Cây gì k lá là dụng cụ đố vui năm 2024

15 câu đố vui về các loài cây sau đây sẽ giúp bạn rèn luyện trí thông minh, khả năng quan sát và tưởng tượng cho trẻ em.

1. Cây gì gặp nóng tan mau May chăng còn lại một thau nước đầy – Là cây gì?

Đáp án: Cây nước đá

2. Học thì giỏi, không đi thi

Ức tình với bạn ra đi ở chùa – Là cây gì?

Đáp án: Cây thông

3. Cây gì không lá không thân Mình vàng không rễ ở gần nhà ta – Là cây gì?

Đáp án: Cây rơm

Ảnh minh họa.

4. Xưa kia tôi ở trên rừng Người lên cắt gốc, buộc lưng quẩy về Người giữ người đánh thỏa thuê Bắt tôi chịu đủ mọi bề gió sương Đã vậy người còn không thương Treo thân dốc ngược trăm đường đắng cay – Là cây gì?

Đáp án: Cây tranh [dùng lợp nhà]

5. Mình vàng lại mặc áo xanh Rủ nhau đi tắm ao làng mấy hôm Tắm xong ốm nghén nằm ươn Sinh ra đứa bé như con bạch xà – Là cây gì?

Đáp án: Cây giá đậu xanh

6. Cây gì thẳng tắp trước nhà Trái ngon dành tặng riêng bà, bà ơi – Là cây gì?

Đáp án: Cây cau

7. Thần thần bút bút linh linh Thiên văn địa lý tung hoành khắp nơi Tứ thời đứng dậy chống trời Già rồi thác xuống cho người làm ăn – Là cây gì?

Đáp án: Cây tre

8. Sinh ra từ một gốc Tên bỗng chốc thành hai Non: mang tên tuổi nhỏ Già: sẽ làm chông gai – Là cây gì?

Đáp án: Cây măng, cây tre

9. Đầu rồng, đuôi phượng, ống tơ Lấy đầu rồng nuôi nghiệp tổ tông Vắt lấy nước cứu bàn dân thiên hạ – Là cây gì?

Đáp án: Cây mía

10. Tựa như cây trúc ngoài đồng Trâu dòm thấy ngán, người trông thấy thèm – Là cây gì?

Đáp án: Cây mía

11. Mẹ không chồng nuôi con dưới gót Con nhờ mẹ bóng mát tàn che Đến khi vui thú thuyền bè Con ơi ở lại, mẹ về quê hương – Là cây gì?

Đáp án: Cây chuối

Ảnh minh họa.

12. Áo đơn áo kép Đứng nép bờ ao Gió thổi ào ào Mà không động đậy – Là cây gì?

Đáp án: Cây chuối

13. Có cây mà chẳng có cành Có quả để dành mà cúng tiên sư – Là cây gì?

Đáp án: Cây cau

14. Cây cao một trượng Có vũng nước trong Không có chim gì uống được – Là cây gì?

Đáp án: Cây dừa

15. Một năm có mười hai tháng Một tháng có ba mươi ngày Chọn một ngày trồng cây không rễ – Là cây gì?

Đáp án: Cây nêu

Theo L.N/Infonet

Để rèn luyện khả năng tư duy, dạy con thông minh từ nhỏ, cha mẹ đừng bỏ qua những câu đố giúp các bé suy nghĩ logic và phát triển trí tưởng tượng phong phú. Bố mẹ hãy tham kháo ngay các câu đố tư duy cho trẻ tiểu học đầy thú vị sau đây nhé.

Các câu hỏi tư duy cho trẻ 6 tuổi thú vị kích thích tư duy hình tượng và tư duy logic

Câu đố vui là một trong những “công cụ” tuyệt vời để khơi dậy khả năng tư duy, ghi nhớ và phán đoán của con. Không tốn thời gian và công sức để chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi giải câu đố nhưng mẹ và bé 6 tuổi sẽ có được những giờ phút vô cùng vui nhộn. Những câu đố này thường xoay quanh các đồ vật, con vật, hiện tượng,… xung quanh trẻ, thường có tính tượng hình cao nên sẽ khơi gợi nhiều sự liên tưởng, khả năng sáng tạo, ghi nhớ lâu và hứng thú cho bé.

