Cây sư có giá trị như thế nào

Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium Obesum Balt, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Loài cây này được người Việt Nam ta gọi là cây sứ Thái, do chủ yếu du nhập vào nước ta từ đất nước chùa Vàng Thái Lan khoảng vài chục năm gần đây.  Cây có màu hồng nhạt, trắng, vàng… người ta dùng phương pháp giâm cành để nhân giống. Cây hoa sứ được nhiều gia đình yêu thích, tìm mua về trồng trong nhà.

Cây sư có giá trị như thế nào
Đặc điểm loài hoa sứ

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy của loài hoa sứ, chúng ta hãy tìm hiểu về đặc điểm của loài cây này qua nội dung dưới đây nhé.

Hoa sứ thuộc loại thân gỗ, cao chừng 3 đến 10 mét. Thân cây mập mạp, tròn, chia thành nhiều nhánh nhỏ khẳng khiu. Lá cây hình bầu dục, thuôn dài, bề mặt lá nhẵn bóng, xếp với nhau tạo thành hình vòng trên ngọn.

Bông sứ có nhiều màu sắc phong phú như: trắng, hồng, vàng… Cây cho hoa quanh năm, tỏa hương thơm thoang thoảng, dễ chịu.

Có nên trồng cây hoa sứ trước nhà?

Cây sư có giá trị như thế nào

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu như gia chủ muốn làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống, thì đây là sự lựa chọn rất phù hợp. Mùi hương thơm từ loài hoa này sẽ giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy thư thái, dễ chịu, giải tỏa áp lực, căng thẳng khi trở về nhà sau một ngày làm việc tất bật.

Không chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên, việc trồng loại cây này cũng không làm mất nhiều thời gian của gia chủ. Cây có khả năng chịu hạn cao, không cần phải tưới quá nhiều. Chính vì thế, gia chủ bận rộng cũng hoàn toàn có thể lựa chọn cây này về trồng.

Ý nghĩa của hoa sứ

Nhìn chung, đây chính là loại cây cảnh mang ý nghĩa cát lành. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, nên lại mang những giá trị đặc trưng riêng biệt.

Tại vùng đất Mexico - quê hương của loài hoa sứ, cây này ẩn chứa những yếu tố tâm linh, có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần. Ngoài ra, loài hoa này cũng đại diện cho vẻ đẹp thanh khiết, quyến rũ, đầy trẻ trung, xinh tươi của người phụ nữ. Hoa nở rộ mỗi khi xuân đến, như báo hiệu sự sinh sôi nảy nở, phát triển, tràn trề đầy sức sống.

Trong văn hóa Hawaii, hoa sứ là biểu trưng của sự nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng. Tại những buổi lễ hội lớn, hoa sứ thường được kết thành một chiếc vòng, đeo trên tay hoặc đội trên đầu, giống như một món đồ trang sức. Tập tục người Hawaii cho rằng, người phụ nữ thường biểu hiện tình trạng hôn nhân của mình bằng cách đeo hoa sứ trên tai. Nếu bên tai trái của người con gái có bông hoa sứ thì họ đã lập gia đình, còn bên tai phải đeo hoa sứ tức là họ vẫn độc thân.

Theo tín ngưỡng Phật giáo, hoa sứ là biểu trưng của một cuộc sống tốt lành. Hình ảnh của bông sứ gắn liền với cửa Phật, ẩn chứa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc. Chúng ta thường hay bắt gặp hoa sứ tại các tu viện, chùa tháp, pháp tự.

Cây sư có giá trị như thế nào

Bông sứ trong văn hóa Hindu là biểu trưng của nền văn hóa Ấn Độ giáo, là đại diện cho sự cống hiến, gắn liền với nghệ sĩ và các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Phong tục người Hindu cho thấy, những ai theo đạo sẽ đội trên đầu một chiếc vòng được kết từ hoa sứ trong ngày cưới.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ

Hoa sứ được coi là loài hoa mang biểu tượng của sự trong trắng, tinh khiết. Theo quan niệm phong thủy, loài hoa này mang đến nhiều phúc lộc cho gia chủ, giúp công việc luôn suôn sẻ, phát đạt, cuộc sống vui tươi, thuận ý.

Cây sư có giá trị như thế nào

Những cây hoa với hình dáng đẹp được trưng bày trước ngôi nhà vừa tạo cảm giác đẹp mắt, vừa giúp thanh lọc không khí, đem tới tài lộc, hồng phúc cho gia chủ. Ngoài ra, cây sứ còn mang đến cảm giác an lành, ấm ám cho gia đạo.

Bông hoa màu trắng thể hiện cho tình yêu mộc mạc, bình dị, tinh khôi. Đó cũng là tuợng trưng cho sự khởi nguồn đầy suôn sẻ và gặt hái được những thành công. Vì thế, cây hoa có màu trắng thường được trồng để đem đến may mắn.

Sắc hoa màu đỏ giúp cho cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, công việc thuận lợi, đem lại hồng phúc và sự phát đạt. Ngày Tết, người ta thường trưng cây hoa sứ có màu đỏ với ước mong một năm mới tràn đầy hứng khởi và tài lộc. Có quan niệm rằng, nếu cây có hoa nở càng sai thì cuộc sống gia chủ sẽ ngày càng hưng thinh.

>>>> Xem thêm: Những loại cây trồng ở ban công thu hút tiền tài

Người mệnh nào hợp với bông sứ?

Cây sư có giá trị như thế nào

Đây là loài cây thuộc tính thủy, do đó rất phù hợp với những người thuộc cung mệnh Thủy hoặc mệnh Kim (do Thủy sinh Kim theo thuyết ngũ hành). Tuy nhiên, những người mệnh này cần tránh chọn cây có bông màu vàng, thay vào đó nên chọn loại hoa màu trắng.

Cây sư có giá trị như thế nào

Đối với những người mệnh Thổ, có thể chọn loại có sắc hồng, đỏ hoặc vàng nhạt. Theo quan niệm âm dương ngũ hành, Thủy và Thổ xung khắc nhau nhưng Thổ hút nước của Thủy, do đó người mệnh Thổ cũng không bị ảnh hưởng, tác động nhiều.

Còn ai nằm trong mệnh Hỏa và mệnh Mộc thì không nên chơi cây sứ. Nếu vẫn đam mê thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn hoa có màu tím.

>>>> Xem thêm: Cách chọn cây xanh trong nhà phù hợp với người mệnh Thủy

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên giúp quý vị hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng của loài cây hoa sứ. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức thiết kế nhà ở, cách bố trí các loại cây cảnh phù hợp cho không gian sống hay các vật phẩm cát lành giúp hộ mệnh, trợ thân... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng tại Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng tại Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM