Cây quýt ra hoa tháng máy

Cây quýt hồng cũng như cây có múi khác, cần có thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì vậy, ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt.

Xử lý ra hoa quýt hồng

Cây quýt hồng cũng như cây có múi khác, cần có thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì vậy, ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt.

Sau khi thu hoạch xong tiến hành bón phân cho cây phục hồi sức, đến khoảng  30 ngày sau khi vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh,.. Không nên cắt tỉa cành sớm vì cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này [hoa sẽ ra muộn dẫn đến thu hoạch muộn].

Cây được bón phân lần 2 và tưới nước vừa đủ ẩm trước khi tiến hành xử lý hoa. Sau khi ngưng tưới nước khoảng 15 – 20 ngày [khi cây có biểu hiện héo] thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2 3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Từ ngày thứ 4 trở về sau tưới mỗi ngày 1 lần. 7 – 15 ngày sau khi tưới lượt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10 – 15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa [đậu quả].

  1. Các yếu tố liên quan đến việc xử lý ra hoa thành công

Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón có hàm lượng đạm cao.

Đất quá ẩm và thời gian khô hạn không đủ để cây phân hóa mầm hoa.

Trên cây xuất hiện nhiều tược non và cành vượt không được tỉa bỏ thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây.

  1. Neo quả

Đến thời điểm thu hoạch mà giá hạ thì có thể neo quả được trên cây từ 15 – 30 ngày nữa để chờ giá xuất bán, bằng cách phun lên cây sản phẩm như: Retain, ProGbbe,… Tuy nhiên, chúng ta không nên neo quả quá lâu trên cây sẽ ảnh hưởng đến  khả năng ra hoa của cây ở vụ sau và tuổi thọ của cây bị giảm.

  1. Tỉa cành

Công việc tỉa cành được tiến hành hằng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

  • Cành đã mang quả [thường rất ngắn khoảng 10 – 15 cm].
  • Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả.
  • Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Chú ý: Cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước javel hoặc còn 90º khi tắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh [tiềm ẩn virut, vivoid,..] qua cây khác.

Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phả dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt, nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho con trùng và mầm bệnh tấn công.

  1. Sâu bệnh hại quýt hồng

Giai đoạn từ khi ra hóa đến đậu quả cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhóm nhện, ghẻ lồi, ghẻ lõm, bệnh loét,...

Giai đoạn từ khi đậu quả đến khi thu hoạch cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: nhóm nhện, rầy mềm, rệp sáp, bọ trĩ, bệnh ghẻ, bệnh loét, và tuyến trùng hại rễ,…

Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy mủ thân và đặc biệt chú ý loại trừ những cây bị nhiễm bệnh do virut như: bệnh vàng lá gân xanh, bệnh Tristerza.

  1. Thu hoạch, xử lý và bảo quản quýt hồng
  • Thu hoạch

Quýt hồng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 10 tháng, Do đó, có thể điều khiển cây ra hoa để quả chín đúng vào dịp mà nông dân muốn bán quả.

Qủa được xác định là chín khi có 25 – 50% diện tích vỏ chuyển qua màu vàng, tỷ lệ độ đường [brix] với lượng chất chua [acid] trong quả thay đổi 7/1 – 10/1, hàm lượng dịch quả chiếm khoảng 50% trọng lượng quả. Thời gian thu hái tốt quả tốt nhất trong ngày vào khoảng 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này sương đã khô và quả mất độ trương, do đó giảm được sự tổn  thương tinh dầu ở vỏ [tạo những vết bầm ở quả sau khi thu hoạch]. Không nên hái quả sau khi mưa vì dễ gây thối quả.

  1. Xử lý và bảo quản sau thu hoạch

Trái quýt hồng sau khi thu hoạch được rửa bằng dung dịch chlorine 100 – 200ppm [1 – 2g chlorine + 10l nước], có thể dùng vải mềm để chùi vỏ quả, có thể làm vỏ quả sáng bóng hơn đồng thời có thể loại bỏ bớt một số vi sinh vật gây hại. Sau khi rửa xong thì rửa lại bằng nước sạch và để khô. Có thể bảo quản hoặc vận chuyển quýt hồng ở nhiệt độ 8ºc và nếu duy trì ở nhiệt độ này chúng ta có thể giữ cho quả tươi được khoảng 11 tuần với chất lượng ngon.

Lưu ý:

  Không sử dụng phân chuồng tươi [không qua ủ và chưa hoai mục hoàn toàn] để bón trực tiếp cho quýt hồng.

  Nên bón phân chuồng trước mỗi vụ thuận và vụ nghịch, tránh sử dụng phân chuồng cho vườn quýt khi cây đang mang quả, đặc biệt ở giai đoạn quả gần thu   hoạch.

   Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng  thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới.

   Sau khi thu hoạch xong, cần tỉa cành, sao cho đầu cành mang quả phải cách mặt đất ít nhất từ 30 – 40cm  để hạn chế quả tiếp xúc mặt đất.

   Không được sử dụng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho cây quýt hồng. Tránh tưới trực tiếp lên quả nếu nguồn nước không đảm bảo.

    Không để phân hóa học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào quả quýt hồng trong quá trình bón phân.

Thời gian cách ly tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch quýt hồng đối với việc bón phân hóa học, phun phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật.

Tin Liên Quan

  • Nguyên nhân và phương pháp phòng trừ bệnh xoăn lá

    2 năm trước
  • Ưu nhược điểm của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thường thấy

    2 năm trước
  • Một số bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây rau màu vụ đông

    2 năm trước

© 2016-2022 Shop Vật Tư Nông Nghiệp Copyright, All Rights Reserved. Themes by Ecshop Vietnam

Chủ Đề