Câu đố vui 1

Da cóc mà bọc trứng gà

Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn.

Là quả gì?

Đáp án: Quả mít

Quả mít đặc điểm nhận dạng vỏ xù xì nhưng thơm phưng phức

Câu đố vui 2

Da cóc mà bọc bột lọc

Bột lọc mà bọc hòn son

Là quả gì?

Đáp án: Quả vải.

Câu đố vui 3

Da cóc mà bọc bột lọc

Bột lọc mà bọc hòn than

Là quả gì?

Đáp án: Quả nhãn.

Nhãn cùi trắng, hạt đen, ngọt thơm ngày hè

Câu đố vui 4

Ruột chấm vừng đen

Ăn vào mà xem

Vừa bổ vừa mát

Là quả gì nào?

Đáp án: Quả thanh long.

Câu đố vui 5

Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà

Bao nhiêu tay tỏa rộng ra

Như vẫy như đón bạn ta đến trường

Là cây gì?

Đáp án: Cây phượng.

Hoa phượng đỏ rực rỡ góc sân trường

Câu đố vui 6

Mình rồng, đuôi phụng le te

Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con

Là cây gì nào?

Đáp án: Cây cau.

Xem thêm: 20 trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 6 tuổi HẤP DẪN NHẤT

Câu đố vui 7

Cây gì nhỏ nhỏ

Hạt nó nuôi người

Chín vàng nơi nơi

Dân làng đi hái

Là cây gì nào?

Đáp án: Cây lúa.

Lúa vàng trĩu bông, gạo thơm dẻo ngọt “nuôi” chúng ta hàng ngày

Câu đố vui 8

Từ trong làn nước xanh trong.

Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.

Nở hoa làm đẹp cho đời.

Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?

Đố bạn là cây gì?

Đáp án: Cây hoa súng

Câu đố vui 9

Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.

Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.

Thân cao vun vút lạ kỳ.

Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê.

Đố bạn biết là cây gì?

Đáp án: Cây tre.

Lũy tre xanh gắn bó với làng quê Việt Nam

Câu đố vui 10

Cây gì không lá, không hoa

Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?

Là cây gì?

Đáp án: Cây nến.

Cây nến ước nguyện mỗi dịp sinh nhật bé

Câu đố vui 11

Thân em nửa chuột, nửa chim

Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay

Trời cho tai mắt giỏi thay

Tối đen tối mịt cứ bay vù vù

Đố biết là con gì?

Đáp án: Con dơi.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tư duy – Biểu hiện và lời khuyên xử lý

Câu đố vui 12

Con gì ăn no

Bụng to mắt híp

Mồm kêu ụt ịt

Nằm thở phì phò

Là con gì nào?

Đáp án: Con heo.

Con heo bụng to mắt híp, hết ăn lại nằm.

Câu đố vui 13

Bốn cột tứ trụ

Người ngự lên trên

Gươm bạc hai bên

Chầu vua thượng đế

Là con gì?

Là con gì?

Đáp án: Con voi.

Câu đố vui 14

Thường nằm đầu hè

Giữ nhà cho chủ

Người lạ nó sủa

Người quen nó mừng

Đố bạn nhỏ biết là con gì?

Đáp án: Con chó.

Con chó trông nhà khi chúng ta đi vắng.

Câu đố vui 15

Con gì chân ngắn

Mà lại có màng

Mỏ bẹt màu vàng

Hay kêu cạp cạp?

Đố là con gì?

Đáp án: Con vịt.

Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất

Câu đố vui 16

Cái mỏ xinh xinh

Hai chân tí xíu

Lông vàng mát dịu

“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày

Đố bạn nhỏ biết là con gì nào?

Đáp án: Con gà con.

