẩn thận lắm.D. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.C. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý :I. THÔNG HIỂU : 3 câu.Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.Câu 1 : Thế nào là nghĩa tường minh ?A. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.C. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.Câu 2 : Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu ?A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.Câu 3 : Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :A. - Người nói [ người viết ] hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe [ người đọc ] giải đoán được hàm ý.B. - Người nói [ người viết ] có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe [ người đọc ] giải đoán được hàm ý.C. - Người nói [ người viết ] có ý thức đưa hàm ý vào câu n ói. - Người nghe [ người đọc ] có năng lực giải đoán được hàm ý.D. - Người nói [ người viết ] biết hàm ý là lời nói không trực tiếp. - Người nghe [ người đọc ] có thể giải được hàm ý.II. NHẬN BIẾT : 1 câuCâu 4 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.B. Đêm nay rừng hoang sương muối.C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy.D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.III. VẬN DỤNG : 1 câuCâu 5 : Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.A. Mình sẽ đến đúng hẹn.B. Mình đến muộn một chút nhé !C. Mình bận nhiều việc lắm.D. Mình đến sớm và về sớm nhé.ĐÁP ÁNA. HỘI THOẠI :1 2 3 4 5 6 7 8 9 10D A B C D C C C D B11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C C D B A B B B C CB. KHỞI NGỮ :1 2 3 4 5D A A B DC. NGHĨA TƯỜNG MINH, HÀM Ý :1 2 3 4 5C B C B C

tìm các câu thành ngữ tục ngữ liên quan đến 5 phương châm hội thoại

Trắc Nghiệm – Các phương châm về lượng, hội thoại

Câu 1: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm cách thức

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm về lượng

D. Phương châm về chất

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nói nhăng nói cuội là nói những điều không chắc chắn, không đúng, vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp

Câu 2: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm về chất

C. Phương châm về lượng

D. Phương châm cách thức

Chọn đáp án: B

Giải thích: Ăn ốc nói mò có nghĩa là nói không có căn cứ, nói không chính xác

Câu 3: Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm quan hệ

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nói đơm nói đặt là nói những điều bịa đặt, không đúng thực tế

Câu 4: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm lịch sự

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm về lượng

Chọn đáp án: B

Câu 5: Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?

A. Phương châm lịch sự

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm về lượng

Chọn đáp án: D

Giải thích: Thừa thông tin: bằng đôi mắt

Câu 6: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:

Xem thêm :  Giáo án Thơ: Bài Thơ Mưa Rơi

– Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

– Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

– Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm cách thức

C. Phương châm về chất

D. Phương châm về lượng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Câu trả lời của A Phủ không đáp ứng về mặt thông tin đối với câu hỏi, nhưng tạo ra hàm ý dùng công chuộc tội

Câu 7: Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại?

A. 4      B. 5

C. 6      D. 7

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phương châm hội thoại trong chương trình lớp 9: phương châm về chất, lượng, cách thức, lịch sự, quan hệ

Câu 8: Phương châm về lượng là gì?

A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật

B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa

C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp

D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng

Chọn đáp án: C

Câu 9: Thế nào là phương châm về chất?

A. Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa

C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: A

Câu 10: Phương châm quan hệ là gì?

A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị

B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác

C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

Chọn đáp án: D

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

HỎI THĂM SƯ

Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:

– A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?

Sư đáp:

– Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.

– Thế sư ông già có chết không?

– Ai già lại chẳng chết!

– Thế sau này lấy đâu ra sư con?

[Truyện cười dân gian Việt Nam]

Câu 11:

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Chọn đáp án: A

Giải thích: Anh học trò không hiểu chuyện nên đưa ra những câu hỏi không có thực tế.

Câu 12: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?

A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp

B. Hiểu được nội dung mình định nói gì

C. Biết im lặng khi cần thiết

D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như mục đích, nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp… sẽ giúp người nói không vi phạm các phương châm hội thoại

Câu 13: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Lan hỏi Bình

– Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?

– Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!

A. phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Chọn đáp án: B

Giải thích: Trả lời thiếu thông tin

Câu 14: Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Giao tiếp là sự linh hoạt trong việc truyền và tiếp nhận thông tin, vì vậy mà các phương châm hội thoại không phải sự bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp

Câu 15: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?

A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn

C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó

D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp

Chọn đáp án: C

Câu 16: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

1. Nói có sách mách có chứng

2. Biết thưa thì thốt

Không biết dựa cột mà nghe.

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Chọn đáp án: B

Giải thích: Các câu tục ngữ hướng người giao tiếp nói đúng sự thật

Câu 17: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm lịch sự

Chọn đáp án: A

Soạn bài Các phương châm về lượng

Câu 3. Đọc truyện cười sau [SGK – 11] và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

Lời giải chi tiết

I. Phương châm về lượng

Ví dụ: Trả lời câu hỏi SGK – 8

– Bản thân từ “bơi” đã cho người ta biết: ở dưới nước. Điều mà An cần biết là một địa điểm học bơi cụ thể [Bể bơi nào? Sông, hồ,… nào?]

– Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.

– Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý lời nói thiếu nội dung sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn giao tiếp.

Ví dụ 2: Trả lời câu hỏi SGK – 9

– Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

– Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

+ Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

+ Nội dung của lời nói phải đủ [không thiếu, không thừa].

=> Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu [phương châm về lượng]

Trên đây là các phương châm về lượng, hội thoại được Bpackingapp.com tổng học các bài trắc nghiệm dành cho bạn đọc tham khảo, chúc các bạn học thật tốt nhé!

Video liên quan

Chủ Đề