Gà con lông vàng như tơ, kêu “chiếp, chiếp”.

Câu đố vui 17

Chẳng lợp mà thành mái

Chẳng cấy mà mọc đều

Già thì trắng phau phau

Non thì đen kin kít

Đố bạn biết là gì?

Đáp án: Mái tóc.

Câu đố vui 18

Hai cô nằm nghỉ hai phòng

Ngày thì mở cửa ra trông

Đêm thì đóng cửa

Lấp trong ra ngoài

Đố biết là gì?

Đáp án: Đôi mắt.

Đôi mắt với đặc điểm ngày mở, đêm đóng.

Câu đố vui 19

Trên hang đá, dưới hang đá

Giữa có con cá thờn bơn

Đố bạn nhỏ biết là cái gì nào?

Đáp án: Cái miệng.

Xem thêm: Dạy trẻ tư duy ngược có phải điều quá mạo hiểm không?

Câu đố vui 20

Từ trong làn nước xanh trong

Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.

Nở hoa làm đẹp cho đời

Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh

Đố bạn nhỏ biết là hoa gì nào?

Đáp án: Hoa súng

Hoa súng – loài hoa mang tên một loại vũ khí.

Câu đố vui 21

Bốn cây cột đình

Hai đinh nhọn hoắt

Hai cái lúc lắc

Một cái tòn teng

Trùng trục da đen

Lại ưa nằm trũng

Là là con gì?

Đáp án: Con trâu

Câu đố vui 22

Tôi vốn rất hiền lành

Thường ăn lá, rau thôi

Bộ lông tôi dày, xốp

Làm thành len tặng người

Đố bạn biết tôi là?

Đáp án: con cừu

Cừu với bộ lông ấm áp, làm áo cho con người.

Câu đố vui 23

Thân dài thườn thượt

Ruột thẳng băng băng

Khi thịt bị cắt khỏi chân

Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi

Đố bạn nhỏ biết là cái gì nào?

Đáp án: Cây bút chì

Cây bút chì các bé dùng để viết, vẽ.

Câu đố vui 24

Một chàng thanh niên quý tộc vào cửa hàng bánh, yêu cầu:

Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, đựng vào 4 cái hộp bánh, mà mỗi hộp chỉ có đúng 3 cái bánh!

Ông chủ đang ngơ ngác thì chú bé Gauss – người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng người Đức – chạy ra đỡ lời ông chủ:

Xin ngài cứ yên tâm, bánh sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ngay đây ạ.

Vậy Gauss đã làm thế nào?

Đáp án: Cậu bé Gauss xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó vào một cái hộp to.

Câu đố vui 25

Trạm thuế của tên cướp khét tiếng quy định như sau:

Nếu ai đem gia súc qua trạm thuế đều bị thu một nửa. Nếu số gia súc lẻ sẽ khấu thêm nửa con. Sau đó sẽ trả lại cho chủ 1 con.

Ba anh em nọ dắt 5 con dê qua trạm. Thấy quy định đó, người anh cả liền nghĩ ra một kế. Họ qua trạm rất dễ dàng, không mất một con dê nào.

Bạn có biết họ đã làm thế nào không?

Đáp án: Họ chia nhau mỗi người chỉ mang 1 hoặc 2 con dê. Như vậy sẽ không bị thu một con dê nào cả.

Khi đọc những câu đố vui cho trẻ em, mẹ nên vỗ tay theo nhịp, khuyến khích bé đọc theo sẽ làm cho không khí càng thêm sôi nổi. Để thêm phần hứng thú cho trẻ 6 tuổi, mẹ có thể chuẩn bị một vài phần quà nho nhỏ như bánh kẹo hay món ăn nào đó dành cho bé khi bé trả lời đúng đáp án. Các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên sưu tầm những câu đố mới, đa dạng để làm cho mỗi lần chơi trò chơi này luôn mới lạ với bé. Có nhiều dạng câu hỏi thường gặp như dạng câu đố dân gian, tượng hình, giúp bé tăng khả năng tưởng tượng, hay dạng câu đố về toán học, lồng ghép bằng các tình huống cụ thể giúp bé 6 tuổi rèn luyện tư duy logic và làm quen với các phép toán.

50+ câu đố tư duy cho trẻ tiểu học rèn luyện tư duy phản biện, khả năng tranh luận và tự nhận thức

Một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ tiểu học là dạy trẻ tư duy phản biện và khả năng tranh luận. Ngoài ra khả năng tự nhận thức, phát hiện điểm mạnh, khả năng của bản thân ở trẻ 6 tuổi cũng cần được các bậc phụ huynh chú trọng.

Các câu hỏi thường gặp để rèn luyện tư duy phản biện và tranh luận cho bé.

Thông minh, nhanh nhạy, giàu cảm xúc, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực, có những mối quan hệ xã hội tốt, khả năng phấn đấu, thể hiện năng lực tốt là những thứ mà trẻ có thể rèn luyện khi cha mẹ áp dụng 50 câu đố tư duy cho trẻ tiểu học dưới đây.

Câu hỏi số 1: Điều gì làm con thấy hạnh phúc nhất?

Câu hỏi này giúp trẻ bộc lộ cảm xúc chân thật của bản thân từ đó cha mẹ hiểu con hơn để điều chỉnh cuộc sống của con luôn vui vẻ, hạnh phúc. Thậm chí, qua câu hỏi này tài năng của trẻ nhỏ có thể được phát hiện và chắp cánh cho sự nghiệp của trẻ trong tương lai.

Câu hỏi số 2: Điều gì tuyệt vời nhất [tồi tệ nhất] đã xảy ra với con ngày hôm nay?

Trẻ nhỏ luôn có nhu được chia sẻ tâm sự, các mẹ hãy trở thành người đồng hành cùng con nhé. Những câu hỏi như: “Điều gì tuyệt vời nhất [tồi tệ nhất] đã xảy ra với con ngày hôm nay?” có thể giúp trẻ vượt qua được những cảm giác tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tự ti,… hiệu quả. Đồng thời, cũng giúp sợi dây liên kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên chặt chẽ hơn.

Câu hỏi số 3: Con thích kết bạn với những người như thế nào? Tại sao?

Dân gian có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, phải biết chọn bạn mà chơi, do bạn bè có vai trò rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Mẹ nên khuyến khích con kết thật nhiều bạn bè ở trường lớp và ở nhà. Tuy nhiên, đừng quên quản lý các mối quan hệ của con bằng cách hỏi con về những người bạn con thích chơi thân, và nhắc nhở trẻ chấm dứt các mối quan hệ xấu kịp thời.

Câu hỏi số 4: Đâu là 5 từ đúng nhất để miêu tả về con?

Câu hỏi này giúp bé phát triển khả năng tư duy bằng hình ảnh, vận dụng khả năng ngôn ngữ để diễn đạt khi giao tiếp. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, lúc đó bạn cần ở bên để gợi ý cho con cách trả lời và sử dụng các từ ngữ miêu tả hợp tình huống gợi ý cho bé.

Câu hỏi số 5: Điều gì khiến con cảm thấy biết ơn nhất?

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ thể hiện sự tôn trọng những người đã giúp đỡ và yêu thương trẻ. Thông qua câu chuyện trẻ kể, mẹ hãy dạy cho con cách tỏ lòng biết ơn với những điều nhỏ nhặt [như nhận quà, chấp nhận sự tha thứ] và nhiều người [như bạn bè, người lớn tuổi, người thân, người đã giúp đỡ mình].

Câu hỏi số 6: Con nghĩ tương lai của mình sẽ như thế nào?

Câu hỏi giúp cha mẹ hiểu hơn về ước mơ cũng như sở thích của con. Trẻ có thể có rất nhiều ước mơ khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và mẹ nên lặp lại câu hỏi này ở mỗi giai đoạn đó để hiểu được suy nghĩ của con.

Câu hỏi số 7: Con có thể làm gì và dạy lại người khác điều đó không?

Câu hỏi này dạy trẻ hiểu được giá trị của mình và tự hào về những điều mà mình có thể làm được cho người khác. Với trẻ 6 tuổi, cha mẹ có thể hỏi cách chúng dạy bạn chơi một trò chơi mới, lắp lego, hay giải một phép tính,… Sau cùng, điều tuyệt vời mà trẻ đạt được là sự tự tin, tăng khả năng ham học hỏi, tăng khả năng diễn đạt và có thêm nhiều bạn bè.

Câu hỏi số 8: Con học được gì từ điều tuyệt vời nhất/tồi tệ nhất mà mình đã trải qua?

Câu hỏi này giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và sống có mục đích hơn. Nếu điều trẻ kỳ vọng mà không đạt được kiến trẻ buồn, hãy động viên để lần sau con làm tốt hơn. Nếu trẻ tỏ ra hứng thú khi kể về điều tuyệt vời mà trẻ làm được, hãy khích lệ để trẻ lặp lại niềm vui đó thêm nhiều lần nữa.

Câu hỏi số 8: Nếu có thể thay đổi thế giới, con sẽ cần phải làm gì?

Khi trả lời câu hỏi này trẻ sẽ thể hiện tài quan sát và đánh giá sự vật xung quanh mình, sau đó là tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà trẻ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống.

Câu hỏi số 9: Con nghĩ người khác cảm nhận thế nào về…?

Trẻ nhỏ thường chỉ hay tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc cá nhân, thiếu sự đồng cảm với người khác. Câu hỏi này giúp trẻ thử đặt mình vào vai trò của người khác để phát triển các dạng cảm xúc quan trọng như sự thông cảm, lòng vị tha, sự quan tâm.

Câu hỏi số 10: Trong tất cả những thứ con học được, điều gì con nghĩ là ý nghĩa nhất với con?

Câu hỏi mở ra những cuộc trò chuyện thú vị giữa mẹ và con. Mẹ sẽ đóng vai trò là người hỏi và lắng nghe để trẻ miêu tả lại câu chuyện của chúng, giúp trẻ nhận ra bài học từ các câu chuyện đó. Tư duy của trẻ được hình thành từ các hoạt động hàng ngày. Đặt những câu hỏi cho trẻ nhỏ là một trong những hoạt động có thể kích thích tư duy của trẻ tối ưu nhất. Mọi câu hỏi đều có thể được trả lời và mẹ có thể gợi ý để trẻ có tương tác giao tiếp và tư duy nhanh nhạy hơn.

Xem thêm: Có nên cho trẻ học toán tư duy không? – Giải đáp TẤT TẦN TẬT

Câu hỏi số 11: Nếu con là người nổi tiếng, con muốn nổi tiếng về điều gì? Vì sao?

Thần tượng của bé có thể là siêu nhân, hoặc một ca sĩ nhí mà bé yêu thích… Hãy lắng nghe câu trả lời của bé và đừng coi đó là điều vô lý. Thần tượng của con có thể cho mẹ biết rất nhiều điều về tính cách và khuynh hướng nghề nghiệp thích hợp với bé sau này. Chẳng hạn, bé muốn làm siêu nhân để cứu giúp được nhiều người, chứng tỏ bé có lòng yêu thương, sự bao dung, có thể khuynh hướng nghề nghiệp về chữa lành, chăm sóc như bác sĩ, cứu hộ, điều dưỡng có thể phù hợp với trẻ trong tương lai.

Câu hỏi số 12: Con có thể nói ngược bảng chữ cái không?

Câu hỏi giúp trẻ thể hiện khả năng tư duy logic, không chỉ dừng lại ở học thuộc và ghi nhớ.

Câu hỏi số 13: Trẻ em có điện thoại di động riêng là tốt hay xấu?

Câu hỏi khuyến khích bé đưa ra quan điểm cá nhân, từ dó cha định hướng con những nhận định đúng đắn.

Câu hỏi số 14: Điều gì sẽ xảy ra nếu con để bột nặn trên bàn suốt đêm?

Câu hỏi này sẽ kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ sẽ cần quan sát sự vật, hiện tượng một thời gian mới có thể đưa ra nhận định, cha mẹ có thể lồng ghép thêm các kiến thức vật lý, lý giải cho con tại sao lại có hiện tượng đó. Con sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn bằng hình ảnh trực quan.

Câu hỏi số 15: Con muốn giống mẹ hơn hay giống bố hơn?

Con sẽ trở thành người như thế nào, hình mẫu đầu tiên chính là cha mẹ, nên cha mẹ hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, làm gương tốt cho con cái. Trả lời câu này không phải để biết trẻ yêu ai hơn mà trẻ sẽ cần quan sát, đánh giá điểm tốt và chưa tốt của những người xung quanh, chọn lọc những điều tốt để trẻ noi gương.

Câu hỏi số 16: Con thích loài động vật nào nhất?

Trẻ thoải mái thể hiện sở thích cá nhân, phát triển khả năng quan sát mọi thứ xung quanh, yêu thương động vật cũng là cách để trẻ nuôi dưỡng và phát triển về mặt biểu đạt cảm xúc.

Câu hỏi số 17: Nếu con có thể quay ngược thời gian trở về quá khứ, con sẽ chọn khoảng thời gian nào? Vì sao?

Khi trả lời câu này, trẻ sẽ thể hiện khả năng tưởng tượng, sáng tạo kể cả điều đó không có thực.

Câu hỏi số 18: Theo con, có sự sống trên các hành tinh khác không?

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ học hỏi nhiều phương diện, sự tưởng tượng không giới hạn, để phát hiện tiềm năng của con. Trẻ được tưởng tượng, khám phá thế giới xung quanh.

Câu hỏi số 19: Điều gì sẽ xảy ra nếu trời không bao giờ mưa?

Câu hỏi này sẽ kích thích năng lực quan sát hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ, trẻ có thể tự đúc kết câu trả lời từ những bài học cuộc sống thực tế chứ không chỉ qua sách vở hay tivi.

Câu hỏi số 20: Bạn có thể nói “Xin chào” bằng ba giọng khác nhau không?

Trẻ được thể hiện kỹ năng nhập vai, biểu đạt ngôn ngữ, cảm xúc qua nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Câu hỏi số 21: Hôm nay bạn hỏi giáo viên câu hỏi gì?

Trẻ có cơ hội phát triển và rèn luyện khả năng kể chuyện, tường thuật lại một vấn đề hay sự việc nào đó đã xảy ra, giúp tư tư duy biểu đạt ngôn ngữ và xâu chuỗi diễn biến logic.h

Câu hỏi số 22: 10 điều khác nhau con có thể làm với một chiếc cốc là gì?

Câu hỏi này giúp trẻ quan sát và nhìn nhận sự vật, sự việc đa chiều, thậm chí liên tưởng và phát minh thêm những điều mới. Ví dụ, một cái cốc con có thể làm nhiều thứ không chỉ để uống nước, còn có thể làm ống đựng bút, cán bột, chặn giấy, cốc đánh răng,…

Câu hỏi số 23: Có nên mặc đồng phục khi đi học không? Con có thích mặc đồng phục không?

Câu hỏi này giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tư duy nhìn nhận vấn đề từ hẹp đến rộng.

Câu hỏi số 24: Có phải ông già Noel chỉ mang quà cho những đứa trẻ ngoan?

Câu hỏi này giúp trẻ tự nhận thức được cái được cái mất nếu là đứa trẻ ngoan, từ đó cha mẹ định hướng hành vi đúng đắn cho con.

Câu hỏi số 25: Liệu sở thú có thực sự tốt cho các loài động vật?

Cha mẹ khuyến khích trẻ quan sát mọi thứ xung quanh và đưa ra nhận định cá nhân về các sự vật, sự việc.

Câu hỏi số 26: Con thà sống đến 100 tuổi buồn bã hay sống đến 50 tuổi mà vui vẻ?

Cha mẹ hướng con làm những việc tốt, những việc vui vẻ, những việc có ích cho xã hội, để cuộc sống của con tràn ngập tình yêu thương và có ý nghĩa.

Câu hỏi số 27: Làm thế nào con có thể mô tả một cái cây mà không nói màu xanh, cây hay lá?

Trả lời câu này bé cần vận dụng từ ngữ miêu tả linh hoạt cùng khả năng quan sát nhạy bén để tìm ra được những đặc điểm khác của cái cây ngoài màu xanh, cây hay lá.

Câu hỏi số 28: Con sẽ làm gì để giải trí nếu không có TV, máy tính bảng, trò chơi điện tử hoặc điện thoại thông minh?

Câu hỏi này khuyến khích trẻ tự đề xuất phương án, tự quyết định một số việc cá nhân nhưng thực tế vẫn trong phạm vi mong muốn của cha mẹ. Với trẻ nhỏ, càng cấm cản thường càng phản tác dụng, để con cảm thấy được tự đưa ra quyết định bé sẽ nhiệt tình làm theo điều mà bé lựa chọn.

Câu hỏi số 29: Con muốn sống ở thành thị hay nông thôn hơn?

Câu hỏi này giúp cha mẹ hiểu hơn về sở thích, cách nhìn nhận cuộc sống của con.

Câu hỏi số 30: Con có thể sống mà không có internet không?

Trẻ nhỏ hiện nay tiếp xúc với internet từ rất sớm, có mặt tốt cũng có mặt xấu, nhưng câu hỏi này sẽ giúp con hướng đến cuộc sống thực tại nhiều hơn, trẻ có thể tìm thấy nhiều trò chơi, nhiều điều hay từ thiên nhiên, từ mọi thứ xung quanh.

Câu hỏi số 31: Cuộc sống của bạn sẽ khác như thế nào nếu bạn có một anh chị em khác?

Câu hỏi giúp trẻ thể hiện khả năng tưởng tượng cũng như năng lực biểu đạt cảm xúc của bạn thân, trau dồi tình cảm giữa các thanh viên trong gia đình.

Câu hỏi số 32: Môn học nào con yêu thích nhất?

Cha mẹ có thể hiểu hơn về sở thích và thiên hướng phát triển của con qua câu hỏi này, từ đó chú trọng bồi dưỡng năng khiếu cho con. Mỗi người có một thế mạnh riêng và nếu được làm theo sở thích và sở trưởng thì kết quả bao giờ cũng cao hơn, trẻ càng tự tin phát triển và thể hiện bản thân hơn.

Câu hỏi số 33: Sẽ như thế nào nếu con người có thể bay?

Câu hỏi này giúp trẻ thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của bản thân.

Câu hỏi số 34: Con nghĩ kỹ năng quan trọng nhất mà con có thể đạt được khi trưởng thành là gì?

Câu hỏi này không chỉ thể hiện khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ mà cha mẹ còn có thể hiểu hơn về điểm mạnh, điều con tự tin nhất và mong muốn, ước mơ của con.

Câu hỏi số 35: Nếu con có thể đổi chỗ cho bất kỳ ai khác trong gia đình trong một ngày, con sẽ chọn ai và tại sao?

Câu hỏi giúp trẻ có thể tưởng tượng và nhập vai vào những thành viên khác nhau trong gia đình, để hiểu được vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên, từ đó gắn kết tình cảm gia đình khăng khít hơn.

Câu hỏi số 36: Nếu con có thể có một điều ước thì đó sẽ là gì?

Cha mẹ có thể hiểu hơn về mỏi muốn của con tại từng thời điểm, từng giai đoạn, là người bạn chia sẻ cũng như góp sức giúp cho điều ước của con thành hiện thực.

Câu hỏi số 37: Nếu động vật có thể nói chuyện, bạn sẽ hỏi câu hỏi gì?

Câu hỏi này giúp trẻ thể hiện tư duy sáng tạo, tưởng tượng về thế giới xung quanh, nhân cách hóa mọi vật như trong hoạt hình vậy.

Câu hỏi số 38: Con có thể phát minh ra thứ gì để giúp ích cho gia đình mình?

Nếu được hỏi câu này, trẻ sẽ tăng tính hiếu kỳ, mày mò khám phá mọi thứ xung quanh để đưa ra câu trả lời.

Câu hỏi số 39: Con sẽ mang theo hai món đồ nào nếu biết mình sẽ bị mắc kẹt trên một hòn đảo và tại sao?

Để trả lời câu hỏi này trẻ sẽ cần chọn lọc những thứ thiết yếu, quan trọng và cần thiết nhất với trẻ để sinh tồn trên đảo, đây cũng là câu hỏi khơi gợi phát triển kỹ năng sống cho trẻ.

Câu hỏi số 40: Điều gì con có thể làm hôm nay mà năm ngoái con không làm được?

Để con tự nhìn nhận, đánh giá bản thân kể cả mặt tiến bộ và mặt chưa cải thiện, từ đó con sẽ có trách nhiệm với bản thân mình hơn.

Câu hỏi số 41: Một người tự tin trông như thế nào?

Câu hỏi giúp thể hiện khả năng quan sát về mọi thứ xung quanh của trẻ cũng như năng lực vận dụng từ ngữ miêu tả để biểu đạt lời nói.

Câu hỏi số 42: Con tự tin điểm nào nhất ở bản thân?

Câu hỏi giúp cha mẹ hiểu hơn về điểm mạnh của có từ đó định hướng phát triển dễ dàng hơn cho trẻ.

Câu hỏi số 43: Bạn có thể mô tả vị “mặn” và “ngọt” mà không dùng những từ đó không?

Con cần vận dụng vốn từ miêu tả cảm nhận và khả năng liên kết sự vật sự việc để diễn tả được câu hỏi này.

Câu hỏi số 44: 10 năm sau con muốn sở hữu những gì và trở thành người như thế nào?

Câu hỏi này không chỉ thể hiện khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ mà cha mẹ còn có thể hiểu hơn về điểm mạnh, điều con tự tin nhất và mong muốn, ước mơ của con.

Câu hỏi số 45: Nếu được quay trở lại 3 năm trước để gặp lại chính bản thân mình tại thời điểm đó, con sẽ khuyên mình điều gì?

Đây thực sự là một câu hỏi lý thú giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo và trí nhớ. Hơn thế nữa, mẹ có thể dạy con trở thành một người dám đối diện thực tế và trở nên mạnh mẽ hơn sau những thất vọng, thất bại và nuối tiếc.

Bằng cách tự đặt mình vào các tình huống, kể cả giả tưởng tương lai hay quay lại quá khứ và trả lời các câu hỏi, bé sẽ có cơ hội nói lên suy nghĩ của bản thân, thể hiện những đặc điểm tính cách mà bình thường cha mẹ chưa có cơ hội thấy được ở con. Từ đó giúp cha mẹ và giáo viên có thể hiểu thêm về bé, giúp con xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh. Hơn nữa, những câu hỏi phản biện sẽ giúp bé tăng khả năng tưởng tượng, tư duy logic và có góc nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, sự việc nào đó.

Mong rằng bài viết trên đã giúp các bậc làm cha làm mẹ có thêm những “mẹo” dạy con hay thông qua những câu đố tư duy cho trẻ tiểu học.

Nếu bố mẹ đang quan tâm tới các khoá học kỹ năng sống cho con, khóa học KidUP của Tổ chức giáo dục UPO chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn! Khoá học chú trọng rèn luyện khả năng tư duy tự thức với nhiều bài học đa dạng, thú vị giúp rèn luyện cho trẻ toàn diện nhiều kỹ năng sống. Cha mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Chủ Đề